Jump to content

40 năm quan hệ Việt - Thái


Recommended Posts

Gia Minh, PGĐ ban Việt Ngữ
2016-07-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_CX9SO.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pranudwinai (trái) được Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) chào đón tại Hà Nội vào ngày 08 tháng 7 năm 2016.
icon-zoom.png AFP photo

 

 
 
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 
 

 

Một hội thảo về quan hệ Việt Nam - Thái Lan vừa diễn ra ở trường đại học Chulalongkorn, Thái Lan hôm 12 tháng 7 vừa qua.

‘Tăng cường quan hệ Việt Nam - Thái Lan vì thịnh vượng chung, phát triển bền vững và an ninh khu vực’ là chủ để của buổi hội thảo diễn ra vào sáng ngày 12 tháng 7 tại một phòng họp của Khoa Chính trị học, đại học Chulalongkorn ở thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Hội thảo được tổ chức bởi Diễn đàn công Viện Ngiên cứu Quốc tế và An Ninh, Thái Lan và Việt Nghiên cứu Đông Nam Á, Việt Nam.

Trong phát biểu mở đầu hội thảo đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Nguyễn Tất Thành nhắc lại những thời kỳ chiến tranh mà hai nước từng là kẻ thù với nhau; tuy nhiên sau 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với những thăng trầm, Việt Nam- Thái Lan là hai nước đầu tiên trong Khối ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

Vị diễn giả mở đầu phần một của hội nghị, tiến sĩ Võ Xuân Vinh từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Việt Nam trước khi trình bày bằng tiếng Anh đã sử dụng câu chào tiếng Thái. Điều này khiến vị điều hợp hội thảo cũng như một diễn giả khác là ông Tharabodee Serng Adichaiwit đặt vấn đề tại sao có nhiều người Việt Nam biết nói tiếng Thái trong khi đó số người Thái biết nói tiếng Việt hẳn ít hơn nhiều.

Ông Tharabodee Serng Adichaiwit là phó chủ tịch cấp cao kiêm tổng giám đốc chi nhánh Ngân hàng Bangkok tại Việt Nam. Ông này cho biết đã làm việc tại Việt Nam 11 năm. Ngoài những đánh giá tích cực về tình hình kinh tế của Việt Nam, ông này chỉ ra hai thách thức hiện nay của chính phủ Hà Nội là tình hình căng thẳng với Trung Quốc và mức nợ công cao.

Phần đầu nói về quan hệ Việt- Thái qua trình bày của ba diễn giả nam gồm tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh và ông Tharabodee Serng Adichaiwit như vừa nêu cùng ông Kavi Chongkittavorn, một thành viên cấp cao của Viện Nghiên Cứu Quốc tế và An Ninh Thái Lan. Ông này cũng là một bình luận gia của tờ The Nation, Thái Lan.

Trước khi chuyển sang phần hai, người điều khiển buổi hội thảo, phó giáo sư- tiến sĩ Thitinan Pongsudhirak, đề nghị mọi người tham dự nêu câu hỏi.

Ngoài một số câu hỏi về vai trò của Việt Nam trong khu vực, cũng như về nhóm CLMV nay có thêm Thái Lan là CLMV+T, ông Thitinan nêu câu hỏi về phản ứng sớm đối với phán quyết mà Tòa Trọng Tài Quốc tế ở La Haye sẽ công bố vào buổi chiều theo giờ Thái Lan.

Tuy nhiên đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, ông Nguyễn Tất Thành tránh trả lời câu hỏi được nêu ra.

Diễn giả Kavi Chongittavorn thì cho rằng Khối ASEAN trong kỳ họp vào cuối tháng 7 này tại Lào chắc chắn sẽ có thông cáo nêu rõ ý kiến về phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế về vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền tại Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn vạch ra ở đó.

Đối với câu hỏi của một người tham dự về tình hình tham nhũng ở Việt Nam, thì ông Tharabodee Serng Adichaiwit cho biết đó là một vấn đề rất nhạy cảm:

Hợp tác đối phó biến đổi khí hậu

Phần hai của buổi hội thảo gồm trình bày của ba nữ diễn giả. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lan thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Việt Nam nói về hợp tác lao động Việt Nam- Thái Lan. Cô Pongkwan Sawasdipakdi, giảng viên khoa chính trị học, Đại học Thammasat  trình bày về hành lang kinh tế- đông tây từ cảng Đà Nẵng, Việt Nam đến thành phố cảng Mawlamyine của Miến Điện. Tiến sĩ Lê Phương Hoa, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Việt Nam nói về hợp tác Việt Nam- Thái Lan trong công tác đối phó với biến đổi khí hậu.

Một thắc mắc được nêu ra là con số người Thái đang làm việc tại Việt Nam. Trong khi đó số di dân của Việt Nam đang lao động tại Thái Lan được nêu rõ hiện nay chừng 50 ngàn. Số này không phải là lao động có kỹ năng mà là lao động phổ thông làm trong những ngành nghề gồm nhà hàng, khách sạn, giúp việc nhà, khuân vác, giết mổ. Công ăn việc làm của họ không mấy ổn định như lời của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lan.

Tiến sĩ Thitinan Pongsudhirak cho biết thêm hiện lao động nhập cư Miến Điện ở Thái là chừng 3 triệu rưỡi người, Kampuchia là hơn 8 trăm ngàn.

Đối với Hành lang Kinh tế Đông- Tây, giảng viên Pongkwan Sawasdipakdi cho biết qua thực tế tìm hiểu của nhóm nghiên cứu mà cô tham gia thì phần tây của tuyến hành lang phát triển hơn phần đông. Một trở ngại của nhóm là khi đến Việt Nam họ không được phép làm việc.

Hiện nay tuyến hành lang này đang được chuyển từ mục đích giao thông sang thành một hành lang kinh tế; tuy nhiên còn nhiều thách thức trước mắt để có thể đạt được mục tiêu đó.

Tiến sĩ Nguyễn Phương Hoa nêu ra điểm giống nhau giữa một số vùng của Thái Lan và Việt Nam trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu như chuyện Babngkok từng chịu ngập lụt dài ngày vào năm 2011. Rồi tình trạng hạn hán ở Đồng bằng Sông Cửu Long thuộc Việt Nam là do hậu quả của hiện tượng El Nino, tình trạng biến đổi khí hậu cũng như việc Trung Quốc xây dựng những đập thủy điện chính trên dòng chính Sông Mê Kong.

Vấn đề quản lý nguồn nước của dòng Mê Kong được ông Thitinan Pongsudhirak nêu ra và ông cho rằng Trung Quốc cũng là quốc gia quyết định luật trong lĩnh vực này.

Năm nay đánh dấu 40 năm Việt Nam, Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai phía trong năm nay tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm mốc lịch sử đó.

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...