Jump to content

Có nên biết ơn chính quyền?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

019-14234734641592.jpg


 

Xã hội là nơi một cộng đồng người gồm nhiều sắc tộc sinh sống trên một phần lãnh thổ xác định. Bởi vì xã hội được xác định bằng địa lý cụ thể, nên hầu như mỗi xã hội đều gắn liền với một quốc gia. Xã hội Việt Nam, xã hội Mỹ, xã hội Nhật Bản... và Khi gọi tên một xã hội cụ thể nào đó, chúng ta đã xác định những tính chất đặc thù của xã hội ấy so với các xã hội khác.
 
Dù mỗi xã hội khác nhau về phong tục tập quán, về thể chế chính trị, về văn hoá nhưng hầu hết các mối quan hệ trong mọi xã hội đều giống nhau về hình thức. Trong bất kì xã hội nào đều có các mối quan hệ như huyết thống, bạn bè, đồng nghiệp, trái gái...và chính quyền với nhân dân.
 
Nói đến xã hội là nói đến trật tự xã hội, trong đó các mâu thuận xã hội đều được giải quyết giữa trên các luật lệ mà xã hội đó dùng để duy trì trật tự cũng như phát triển. Bởi có luật pháp nên xã hội nảy sinh ra mối quan hệ giữa chính quyền và người dân. Ở đây cần phân biệt rõ giữa ba cụm từ: NGƯỜI DÂN, CHÍNH QUYỀN và CÔNG DÂN.
 
Khi nói đến NGƯỜI DÂN là nói đến những người không làm việc trong bộ máy chính quyền. Khi nói đến CHÍNH QUYỀN là nói đến những người đảm trách một công việc nào đó trong hệ thống nhà nước. Và khi nói CÔNG DÂN là nói tất cả mọi người trong xã hội đó, từ người dân đến chính quyền.
 
Hãy nhớ điều này: trong một đất nước luật pháp có giá trị cho tất cả mọi công dân, tức là luật không được thiên vị dân hay chính quyền. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trước luật pháp.
 
Theo quy luật tự nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng về quyền sống, quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc. Bởi thế, xin đừng hiểu nhầm rằng khi nói về chính quyền và người dân là đang nói đến sự bất bình đẳng về quyền lợi trong xã hội của hai thực thể đó. Cách gọi ông bà là chính quyền, anh chị là người dân chỉ là cách để phân biệt công việc và trách nhiệm khác nhau của những công dân đó trong xã hội, chứ không phải là để ám chí tôi có quyền hơn anh về mặt luật pháp. Nhắc lại một lần nữa: mọi công dân đều bình đẳng với nhau trước mặt luật pháp. Hãy nhớ điều đó và hãy lấy điều đó làm quy chuẩn cho các mâu thuận xã hội khi giải quyết bằng luật pháp. Và nhớ thêm một điều này nữa: xã hội phải được duy trì trật tự bằng luật pháp, bất kì ai dùng những quy chuẩn không đúng luật pháp đều là kẻ phản động.
 
Khi nghĩ về sự bình đẳng của mọi công dân trước luật pháp, cũng như từng trách nhiệm riêng của những thực thể khác nhau trong xã hội, tôi đã rất bỡ ngỡ khi đọc được một lập luận của nhiều người về chính quyền như sau: "người dân cần phải biết ơn và vâng phục chính quyền, vì tất cả những gì người dân có là do chính quyền ban cho".
 
Những người đưa ra lập luận này không biết có ẩu trĩ thật hay giả vờ ngu ngốc khi bảo người dân cần phải biết ơn chế độ.
 
Ai mới phải biết ơn?
 
Những người chủ trương vâng phục và biết ơn chính quyền nói rằng: cuộc sống mà người dân đang có là nhờ chính quyền ban phát. Ý họ bảo cơm dân có ăn, áo dân có mặc, nước dân có uống, xe dân có đi, nhà dân có ở, trường dân có học, bệnh viện dân có chữa, đường xá dân có đi...tất tần tật đều là nhờ chính quyền ban cho.
 
Nói về lòng biết ơn, tôi nghĩ trong các mối quan hệ con cái nên biết ơn cha mẹ, còn lại thì tất cả mối quan hệ khác tuỳ thuộc vào sự chân thật, và tình cảm dành cho nhau. Chúng ta chỉ nên biết ơn bố mẹ mình, vì họ thực sự đã cho ta rất nhiều. Họ cho ta cuộc sống, họ cho ta sức khoẻ, họ hi sinh nhiều thứ cho ta để ta được lớn lên như ngày hôm nay. Còn ngoài cha mẹ ta, bạn muốn biết ơn ai tuỳ thuộc hoàn toàn vào quyền tự do và tính nhân bản của bạn. Riêng về chính quyền, bạn càng, càng không được biết ơn họ, không được tuân phục họ. Bạn chỉ nên tuân phục luật pháp khi luật pháp đó tôn trong các quyền bình đẳng của công dân.
 
Tại sao lại không được và không thể biết ơn chính quyền?
 
Bạn phải biết, chính quyền tồn tại là vì xã hội cần đến một thực thể để đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng của luật pháp. Xã hội cần họ như một ông chủ cần thuê một người về quản lý. Tự bản thân người quản lý không làm ra của cái vật chất, người đó cũng không tạo ra luật lệ để quản lý, và hơn hết người đó chỉ là một người được trả lương, tức là được ông chủ nuôi sống. Chính quyền cũng vậy, họ tự thân không hề tạo ra của cái vật chất, tệ hơn nữa họ là thực thể tiêu thụ khá nhiều nguồn lợi phẩm mà xã hội đã làm ra. Chính quyền cũng không phải là người tạo ra xã hội, chính họ mới được xã hội tạo ra và được trả lương. Lẽ nào người thợ điêu khắc lại đi biết ơn cái bức tượng mình làm ra sao? Lẽ nào ông chủ lại biết ơn người làm thuê sao?
 
Muốn biết ơn ai đó thì ít nhất người đó đã cho bạn một điều gì đó. Chính quyền hay chế độ có cho người dân điều gì không để họ biết ơn? Chính quyền không thể cho bạn điều gì bởi tự thân họ không hề có gì để cho bạn cả. Tiền bạc, các dịch vụ y tế, công ăn việc làm, được đến trường, các khoản trợ cấp?? Xin thưa tất cả những thứ đó đều là của toàn thể xã hội, là của chung, vì nó có được đều nhờ vào tiền thuế bạn, con cái bạn, gia đình bạn, đồng bào bạn đóng hàng ngày, hàng tháng, hàng năm và hết cuộc đời. Hay bạn phải cảm ơn chính quyền vì họ đảm bảo cho bạn có một cuộc sống an bình? Không, càng không phải. Xin hỏi có người bảo vệ nào dám chạy lại nói với ông chủ nó rằng: ông phải biết ơn và vâng phục tôi vì tôi đã bảo vệ an toàn tài sản, nhà cữa và mạng sống của ông. Chỉ cần chưa đầy hai phút tên bảo vệ xấc xược kia đã bị chủ đuổi việc rồi. Công việc của chính quyền là duy trì trật tự xã hội theo luật pháp, đó là công việc của họ và họ đã được trả lương cho điều đó. Tại sao còn phải biết ơn chính quyền nữa chứ.
 
Mối quan hệ giữa chính quyền và người dân là mối quan hệ xã hội, và ràng buộc bằng pháp lý chứ không phải là quan hệ tình cảm, huyết thống để mà phải biết ơn. Có ai đó đã từng nói "chính phủ không phải là giải pháp, họ là vấn đề".
 
Chính quyền tồn tại thay vì biết ơn họ xã hội nên đề phòng họ. Họ chính xác là vấn đề, là con dao hai lưỡi. Họ có thể là gánh nặng hoặc là giải pháp tuỳ thuộc vào thái độ của xã hội đối với họ. Khi người dân biết ơn họ, lệ thuộc họ, vâng phục họ thì họ dễ trở nên độc tài, một căn bệnh làm cản sự phát triển và nguyên nhân tạo bất ổn cho xã hội. Thay vì có thái độ khúm núm, sợ sệt chính quyền, người dân cần phải cứng rắn hơn với họ, nghiêm khắc hơn với họ khi họ thi hành quyền lực được trao.
 
"Quyền lực làm tha hoá con người, quyền lực tuyệt đối sẽ làm tha hoá tuyệt đối". Đây là câu nói của một chính trị gia, và nó luôn đúng đối với bất kì thể chế chính trị nào. Lòng biết ơn chính quyền và vâng phục của người dân là tác nhân khiến chính quyền trở thành ung nhọt cho xã hội. Hãy làm cho chính quyền hiểu rằng: họ phải biết ơn người dân chứ không phải người dân biết ơn họ.
 
Thân!
 
Joseptuat
 
(Dân Luận)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...