Jump to content

Bắc Việt Nam, MTDTGP và cuộc Việt Nam hóa


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Thời gian ba năm giữa Tết Mậu Thân và cuộc xâm lược Lào là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc chiến cho Bắc Việt Nam và MTDTGP. Tuy việc Mỹ ngưng ném bom (tháng Mười 1968) đã tạo khả năng cho người dân Bắc Việt Nam đi lại tự do hơn một chút. Cả sự phát triển về kinh tế cũng không còn bị chiến tranh cản trở quá nhiều nữa. Thế nhưng tổn thất của đợt tấn công Tết Mậu Thân, cuộc bình định hung dữ, chiến lược thay đổi của Mỹ, tăng cường ném bom ở Nam Việt Nam cũng như cuộc chiến tranh ném bom trên những vùng gần biên giới của Lào và Campuchia đã bắt buộc quân đội cộng sản ở miền Nam phải tạm thời lui về thế phòng thủ. 
 
Lính Mỹ đang chờ trực thăng vận ở phía nam Sài Gòn, tháng Ba 1969
Lính Mỹ đang chờ trực thăng vận ở phía nam Sài Gòn, tháng Ba 1969
Các năm1968 và 1969 là hai năm đẫm máu nhất của Chiến tranh Việt Nam. Tuy quân giải phóng vẫn tổ chức tập kích những đơn vị nhỏ của Nam Việt Nam và Mỹ. Nhưng Tướng Giáp chủ yếu lo củng cố lực lượng quân đội của ông và xây dựng tiềm năng để tiến hành một cuộc chiến tranh thông thường. Qua đó, Giáp thêm một lần nữa đã chứng tỏ tài khéo léo trong chiến lược của ông: trong những năm sáu mươi, Hoa Kỳ đã muốn ép buộc ông đi đến một cuộc chiến tranh thông thường. Quân Bắc Việt và Giải phóng đã cố tình tránh né cuộc chiến đó. Thay vì vậy, họ đã lôi người Mỹ vào trong vô số những cuộc chạm trán nhỏ. 
 
Nhưng sau Tết Mậu Thân thì có thể thấy rõ ba điều: Quân số của quân đội Mỹ đã lên đến đỉnh điểm, cuộc Việt Nam hóa bắt đầu, và QLVNCH được dẫn dần đến các nhiệm vụ tấn công. Phản ứng lại sự biến đổi này, người ta đã quyết định tiến hành một chiến lược khác, có nhiệm vụ làm cho đối thủ bất ngờ và mang lực lượng hợp nhất của quân Giải phóng và người Bắc Việt trở lại thế tấn công.
 
Song song với việc đó, Hà Nội trao cho chính trị một vai trò quan trọng hơn. Tại một hội nghị các cán bộ cao cấp trong tháng Giêng 1970, đảng cộng sản, đảng Lao Động, quyết định không sử dụng các cuộc đàm phán ở Paris như là một nơi chủ yếu để tuyên truyền như cho tới nay nữa. Nhưng qua đó, các quan điểm của Bắc Việt Nam vẫn không thay đổi. Ngay trước khi qua đời vào ngày 2 tháng Chín 1969 – đúng 24 năm sau lời tuyên bố độc lập – Hồ Chí Minh đã nhắc nhở tập thể lãnh đạo quanh Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp thêm một lần nữa, không bao giờ từ bỏ mục tiêu đó của cuộc chiến: độc lập và thống nhất Việt Nam. Dưới những tiền đề như vậy, một thỏa thuận ở Paris là việc không thể. Trước sau thì các mục tiêu của Mỹ và Bắc Việt cũng vẫn còn loại trừ lẫn nhau.
 
Mặc cho những biến đổi trong hệ thống quốc tế của các quốc gia sau 1969, các cố gắng của Bắc Việt Nam để củng cố và xây dựng một quân đội thông thường lúc đầu không bị gây khó khăn. Giới lãnh đạo ở Hà Nội cũng nhận ra rằng hai cường quốc cộng sản đang quan tâm đến việc tiếp cận Washington, để có thể có được những hợp đồng thương mại và hiệp định giải trừ quân bị. Người Bắc Việt cũng phân tích rõ rằng, đối với Trung Quốc và Liên bang Xô viết, các quan hệ với Hoa Kỳ cũng có một tầm quan trọng tương tự như sự kình địch lẫn nhau của họ. Các xung đột biên giới Trung – Xô âm ỉ từ nhiều năm nay, những cái lên đến đỉnh cao những cuộc chạm trán vũ trang nghiêm trọng ở sông Ussuri trong mùa hè 1969, đã cho thấy rằng đánh giá này là thực tế. 
 
Vì vậy mà Hà Nội đã sử dụng chính sách của những liên kết, và tiến hành phương án liên kết riêng của họ. Để tiếp tục nhận được sự trợ giúp về quân sự từ Xô Viết, Bắc Việt Nam tham gia tích cực hơn vào trong cuộc trao đổi về khoa học, kỹ thuật, văn hóa và tư tưởng hệ trong khối Đông Âu. Qua đó, họ báo hiệu sự nhượng bộ cho Moscow biết và xác nhận các phân tích của Xô Viết, những cái nhận ra Bắc Việt Nam là đối tác duy nhất ở Đông Nam Á. Nhưng đồng thời Hà Nội cũng chỉ cho Bắc Kinh thấy những ranh giới của sự hợp tác này và nhấn mạnh rằng, Bắc Việt Nam trong khuôn khổ chiến lược toàn cầu của Xô Viết sẽ không phải là một vệ tinh trong khu vực. Lập luận này rơi xuống một mảnh đất màu mỡ trong thủ đô của Trung Quốc, do Mao và Chu Ân Lai đang quan sát các viện trợ quân sự của Xô Viết cho Việt Nam một cách hết sức lo ngại. Sau điểm thấp 1969, sự hỗ trợ của Trung Quốc cho đất nước láng giềng ở miền Nam vì vậy mà lại tăng lên. 
 
Trong những năm sau đó, Trung Quốc cung cấp hàng hóa có tổng giá trị là nửa tỉ dollar. Song song với việc đó, giới lãnh đạo Bắc Việt đã thúc đẩy được Moscow tiếp tục trợ giúp về quân sự. Sự hỗ trợ này sau 1969 tuy không đạt đến mức của những năm trước đó, nhưng cho tới 1971, nhiều hiệp định cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại có giá trị ít nhất là 200 triệu dollar hàng năm đã được ký kết. Chính sách đánh đu của Hà Nội qua đó đã giúp cho đất nước tiếp tục có được một sự trợ giúp hào phóng mà tuy vậy, các cường quốc lại không thể giành ảnh hưởng quyết định lên Bắc Việt Nam.
 
Trong lúc đó, sự phòng thủ mang tính chiến thuật của Giáp đã có tác động tốt đến sức chiến đấu của quân đội Bắc Việt và du kích của MTDTGP. Mặc cho các chiến dịch bình định của Mỹ, trong diễn tiến của năm 1970, MTDTGP đã có thể củng cố được sự kiểm soát của họ tại nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc xâm lược Campuchia cũng tạo thuận lợi cho họ, vì chính phủ ở Sài Gòn đã tạm thời rút nhiều lực lượng mạnh ra khỏi vùng bị tranh chấp ác liệt này. Để bảo vệ vùng đất của họ, QLVNCH đã phải tập trung phân nửa quân đội của họ ở đồng bằng sông Cửu Long sau các chiến dịch ở Campuchia. Điều này lại tạo cơ hội cho MTDTGP bước vào trong những vùng khác của đất nước. Thảm bại của quân đội Nam Việt Nam ở Lào trong mùa xuân 1971 cuối cùng cũng cho giới lãnh đạo Hà Nội thấy được sự yếu kém kéo dài của QLVNCH. Qua đó, từ giữa 1971, tình thế bất phân thắng bại về quân sự đã được tái thiết lập. Không bên nào đủ mạnh để chiến thắng. Nhưng thời gian tạo lợi thế cho Bắc Việt Nam, vì cứ sáu tháng thì quân đội Mỹ giảm bớt đi tròn 50.000 người.
 
Trong tháng Bảy 1971, cố vấn an ninh Henry Kissinger, như là một người có quyền quyết định đầu tiên của Mỹ kể từ 1949, đã đến Bắc Kinh trong một nhiệm vụ bí mật. Ở đó, ông hứa hẹn với giới lãnh đạo rằng sẽ có cải thiện trong quan hệ trên tất cả các bình diện, nếu Bắc Kinh tạo áp lực lên Hà Nội và ủng hộ cho một nền hòa bình ở Việt Nam. Ít lâu sau đó, khi người Bắc Việt Nam biết về những cuộc trao đổi, hồi chuông báo động đã gióng lên trong trung tâm chính trị của Hà Nội. Thủ tướng Phạm Văn Đồng vội vã sang Bắc Kinh để khuyên Mao hủy bỏ cuộc gặp gỡ với Nixon, dự định trong tháng Hai 1972. Chuyến đi này thất bại. Mao giải thích một cách hình ảnh cho người khách của ông: “Nếu như cái chổi của chúng tôi quá ngắn để có thể quét người Mỹ ra khỏi Đài Loan thì cái chổi của các anh cũng quá ngắn để có thể làm được điều đó ở Nam Việt Nam”.[1] Lời khuyên của Mao, hướng tới một hòa bình thỏa hiệp ở Paris, đã khiến cho giới lãnh đạo Hà Nội nhớ tới Hội nghị Genève 1954 mà tại đó người Trung Quốc đã thúc ép Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng chấp nhận các yêu cầu của Mỹ. Một phiên bản mới của lần thất bại về chính trị này là không được phép có.
 
Marc Frey
 
Phan Ba dịch
 
Đọc những bài khác ở trang Lịch sử Chiến tranh Việt Nam
 
--------------
[1] William J. Duiker, China and Vietnam: The Roots of Conflicts, Berkeley/CA, 1987, trang 60.
 
(Blog Phan Ba)
Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...