Jump to content

Nước Mỹ của Obama: Chương 01 – Tâm Thức Bên trong


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Chương 01 – Vì sao Obama lại muốn làm suy yếu nước Mỹ?

“Bắt đầu tư hôm nay, chúng ta phải……bắt đầu lại công việc tái xây dựng lại Hoa Kỳ.”— Barack Obama, Diễn Văn Nhận Chức, 20/1/2009
Kỷ Nguyên Của Hoa Kỳ, 1945-2016. Đây có thể là tựa đề của một chương trong một cuốn sách lịch sử một thế hệ hoặc hai thế hệ từ bây giờ. Một nhà sử học trong tương lai, suy tưởng về kỷ nguyên hoa Kỳ, có thể miêu tả một bất ngờ rằng một đất nước quá trẻ và mạnh mẽ, một quốc gia mà sức mạnh và mức thịnh vượng gần như không có đối thủ trong lịch sử thế giới, đã mất đi đỉnh cao của họ một cách quá nhanh chóng. Những siêu cường quốc trong quá khứ đã làm tốt hơn rất nhiều. Kỷ Nguyên La Mã, ví dụ, đã tồn tại gần một ngàn năm. Kỷ Nguyên Ottoman, tồn tại vài thế kỷ. Kỷ Nguyên Anh Quốc, gần hai thế kỷ. Có ai đã đoán trước được rằng Hoa Kỳ, niềm hy vọng cuối cùng của nền văn minh Tây Phương, sẽ bị đè bẹp một cách quá dễ dàng, trong nhục nhã và ô nhục. Đối với những sử gia trong tương lai, một điều khó tin nhất không phải là sự suy tàn của Hoa Kỳ và sự tiêu tan mà là cái cách cô ấy suy tàn. Cuối cùng, lịch sử có thể sẽ cho thấy, sự suy tàn này được thực hiện một cách bài bản bởi một cá nhân đơn độc. Đó chính là công sức của một người, một người mà trong hai nhiệm kỳ tổng thống đã tháo gỡ một giấc mơ mà phải mất hơn hai thế kỷ để xây dựng.
 
http://cafekubua.com/wp-content/uploads/2016/07/Obama-red-and-blue-image.jpg
Barack Obama
Tôi tin vào giấc mơ Mỹ. Được sinh ra ở Ấn Độ vào năm 1961, tôi nhớ hình ảnh tôi đang ngồi trên sàn hiên lúc còn là một cậu bé, lật qua các trang giấy của cuốn Encyclopedia Britannica, đọc về những đế chế vĩ đại từ thời khởi đầu của lịch sử. Trong tất cả trường hợp đều có sự thăng tiến và suy tàn, như người La Mã, tiếp theo là Ottoman, rồi sau đó là người Anh, và cuối cùng và trớ trêu thay đế chế Liên Xô đã kết thúc trong đống tro của lịch sử. “Chúa ơi, tất cả những huy hoàng của chúng ta của ngày hôm qua,” Rudyard Kipling viết trong bài thơ “Cảm Ơn Chúa” (Reccessional) vào năm 1897, “đã thuộc về Nineveh và Tyre.” Nhưng có một ngoại lệ đối với quy luật này, hoặc như tôi nghĩ, và đó chính là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không phải là một đế chế cũng như nó là một lý tưởng, một lý tưởng của tự do sự thịnh vượng và sự đoan trang của xã hội, một ước mơ rằng “tất cả con người đều được tạo ra bình đẳng” và được hưởng một “mưu cầu của hạnh phúc,” một ước mơ chung, một ước mơ rằng một đứa trẻ ở Mumbai, một nơi nằm ngoại khu vực của quyền lực toàn cầu, cũng có thể khao khát hướng theo. Và vì vậy tôi đã hình thành ước mơ của riêng tôi, ước mơ về việc được đến Mỹ. Tôi muốn di chuyển từ một nơi nằm ngoài quyền lực đến trung tâm của quyền lực, để ở gần bên nó, nếu không phải là tham gia trong nó, những ý tưởng vĩ đại và quyết định vĩ đại, những phong trào quyết đoán của lịch sử. Khi tôi phục vụ với vị trí là một nhà phân tích chính sách ở Nhà Trắng, điều đó là việc thực hiện một khát vọng lâu đời của tôi. Cuối cùng, tôi đã nghĩ, ước mơ đang trở thành sự thật trong cuộc đời mình. Và nó đã trở thành sự thật.
 
Ước mơ đã bắt đầu, tất nhiên, với các nhà sáng lập nước Hoa Kỳ. Hai và một phần tư thế kỷ trước, những nhà sáng lập Hoa Kỳ đã tụ họp lại ở Philadelphia để nghĩ ra một công thức cho một đất nước mới. Họ gọi nó là Novus Ordo Seclorum – một mệnh lệnh mới cho các thời đại. Các nhà sáng lập đã tin rằng nếu công thức này được áp dụng, đất nước mới này sẽ trở thành quốc gia mạnh nhất, giàu có nhất và thành công nhất trên trái đất. Họ đã đúng. Hoa Kỳ ngày nay là quốc gia giàu có nhất, mạnh nhất, và ảnh hưởng nhất về mặt văn hóa trên thế giới. Không những Hoa Kỳ là một siêu cường quốc, cô ấy là siêu cường quốc duy nhất của thế giới. Người Mỹ sống cuộc sống tốt hơn, và có nhiều cơ hội hơn những người dân ở các nước khác bởi vì họ có sự may mắn để sinh ra và sinh sống ở Hoa Kỳ. Xét về mặt lịch sử điều này cũng rất đúng đối với những công dân của những siêu cường quốc khác: người La Mã, người Ottoman, và người Anh đã đều sống cuộc sống tốt hơn, ở đỉnh cao của đế chế của họ, hơn bất cứ một dân tộc nào ở các nước khác.
 
Nhưng những đế chế đó cuối cùng cũng đã suy sụp, mất sự ngự trị của họ, và trở thành một yếu tố không quan trọng trong chính trị toàn cầu. Nếu người Mỹ ngày nay nhận thức được bất cứ điều gì, thì họ nhận thức được vị trí bất ổn của họ với tư cách là một cường quốc kinh tế và một nhà lãnh đạo quốc tế. Hãy nhớ rằng Hoa Kỳ chỉ là một siêu cường quốc chỉ vài thế hệ, từ Thế Chiến 2, và Hoa Kỳ chỉ trở thành siêu cường quốc duy nhất hơn hai thập niên, từ khi sự sụp đổ của Liên Bang Soviet vào năm 1992. Đến nay, Hoa Kỳ đã trở thành một siêu cường quốc trẻ tuổi nhất trong lịch sử thế giới. Và lịch sử cho thấy rằng một khi các quốc gia mất đi vị trí đỉnh cao của mình, họ sẽ không bao giờ lấy nó lại được.
 
Vì vậy nên chúng ta đang đi đến gần đoạn cuối của kỷ nguyên Hoa Kỳ? Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) nghĩ như vậy: IMF đã đưa ra một báo cáo nói rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn nền kinh tế Hoa Kỳ vào năm 2016. Vài người đã không đồng ý với thời hạn của IMF, cũng như phương pháp dự đoán, một phương pháp sử dụng những ước tính dựa theo sức mua thay vì dữ liệu thu nhập để đưa ra kết luận. Nhưng không một ai có thể bác bỏ rằng Trung Quốc, một quốc gia với dân số gấp ba lần Hoa Kỳ, một nền kinh tế đang phát triển ít nhất gấp 4 lần Hoa Kỳ, sẽ vượt mặt Hoa Kỳ trong một tương lai không xa. Trong một bài báo gần đây tên “Sự Kết Thúc Của Kỷ Nguyên Hoa Kỳ,” ông Stephen Walt đã viết rằng “Trung Quốc rất có thể sẽ vượt mặt Hoa Kỳ về mặt tổng sản lượng kinh tế trước năm 2025.” Đúng vậy, rất hợp lý để dự đoán rằng cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có nền kinh tế lớn hơn Hoa Kỳ vào một lúc nào đó trong thế kỷ 21. Do đó, chúng ta dường như đang di chuyển từ một Thế Kỷ Của Hoa Kỳ đến Thế Kỷ Của Châu Á. Không những Hoa Kỳ đang theo sau, nhưng nền văn minh Tây Phương cũng đang mất đi sự ngự trị của họ về mặt kinh tế và chính trị mà trước đây họ đã sở hữu trong 500 năm qua. Một sự đảo ngược vĩ đại trong lịch sử đang diễn ra.
 
Trong khi những hạt giống gieo mầm cho sự suy giảm của Hoa Kỳ có thể bắt đầu từ những chính quyền trước đây và những thập niên trước, tốc độ của sự suy giảm đã tăng lên đáng kể trong bốn năm qua dưới Obama. Những người Mỹ bình thường có thể cảm nhận được sự suy giảm này trong thu nhập của họ. Sau đây là vài chỉ số. Ở Hoa Kỳ, giữa năm 2007 và 2010, tổng mức tài sản đã giảm gần 40 phần trăm – xóa bỏ gần hơn một thập niên tích lũy tài sản và sự gia tăng trong giá nhà. Đây là sự suy giảm lớn nhất trong sự thịnh vượng của Hoa Kỳ từ Cuộc Đại Suy Thoái năm 1929. Khi Hoa Kỳ giảm dần, cả thế giới đang tăng trưởng. Để lấy một ví dụ đơn giản, số lượng triệu phú người Mỹ đã giảm bằng 129,000 vào năm 2011, trong khi cả thế giới đã tăng hơn 175,000 triệu phú. Sự gia tăng kinh tế trong 4 năm qua nếu tính theo trung bình là dưới 1 phần trăm, mức tăng trưởng tệ nhất từ thập niên 1970. Hơn 13 triệu người Mỹ đang không có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã tăng từ 6.8 phần trăm vài tháng 1 2009 đến tầm 8.3 phần trăm theo hiện tại (2012). Số lượng người Mỹ đang đi làm đang ở mức thấp nhất trong ba thập niên qua. Tỷ lệ thất nghiệp đã gia tăng bất chấp những sự chi tiêu trị giá hàng trăm và hàng tỷ đô trong các gói kích thích kinh tế, các gói cứu trợ và những nỗ lực không thành công để khôi phục lại nền kinh tế. Thậm chí ở mức 8.3 phần trăm tỷ lệ thất nghiệp của chính phủ rất dễ gây hiểu lầm, vì hàng triệu người Mỹ đã từ bỏ việc tìm kiếm công việc và rút ra khỏi thị trường lao động, và vì vậy họ không được tính vào trong dữ liệu chính thức của chính phủ. Tỷ lệ nghèo đói theo chuẩn Hoa Kỳ đã tăng từ 13.2 phần trăm vào đầu năm 2009 đến 15 phần trăm, nghĩa là 45 triệu người Mỹ đang sống dưới mức nghèo đói, dựa theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Đồ ăn và xăng đã tăng đáng kể. Để ví dụ: giá bán lẻ của xăng đã tăng từ $2.4/gallon vào tháng 11 năm 2008 lên $3.60 trong hiện tại, một sự gia tăng 50 phần trăm. Sự thâm hụt ngân sách đã tăng từ $500 tỷ vào năm 2008 đến $1 nghìn tỷ mỗi năm, và đất nước đang nợ $15 nghìn tỷ, nhiều phần trong số nợ đó là nợ những quốc gia khác, bao gồm những nước là địch thủ của Hoa Kỳ. Con số này đề cập đến những khoản nợ tích lũy bởi chính phủ liên bang, nó không bao gồm nợ của thẻ tín dụng, nợ tiêu dùng, hoặc nợ vay mua nhà. Tổng kết lại, nếu xét từ mọi phương tiện đo lường, người Mỹ đã trở nên tồi tệ hơn so với bốn năm trước đây.
 
Hơn nữa, Hoa Kỳ đã chứng kiến một sự suy giảm đáng kể trong quyền lực của cô ấy trên thế giới. Hoa Kỳ đang rút quân ra khỏi Iraq và đang rút quân ra khỏi Afghanistan, mặc dù cả hai quốc gia đều bất ổn định và không nhất thiết là những đồng minh trong tương lai. Trong khi dường như siêu cường quốc duy nhất của thế giới có thể thắng những cuộc chiến ngắn hạn đối với những địch thủ yếu hơn, cô ấy không thể gìn giữ hòa bình, mặc dù là trong những quốc gia nghèo và nhỏ trên thế giới. Kho dự trữ hạt nhân khổng lồ của Hoa Kỳ, một thứ đã đem lại sự răn đe trong Cuộc Chiến tranh lạnh, đã giảm đi đáng kể. Chính quyền Obama hiện tại đang làm giảm kho lượng hạt nhân của Hoa Kỳ xuống vào năm tên lửa và tìm cách để dẹp bỏ vũ khí hạt nhân hoàn toàn. Cuối cùng, Hoa Kỳ đã chứng kiến tầm ảnh hưởng của mình giảm dần ở Nam Mỹ, Châu Á và nhất là ở trung Đông, nơi mà những lực lượng chống Hoa Kỳ đang gia tăng và những đồng minh của Hoa kỳ đang ngày càng trở nên cô lập và đối mặt với nguy hiểm. Chưa bao giờ kể từ thời của chính quyền Jimmy Carter mà Hoa Kỳ đã phải chịu đựng một sự suy giảm to lớn trong quyền lực và sự thịnh vượng của mình đến như vậy.
 
Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm cho việc này? Trọng điểm trong cuộc thảo luận là một người, đó chính là Barack Obama. Có nhiều người nghĩ rằng ông ta chẳng liên quan gì đến việc này. Rằng ông ta đã thừa hưởng tất cả những vấn đề từ những chính quyền trước. Rằng ông ta đã ráng khôi phục lại nền kinh tế Hoa Kỳ và vị thế của Hoa Kỳ trong thế giới. Rằng ông ta đã đối mặt với những thử thách, chủ yếu là phe đối lập – Đảng Cộng Hòa, nhưng thành công chỉ ở trước mặt thôi. Rằng nếu chúng ta đưa ông ta thêm một nhiệm kỳ nữa, Obama sẽ minh oan cho sự hy vọng và sự tự tin mà chúng ta đã kỳ vọng vào năm 2008. Đây là lập luận của phe cánh tả, một điều mà tôi sẽ chứng minh là rất nguy hiểm và ảo tưởng, hoàn toàn trái nghịch với thực tế, mặc dù chúng ta vẫn phải giải thích vì sao những người thông minh lại rất dễ nhạy cảm về những điều đó. Còn quan niệm của giới Cộng Hòa chính thống. Rằng Obama là một người cánh tả, một người cấp tiến như Jimmy Carter. Ông ta muốn khôi phục lại nền kinh tế Mỹ, nhưng đơn giản là ông ta lại áp dụng những chính sách sai lầm lần này qua lần khác. Ông ta muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm giá xăng dầu, nhưng không biết cách thị trường hoạt động như thế nào. Ông ta muốn sửa chửa vị thế của Hoa Kỳ trong thế giới, nhưng những nỗ lực của ông ta đã làm tổn thất lợi ích của Hoa Kỳ, làm suy yếu đồng minh, và tăng cường quyền lực cho địch thủ.
 
Nên lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa lắc đầu và nói: thôi, ông ta không có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư nhân, ông ta cũng không cõ kỹ năng trong chính sách ngoại giao, ông ta đơn giản là không hiểu chuyện thôi. Chúng ta đã chứng kiến bốn năm khi các nhà bình luận cánh hữu giải thích cho Obama rằng Iran và Syria không phải là đồng minh của chúng ta, rằng việc giảm bớt lượng dự trữ hạt nhân không phải là cách để làm Hoa Kỳ mạnh hơn, rằng nếu chúng ta loại bỏ kho vũ khí hạt nhân thì chính quyền Hồi Giáo Iran sẽ không bỏ đi sự quan tâm trong việc phát triển bomb hạt nhân, rằng thuế cao không tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, rằng nếu chúng ta khoan dầu ở Mỹ chúng ta sẽ trở nên ít lệ thuộc dầu nước ngoài hơn, rằng nợ công đang ở điểm cao đến mức có thể hủy họa nền kinh tế, vân vân và vân vân.
 
Tôi sẽ cho thấy trong cuốn sách này rằng sự chỉ trích của giới Cộng Hòa chính thống không hề khác gì so với quan niệm sai lầm chết người của phe cánh tả. Obama không những chỉ là nguyên nhân chính cho sự suy giảm của Hoa Kỳ, ông ta là kiến trúc sư cho sự suy giảm của Hoa Kỳ. Ông ta muốn làm suy giảm Hoa Kỳ. Ông ta muốn người Mỹ phải tiêu thụ ít hơn, và ông ta muốn thấy tiêu chuẩn sống của chúng ta suy giảm tương đương với những nước khác. Ông ta tìm kiếm cơ hội để huy hoạt vết chấn của Hoa Kỳ trong thế giới. Ông ta rất không ưa gì những đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ, như Anh và Israel, và tìm kiếm cơ hội để làm suy yếu họ. Ông ta không hề lo lắng về việc Hồi Giáo cực đoan có thể sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc cầm quyền ở những nước như Tunisia và Ai Cập. Ông ta rất sẵn lòng để thế chấp những thế hệ người Mỹ trong tương lai với những khoản nợ chết người. Ông ta đã tiêu hàng nghìn tỷ đô để đạt được mục đích đó, và ông ta được phép, ông ta đã tiêu thêm hàng nghìn tỷ đô nữa. Ông ta đã không cho thấy một khuynh hướng nào, và không có một mong muốn nào, để bảo vệ vị thế của Hoa Kỳ với tư cách là cường quốc hàng đầu thế giới. Ông ta rất hài lòng để thấy Mỹ xuống vị trí 18, hoặc 67, để trở thành một nước bình thường khác trên bản đồ chính trị. Trọng lượng lập luận của tôi hoàn toàn phù hợp với con người của Obama và những điều ông ta đang làm. Chúng ta không cần phải nhận định rằng ông ta luôn đạt được những kết quả trái ngược với những gì ông ta muốn. Chúng ta nói đơn giản rằng phải thấy rằng ông ta muốn những kết quả mà ông ta đang làm. Ông ta nhấn mạnh điều này trong bài diễn văn nhận thức về mục đích “tái xây dựng lại Hoa Kỳ” – và ông ta đang làm điều đó, nhìn điều đó để có thể tái xây dựng lại Hoa Kỳ thì ông ta phải phá dở Hoa Kỳ. Câu hỏi duy nhất là liệu người Mỹ có chấp nhận với việc đất nước họ đang bị suy giảm và làm suy yếu, và liệu họ có muốn giao Obama thêm bốn năm nữa để hoàn thành công việc của ông ta.
 
Trong khi những bằng chứng đều không thế chối bỏ được rằng những hành động của Obama đang làm gia tăng mức độ suy giảm của Hoa Kỳ, tôi có thể hiểu được sự miễn cưỡng của những ai ủng hộ Obama, và thậm chí vài nhà phê bình đã chỉ trích ông ta, để tin rằng đây không phải là mục đích chính của ông ta. Chưa bao giờ trong lịch sử Hoa Kỳ mà chúng ta có một vị tổng thống mà muốn sự suy giảm, một người thực tế đang tìm cách làm thu nhỏ lại chính đất nước của mình. Tổng Thống được bầu chọn để bảo vệ và tăng cường đất nước của họ, vậy thì lý do nào để một tổng thống tìm cách làm suy yếu đất nước của mình? Chúng ta không thể trả lời câu hỏi này mà không thấu hiểu chính con người của Obama, lý lịch của ông ta và tư tưởng của ông ta. Nếu không có sự am hiểu đó, chúng ta sẽ bị lôi kéo vào những lý thuyết điên rồ. Tôi rất chắc chắn rằng tôi không phải là một trong những người nói rằng Obama ghét Hoa Kỳ, hoặc Obama là một tên phản quốc, hoặc Obama là một ứng cử viên Manchurian – một người đang bị thao túng bởi một tổ chức với âm muu bí mật nào đó. Không phải vậy – Obama đang làm những việc đó bởi vì chính ông ta là ai, bởi vì đó là những gì ông ta tin theo. Ông ta tin vào một lý tưởng mà cho rằng sẽ là điều tốt để Hoa Kỳ suy giảm để cả thế giới có thể đi lên. Ông ta muốn người Mỹ nghèo hơn để người Brazil và Colombia có thể trở nên giàu hơn. Ông ta nghĩ rằng sẽ lợi ích hơn nếu thế giới có nhiều quốc gia hùng mạnh và giàu có, và không có một quốc gia nào thống trị hoặc chỉ định điều lệ với những quốc gia còn lại. Obama là một tầm nhìn chiến lược cho sự công lý toàn cầu. Ông ta muốn cân bằng con thuyền thế giới mà trong mắt ông ta, đã bị lệch một bên hơn 500 năm qua, kể từ khi nền văn minh Tây Phương bắt đầu xâm chiếm và cai trị những quốc gia ở Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông.
 
Vậy nên chìa khóa để hiểu Obama là chính lý tưởng của ông ta, cái gọi là Tâm Thức Bên Trong. ở đây, chúng ta phải đối mặt với một trở ngại. Nhiều nhà cánh hữu và Cộng Hòa không hề biết tâm thức hoặc lý tưởng của Obama, và có nhiều người thậm chí không muốn biết. “Chúng ta thật sự không quan tâm lý lịch của ông ta là gì,” họ nói như vậy. “Chúng ta không quan tâm đến cái lý tưởng trong con người ông ta.” Những nhà bình luận cánh hữu tự gọi mình là những người đưa ra lập luận dựa trên chứng cứ, và xem xét kỹ lưỡng những gì Obama đang nói và đang làm. Tuy nhiên, chính trị là một vấn đề rất phức tạp, nơi mà những quan chức được bầu chọn có thể rút lui theo chiến lược để sau này có thể thúc đẩy chủ trương của họ dưới thời cơ hợp lý hơn. Làm sao để chúng ta có thể biết được những nguyên tắc của một người từ những sự thỏa thuận của ông ta? Làm sao chúng ta có thể dự đoán được Obama sẽ đưa chúng ta đến đâu nếu ông ta được bầu chọn lần thứ hai?
 
Một việc gần đây xác nhận rằng Obama có một chủ trương bí mật. Vào cuối tháng 3 năm 2012, Obama đã gặp với Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev. Đề tài được thảo luận là hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ. Obama đã nghĩ rằng ông ta chỉ đang nói chuyện riêng với Medvedev thôi, nhưng ông ta đã không ngờ rằng cái micro vẫn còn mở. “Đây là cuộc tranh cử cuối cùng của tôi,” Obama nói vậy với Medvedev. “Sau cuộc tranh cử, tôi sẽ có nhiều mức độ linh hoạt hơn.” Obama thúc giục Medvedev hãy cho ông ta nhiều “không gian hơn,” cho rằng ông ta cần nó “nhất là với hệ thống phòng thủ tên lửa.” Vậy chúng ta có thể hiểu gì qua lời nói của Obama? Obama đã nói rằng ông ta muốn đưa người Nga nhiều sự nhượng bộ hơn, nhất là đối với hệ thống phòng thủ tên lửa, nhưng ông ta không muốn phải bảo vệ hành động đó trong cuộc bầu cử sắp tới. Nhà Trắng nhanh chóng tìm cách che giấu ý kiến của Obama, cho rằng ông ta chỉ muốn thương lượng để có nhiều sự linh hoạt hơn trong đàm phán. Sự kiện đó đã cho thấy sự lo ngại của Obama rằng nếu ông ta không thể được tái bầu chọn nếu ông ta thật sự nói với người Mỹ biết về chủ trương cũng như chính sách của ông ta trong nhiệm kỳ lần thứ hai.
 
Chúng ta cần phải biết những niềm tin của Obama để tìm ra mục đích của ông ta. Peggy Noonan, một người đã làm việc trong chính quyền Reagan, thường nói rằng cho dù Reagan không có mặt thì “cái lý tưởng của Reagan vẫn thống trị.” Ý của cô ta là chúng ta đều có thể cho rằng Reagan tin vào một tình huống nhất định. Chúng ta biết lý tưởng của ông ta, và nó có thể dẫn dắt chúng ta về những vấn đề nhất định cho dù Reagan không được tham khảo. Biết được lý tưởng của một tổng thống là một lợi thế rất lớn, không chỉ cho các nhân viên Nhà Trắng nhưng cho những người Mỹ nói chung. Nó giải thích tổng thống của họ đang làm gì và ông ta có ý định sẽ làm gì. Tất cả những điều này trông như hiển nhiên, vậy thì tại sao vài người bên cánh hữu không chịu điều tra lý tưởng của Obama? Tôi tin rằng lý do chính là sự sợ hãi. Phe cánh hữu đang sợ hai chữ: Châu Phi và Da Đen. Họ đang sợ bị miêu tả là những người kỳ thị chủng tộc nếu họ làm như vậy. Đó là vì sao khi Newt Gingrich gợi ý rằng “chủ nghĩa chống thực dân của Kenya” là nguyên nhân dẫn đến những hành động của Obama, có sự khó chịu rõ ràng ở bên phe cánh hữu. Tôi thực sự có thể nhìn thấy điều đó trên nét mặt của họ. Họ muốn thay đổi chủ đề, để nói về y tế, hoặc vụ đầu tư Solyndra, bất cứ chủ đề gì trừ Kenya và chủ nghĩa chống thực dân và da đen, da đen và da đen. Nỗi sợ hãi này là điều dễ thông cảm và thậm chí cao thượng. Nó dựa trên mong muốn để nhận xét vị tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên dựa trên năng lực của ông ta, để tránh khỏi bất cứ một chiến lược đả kích nào. Nhưng nỗi sợ và nỗi ghê tởm đang bị đặt ở sai chỗ.
 
Tôi chính là nguồn gốc của lời nhận xét “chủ nghĩa chống thực dân của Kenya” của Newt Gingrich. Ông ta đã nói câu đó sau khi đọc bài của tôi trên tạp chí Forbes về Obama. Câu chuyện, tên “Chúng ta suy nghĩ thế nào” (How He Thinks), được dựa theo cuốn sách của tôi tên “Nguồn gốc của cơn thịnh nộ của Obama” (The Roots of Obama’s Rage). Trong cuốn sách đó tôi đã tự viết cuốn tự truyện của Obama, cũng như những hành động ban đầu của ông ta khi là tổng thống, để thúc đẩy lý thuyết rằng tổng thống Obama được thúc đẩy bởi một lý tưởng của một quốc gia nghèo nàn, một lý tưởng chống Mỹ mà ông ta đã có được từ người cha người Kenya của mình. Trong khi lập luận của tôi được ủng hộ bởi Newt Gingrich, Rush Limbaugh và Glenn Beck, và vài nhà bình luận cánh hữu khác, vài nhà tri thức cánh hữu đã tự cách xa bản thân mình từ lập luận đó. Đối với những nhà bình luận đó, “chủ nghĩa chống thực dân” là một thuật ngữ xa lạ và “Kenya” là một phần của một châu lục đen, và lập luận của tôi trông như chưa đầy vẽ kỳ thị, như Obama là một người Châu Phi hơn là một người Mỹ.
 
Những e ngại đó được dựa trên sự thất bại để hiểu lý tưởng chống thực dân. Tôi biết rằng thuật ngữ “chống thực dân” là một thứ rất quái lạ đối với đa số người Mỹ. Tôi đã thường xuyên cân nhắc việc thay thế nó với vài thuật ngữ khác, thậm chí nghĩ ra một câu văn nào mới. Nhưng thuật ngữ “chống thực dân” là thuật ngữ được sử dụng vòng quanh thế giới, nó chính là cách phong trào này và lý tưởng này đã được miêu tả quan mấy thập niên qua. Không có cách nào để xa lánh nó, và nếu Obama thành công trong việc tái xây dựng lại Hoa Kỳ chúng ta sẽ trở nên quen thuộc với thuật ngữ đó nhiều hơn.
 
Trái nghịch với những hoài nghi của nhiều nhà cánh hữu, Chủ Nghĩa Chống Thực Dân không phải là một khái niệm Châu Phi quái lạ nào đó, mà là một phong trào rất quan trọng trên toàn cầu. Chủ Nghĩa Chống Thực Dân là một thế lực chính trị đầy quyền lực ở các nước ngoài Phương Tây trong hơn 100 năm qua. Hơn nữa, Chủ Nghĩa Chống Thực Dân đã được đem đến Hoa Kỳ – nó đã đến đây vì hệ lụy của việc Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến khốc liệt cuối cùng trong tất cả cuộc chiến chống thực dân, Cuộc Chiến Việt nam. Do đó, Chủ Nghĩa Chống Thực Dân được khắc sâu vào tư tưởng của phong trào chính trị của phe cánh tả ở Phương Tây, và bạn có thể học những nguyên tắc chính của nó ở những trường đại học hàng đầu. Việc làm quen với những nguyên tắc đó là điều cần thiết để thấu hiểu thế giới mà chúng ta đáng sống ngày hôm nay. Nếu bạn muốn hiểu chủ nghĩa chống Mỹ vòng quanh thế giới, bạn không thể gắn kết nó chỉ riêng với chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan. Điều đó chỉ có thể giải thích lý tưởng chống Mỹ ở các nước Hồi Giáo, nhưng không thể ở các nước Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Chính chủ nghĩa chống Mỹ này là một phần của một tư duy chống Tây Phương xuất phát từ chủ nghĩa chống thực dân.
 
Hãy cùng khám phá vài nguyên lý của Chủ Nghĩa Chống Thực Dân, dựa trên những học giả hàng đầu của nó. “Của cải của những đế quốc cũng là của cải của chúng ta nữa,” Frantz Fanon viết trong cuốn Sự Bần Cùng Của Thế Giới (The Wretched of the Earth). Sinh ra ở Martinique, Fannon đã chiến đấu trong cuộc cách mạng chống Pháp ở Algeria. Obama nói rằng thời đại học, ông ta có thể thưởng thức các tác phẩm của Canon và luôn trích dẫn ông ta. Fanon nói thêm, “Đối với một cách cứng rắn, Châu Âu đã chứa đầy thân thể với vàng và nguyên liệu từ những nước họ xâm chiếm – Mỹ Latin, Trung Quốc, Châu Phí….Châu Âu thực chất là một sự thành lập của các nước nghèo. Của cải của cô ta là những thứ đã được ăn cắp từ những người dân kém phát triển kia.” Những chứng cứ đó, Fanon kết luận, đã dẫn đến “hai nhận thức – nhận thức rằng những người dân bị cai trị bởi thực dân là do họ, và nhận thức bởi các cường quốc tư bản rằng họ phải trả giá.” Như chúng ta đã thấy từ sự phân tích của Fanon, ý tưởng chính của Chủ Nghĩa Chống Thực Dân là cướp. Nói cách khác, những người theo Chủ Nghĩa Chống Thực Dân tin rằng của cải của thế giới không được tạo ra bởi công sức, nỗ lực hay sự sáng tạo. Nó đã không được tận thu, thay vào đó nó đến từ việc ăn cắp. Những quốc gia giàu đã trở nên giàu có bằng cách xâm chiếm, cai trị và ăn cướp những quốc gia nghèo.
 
Nguyên lý thứ hai của Chủ Nghĩa Chống Thực Dân là sự bốc lột đang tiếp tục thậm chí sau khi các nước thực dân đã rút quân. Cách bốc lột này thường được gọi là “tân chủ nghĩa thực dân.” Ý tưởng đơn giản, được nêu ra trong cuốn sách ”tân Chủ Nghĩa Thực Dân” (Neocolonialism) của Kwame Nkrumah, là sự bốc lột kinh tế tồn tại lâu hơn sự bốc lột chính trị, với những nước thực dân trước đây tiếp tục việc bốc lột kinh tế của những nước trước đây bị cai trị. Nói cách khác, có nhiều thế lực đầy quyền lực kinh tế ở những nước giàu có, như các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty dược và công ty dầu khí, đã cướp và bốc lột những người nghèo, kể cả trong chính đất nước của họ và vòng quanh thế giới. Những nhà Chủ Nghĩa Chống Thực Dân đã yêu cầu những của cải đó được tái phân phối, không chỉ ở trong những nước giàu, mà còn phải từ những người dân ở những nước giàu đến với những người dân ở những nước nghèo.
 
Chủ Nghĩa Chống Thực Dân không đơn thuần chỉ về chủng tộc. Như nhà văn Châu Phi Chiwweizu đã viết trong cuốn “Phương Tây Và Chúng Tôi” (The West and the Rest of Us), “Chúng tôi đã chịu đựng sự nhục nhã dưới chủ nghĩa thực dân không phải vì màu da của chúng tôi, mà bởi vì chúng tôi đã trở thành một dân tộc bất lực và bị chinh phục.” Chinweize nhận ra rằng, đương nhiên, qua thời gian chủ nghĩa thực dân đã phát triển một lý tưởng của lòng yêu nước và sự thượng đẳng của dân tộc. Sau tất cả, khi người Anh và Pháp đã thành lập thuộc địa vòng quanh thế giới, họ đã nhận ra rằng họ là người da trắg và những người họ cai trị là da đen, vàng và nâu. Điều đó khiến Phương Tây tự tin tin rằng chủng tộc là nguyên nhân, hoặc ít nhất là một điểm khác biệt, của sự thống trị về mặt kinh tế và quân sự của họ trên thế giới. Trong thực tế, một sự khác biệt về mặt chủng tộc hiện ra giữa người cai trị và người bị cai trị. Nhưng ý chính của Chinweizu là người Anh đã không cai trị Kenya hoặc Ấn Độ bởi vì người bản xứ đó là da đen hoặc nâu. Thay vào đó, người Anh đã thành lập những thuộc địa khắp nơi trên thế giới để cai trị và kiếm lợi từ điều đó. Vì vậy sự bốc lột, chứ không phải là sự kỳ thị chủng tộc, là và sẽ luôn luôn là điểm chính.
 
Thứ ba, một niềm tin chính của các nhà Chủ Nghĩa Chống Thực Dân ngày nay là Hoa Kỳ đã thay thế Châu Âu để trở thành thủ phạm chính cho sự cướp bốc và bốc lột toàn cầu. Ali Mazrui đã ghi lại với sự mỉa mai rằng “Hoa Kỳ, mặc dù chỉ là một cuộc cách mạng trẻ tuổi vào cuối thế kỷ mười tám, đã trở thành người cha của chủ nghĩa đế quốc.” Nhà văn người Palestine Edward Said, một trong những người thầy của Obama tại Đại Học Columbia nói thêm rằng “Hoa Kỳ bắt đầu với tư cách là một đế chế trong thế kỷ mười chín, nhưng chính trong phần hai của thế kỷ hai mươi, sau khi sự tan rã của thuộc địa của Anh và Pháp, mà cô ấy đã làm theo hai nước tiền nhiệm vĩ đại của mình.” Và Aimé Cesaire trong cuốn Đàm Luận Về Chủ Nghĩa Thực Dân (Discourse On Colonialism) khẳng định rằng sự thống trị của Hoa Kỳ là sự thống trị tồi tệ nhất. Nó chính là, như ông ta viết, “sự thống trị duy nhất mà chưa chúng ta sẽ không bao giờ đổi ngược lại” bởi vì nó bao gồm “sự hiếp dâm to lớn của tất cả mọi thứ gần gũi, nguyên vẹn và trong sạch….mà linh hồn con người của chúng ta vẫn có thể duy trì được.” Hoa Kỳ là “một bộ máy cho sự hủy diệt, cho sự nghiền xay và cho sự hạ thấp những dân tộc khác.”
 
Những nhà Chủ Nghĩa Chống Thực Dân muốn tìm kiếm một sự thay đổi cực đoan để khắc phục tình huống. “Nổi dậy là cách duy nhất để thoát khỏi tình huống thực dân này,” Albert Memmi viết trong cuốn Phe Cai Trị và Phe Bị Cai Trị (The Colonizer và the Colonised). Memmi cho rằng sự bốc lột từ thực dân là tiêu cực cho cả phe cai trị và bên bị cai trị. “Quá trình cai trị làm biến dạng mối quan hệ, tiêu hủy hoặc làm lo sợ những tổ chức và làm tha hóa con người, cả người cai trị và người bị cai trị.” Memmi lưu ý rằng chủ nghĩa thực dân “là một bệnh dịch của người Châu Âu, mà ông ta phải được chữa trị và bảo vệ…Việc chữa trị bao gồm những lần điều trị, khai thác và tái định dạng điều kiện hiện tại một cách đau đớn.” Điều cần thiết chính là điều mà Fanon gọi “một thế giới của sự công nhận lẫn nhau.” Chinweize viết rằng vì “Sự cai trị của Châu Âu đã ăn quá sâu…qua các phương tiện văn hóa Thiên Chúa giáo, một cấu trúc quyền lực Tây Phương và một nền kinh tế thực dân,” Chủ Nghĩa Chống Thực Dân “bao gồm việc đo lường tất cả ba yếu tố trên.” Chinweizu kêu gọi cho sự tái phân phối của quyền lực chính trị, văn hóa và kinh tế. Chúng ta phải, như ông ta viết, “làm cho những thành quả của trái đất đến với tất cả mọi người trên trái đất.”
 
Về chính sách, Chủ Nghĩa Chống Thực Dân là một chương trình bồi thường khổng lồ. Các nhà Chủ Nghĩa Chống Thực Dân muốn người giàu chi trả để cho người nghèo có thể cải thiện điều kiện sống của mình. Định nghĩa của họ về người giàu không phải là các triệu phú và tỷ phú. Đó là một định nghĩa toàn cầu. Vì đại đa số người Mỹ giàu có hơn so với những người dân ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, các Chủ Nghĩa Chống Thực Dân muốn nhìn thấy một sự suy giảm trong tiêu chuẩn sống của người Mỹ, thậm chí đối với những người trong tầng lớp trung lưu, để cho những người ở Addis Ababa và Rio de Janeiro và Nairobi có thể thấy tiêu chuẩn sống của họ được cải thiện. Hơn nữa, các nhà Chủ Nghĩa Chống Thực Dân muốn của cải được phân phối đều hơn vòng quanh thế giới. Họ cũng muốn một sự tái phân phối toàn cầu của quyền lực. Do đó, họ muốn chứng kiến Hoa Kỳ mất đi vị trí tuyệt đỉnh của cô ấy trong thế giới để làm đường cho sự công bằng với những nước khác. Họ muốn tìm kiếm một thế giới đa cực, nơi mà quyền lực được chia sẻ bởi nhiều quốc gia – một thế giới tương tự như thế giới trước chủ nghĩa thực dân. Để một thế giới như vậy tồn tại, Hoa Kỳ phải thu hẹp và những nước khác phải nới rộng.
 
Tất cả những điểm trên sẽ được làm rõ hơn và chi tiết hơn trong cuốn sách này. Trong cuốn sách trước đây của tôi ”Nguồn gốc của cơn thịnh nộ của Obama,” tôi chỉ có cuốn tự truyền của Obama để làm hướng dẫn, cùng với vài bài báo. Hơn nữa, vì cuốn sách đó đã được xuất bản vào mùa thu năm 2010, tôi có thể báo cáo về 19 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của Obama. Từ lúc đó đã có nhiều thông tin quan trọng về lý lịch của Obama. Tôi đã đi đến nhiều nơi, bao gồm Hawaii, London, Indonesia, và Kenya, để nắm bắt câu chuyện của Obama cho một cuốn phim tài liệu. Tất cả những thứ đó đã đưa tôi chứng kiến tận mắt thế giới của Obama. Obama bây giờ đang gần kết thúc nhiệm kỳ của mình, để lại sau lưng ông ta thành tích 4 năm. Vì vậy trước đây những gì tôi đưa ra chỉ là những giả tuyết, bây giờ tôi có thể ở trong một vị trí để chứng minh nó là sự thật.
 
Obama không phải là một nhà cánh tả thông thường, ông ta không giống như Bill Clinton, John Kerry, Al Gore, Micharl Dukakis hay Kimy Carter. Thay vào đó, Obama lấy danh tính của mình và giá trị của ông ta từ thế giới nghèo, từ lý tưởng chống Mỹ mà xuất phát từ Chủ Nghĩa Chống Thực Dân. Triết lý của Obama có thể tóm tắt lại trong câu của David Gelernter: Hoa Kỳ, nước không thể được thi hành. Hãy chú ý rằng đây là sự xác nhận cho sự phi thường của Hoa Kỳ, nhưng sự phi thường nói theo cách đặc biệt khác. Dựa theo đặc tính này, Hoa Kỳ là phi thường trong quân sự, bạo lực, tham lam, ích kỷ và tham vọng. Đối với Obama, Hoa Kỳ là một kẻ phá hoại, và ông ta là một người sửa chửa lại. Những nhà Đảng Dân Chủ truyền thống muốn duy trì sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và có Hoa Kỳ để trở thành tấm gương cho cả thế giới. Obama muốn thay thế sự đặc biệt của Hoa Kỳ và đưa Hoa Kỳ vào vị trí ngang bằng với thế giới. Những nhà Đảng Dân Chủ truyền thống muốn một miếng bánh kinh tế lớn hơn để họ có thể tái phân phối thu nhập ở Hoa Kỳ. Obama muốn làm suy giảm sự tăng trưởng của Hoa Kỳ và tái phân phối của cải trên toàn cầu để ông ta có thể thu hẹp khoảng cách trong tiêu chuẩn sống giữa Hoa Kỳ và các nước còn lại.
 
Trong bốn năm vừa qua, Obama đã cố gắng hết sức, trong giới hạn chính trị, để thực hiện lý tưởng chống thực dân của ông ta. Ông ta có được thành công đáng kể. Tuy nhiên chủ trương của ông ta vẫn chưa hoàn thành, bởi vì Hoa Kỳ, mặc dù đã nghèo hơn và yếu hơn so với trước khi ông ta cầm quyền, vẫn còn là quốc gia giàu nhất và quyền lực nhất trên quả đất. Tất cả những gì có thể thay đổi trong bốn năm kế tiếp nếu Obama được làm theo ý mình, sẽ thay đổi. Nếu chúng ta hiểu lý tưởng của Obama, chúng ta có thể đưa ra những dự đoán chính xác về việc Hoa Kỳ sẽ trông ra sao vào năm 2016 nếu Obama tái đắc cử.
 
Đối với tôi, một đứa trẻ từ Ấn Độ bây giờ đã trưởng thành, dự đoán này là một sự mỉa mai cay đắng. Tôi đã đến Hoa Kỳ, quốc gia vĩ đại và quyền lực nhất lịch sử, để trở thành một phần của dự án Hoa Kỳ, mệnh lệnh mới cho các thời đại. Dù vậy, vẫn khả thi, rằng trong khoảng thời gian rất ngắn tôi sẽ sống qua giai đoạn suy tàn của kỷ nguyên Hoa Kỳ. Một nước khác sẽ thay thế cô ấy. Rất khả thi, khi Trung Quốc qua mặt Hoa Kỳ, Ấn Độ sẽ qua mặt Trung Quốc để trở thành một cường quốc kinh tế và chính trị. Điều đó đã hiện lên trong tâm trí tôi: liệu việc tôi đến Mỹ thay vì ở lại Ấn Độ là một điều tốt hơn? Có phải ước mơ Hoa Kỳ của tôi là một sai lầm? Tôi đã suy nghĩ rất kỹ về điều này, và tôi nhất quyết không tin vào điều đó. Và bây giờ tôi đang viết cuốn sách này bởi vì tôi không muốn cho phép một người với một tầm nhìn khác biệt tiêu diệt ước mơ Hoa Kỳ, một thứ đã nâng đỡ tôi và hàng triệu người khác.
 
Hết Chương 01
 
Article Next Article
 
 
@ CAFEKUBUA
Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...