Jump to content

Dạy Toán bằng 'Bí quyết Thượng Hải'


xứ việt
 Share

Recommended Posts

613 là số điểm học sinh từ Thượng Hải đạt được tại kỳ thi Toán quốc tế PISA. Đây là điểm số cao nhất thế giới
Shanghai Maths
Một học sinh nam đang giải toán trước cả lớp tại một trường công lập ở Thượng Hải
Một phương pháp dạy Toán tại thành phố đông dân cư nhất Trung Quốc hiện đang được phổ biến tại nhiều trường học ở Châu Âu nhằm tăng điểm thi quốc tế cho học sinh. Không quá tập trung vào cách tiếp cận 'lấy học trò làm trung tâm', phương pháp dạy toán này phần lớn phụ thuộc vào việc lặp đi lặp lại bài học và cách dạy chay truyền thống kiểu 'học gạo”.
 
Các giáo viên dạy Toán ở Thượng Hải được cho là 'lành nghề' nhất thế giới. Danh tiếng này có được là do rất nhiều học sinh của họ đạt được thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế.
 
Phương pháp dạy Toán này đã trở thành thương hiệu xuất khẩu văn hóa của thành phố đông dân nhất Trung Quốc. Một nửa các trường học ở Anh sẽ có cơ hội sử dụng “Bí quyết Thượng Hải” trong hệ thống giáo dục.
 
Học sinh tiểu học được dạy Toán bằng phương pháp này thường có kỹ năng vượt trội.
 
Theo một số đánh giá, học sinh ở Thượng Hải thường có trình độ đi trước ba năm so với học sinh ở các quốc gia khác.
 
Vậy, bí quyết thành công của phương pháp này là gì? Dưới đây là một số nguyên tắc độc nhất vô nhị của "Bí quyết Thượng Hải" cũng như sự chỉ trích đối với phương pháp này.
 
Khái niệm là tất cả
 
Cách tiếp cận Thượng Hải sắp xếp các bài học chỉ theo một khái niệm Toán học duy nhất, dù đó là học phép cộng cơ bản, hoặc cách giải phương trình, hay tìm hiểu phân số trong tập hợp…
 
Khái niệm duy nhất đó được truyền đạt lại một cách hệ thống. Nghĩa là lớp học sẽ không chuyển sang khái niệm tiếp theo trừ phi tất cả học sinh đều đã nhuần nhuyễn bài học trước.
 
“Ở nhiều nơi trên thế giới, một tiết học tốt là phải giới thiệu được càng nhiều khái niệm càng tốt vì điều đó được cho là tiêu chí rõ ràng cho sự tiến bộ trong lớp học”, theo lời Mark Boylan, một chuyên gia giáo dục từ trường Đại học Sheffield Hallam.
 
“Ở Thượng Hải, trọng tâm lại được đặt vào việc đảm bảo truyền thụ một khái niệm chính, cũng như phương pháp của khái niệm đó được lĩnh hội đầy đủ trong một tiết học. Như vậy, trong tương lại, khái niệm đó không cần phải dạy lại nữa”.
 
Các chuyên gia Toán học coi cách dạy này là hà khắc và đòi hỏi cao, được hỗ trợ bởi sách giáo khoa chuyên dụng thay thế cho tờ phiếu bài tập.
 
Phương pháp này mang tính khái niệm cao vì giáo viên soạn bài giảng dựa trên các phương pháp và quy luật cơ bản của Toán học. Mặc dù học sinh cũng được khuyến khích sử dụng các đồ vật và hình ảnh hỗ trợ để hình dung các khái niệm toán học trừu tượng.
 
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tin rằng, cách học sinh nói và viết về Toán học có thể ảnh hưởng đến thành công trong tương lai.
 
“Chúng tôi yêu cầu học sinh giải thích lời giải bằng các câu đầy đủ. Trong đó không chỉ đưa ra đáp số mà các em cần giải thích được làm thế nào tìm ra lời giải đó. Đây là điểm mấu chốt để xây dựng ngôn ngữ toán học và kỹ năng suy luận”.
 
Đó là lời tựa đề được ghi trong Chương trình Phát triển Nghề nghiệp về giảng dạy môn Toán dựa trên phương pháp châu Á.
 
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng Bí quyết Thượng Hải là quá trừu tượng. Một số người tin rằng cách dạy Toán ở Thượng Hải là “luyện gà”, chuẩn bị cho học sinh thi tốt nhưng không áp dụng được kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
 
Lớp học là một thể thống nhất
 
Có một nguyên tắc nhất quán đằng sau Bí quyết Thượng Hải, đó là lớp học được coi như một thể thống nhất tiến bộ theo từng bước. Cả lớp không thể học tiếp nếu như có một học sinh chưa lĩnh hội được bài học.
 
Không có sự phân chia theo nhóm dựa vào khả năng, hoặc phân loại bài tập theo độ khó dễ khác nhau. Mỗi học sinh đều có thể là một nhà toán học và trách nhiệm của người giáo viên là khơi mở tiềm năng đó.
 
“Nói một cách thẳng thắn, cách tiếp cận dựa trên phân loại dùng ở các trường tiểu học ở châu Âu có xu hướng phân nhóm học sinh thành 'giỏi' và 'yếu' toán. Theo đó nhóm yếu được giao bài dễ hơn và ít hơn so với nhóm giỏi", theo Charlie Stripp, giám đốc Trung tâm Quốc gia về Chuẩn mực dạy Toán (NCETM) ở Anh.
 
Những học sinh xuất sắc được khuyến khích đào sâu hiểu biết và giúp đỡ các bạn trong lớp, thay vì học ‘nâng cao’ hơn so với các bạn cùng lớp.
 
Trong khi nhiều người ca ngợi phương pháp này là bình đẳng, các nhà phê bình lại cho rằng nó sẽ làm nản lòng những học sinh giỏi vì cảm thấy nhàm chán.
 
Cách sắp đặt lớp học nghiêm ngặt cùng với mô hình ‘hàng ghế đầu’ truyền thống, cũng bị chỉ trích là sẽ không khuyến khích việc hợp tác giữa những người bạn cùng lớp.
 
“Nó thật là cứng nhắc và không truyền được cảm hứng”, các nhà phê bình nói.
 
Học, học nữa, học mãi

Việc lặp lại đi lặp lại các khái niệm cũng là một thành tố căn bản trong công thức dạy toán ở Thượng Hải.

Những đứa trẻ ở độ tuổi lên năm được huấn luyện làm đi làm lại các bài tập toán trên cho đến khi thành thục các khái niệm.

Một học sinh trả lời câu hỏi của thầy giáo, những học sinh khác đồng thanh lặp lại. Một học sinh khác trả lời một câu hỏi khác, cả lớp lại đồng thanh đọc lại câu trả lời đó, và mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy.

Theo quy trình lặp lại theo kiểu quân đội này, tất cả học sinh được kỳ vọng là sẽ cải thiện được không chỉ ở khả năng giải các bài toán, mà còn bao gồm cách sử dụng từ vựng toán học tron tiết học đó.

Các tiết học đó cũng có tính tương tác khá cao, theo các chuyên gia.

“Trái ngược với một số báo cáo, phương pháp này không chỉ xoay quanh việc học vẹt và lặp lại, mặc dù cũng giúp cho học sinh nhớ và thuần thục được bảng cửu chương cũng như các hằng đẳng thức khác, mà đây chính là nhân tố nền tảng cho việc học và sử dụng toán", theo lời ông Charlie Stripp.

Các tiết học cũng khá ngắn và dễ chịu. Nó gồm 35 phút tập trung cho việc giảng bài, sau đó là 15 phút thực hành mà không có cấu trúc cố định.
 
 Bí quyết Thượng Hải được thí điểm ở Anh vào năm 2014, hiện một nửa trường tiểu học ở Anh đã sử dụng phương pháp này.


Lấy giáo viên làm trung tâm

Theo một báo cáo đánh giá phương pháo này được xuất bản trong tuần này bởi Đại học Sheffield Hallam, các giáo viên dạy Toán thường chỉ có hai tiết học kéo dài 40 phút mỗi ngày. Phần lớn thời gian còn lại là họ dùng để phát triển nghề nghiệp, bao gồm quan sát lớp học cũng như đánh giá dự giờ của đồng nghiệp.

Thực tế là một giáo viên Toán triển vọng ở Thượng Hải thường phải mất tới 5 năm tại trường sư phạm để có được những kỹ năng dạy toán ở bậc tiểu học.

“Một phần thành công trong việc dạy toán ở các quốc gia như Trung Quốc và Singapore là ở chỗ họ rất tôn trọng đội ngũ giáo viên dạy Toán, cũng như thời gian giáo viên đầu tưư cho việc soạn và chuẩn bị bài giảng”, theo chuyên gia giáo dục James Bowen, giám đốc NAHT Edge, là cơ quan Hiệp hội và Công đoàn ngành nghề Giảng dạy.

Tuy nhiên, các nhà phê bình nói phúc lợi của giáo viên chưa được đầu tư tương xứng so với học sinh.

Một nghiên cứu vào năm 2014 về quyền trẻ em từ Viện Phát triển Xã hội thuộc trường Đại học New York (NYU) cơ sở tại Thượng Hải cho thấy, trong khi phần lớn trường học được trang bị đầy đủ cơ sở thiết bị lớp học, thư viện và máy vi tính, các trường học đó lại thiếu giảng đường, phòng tập gym hay phòng họp.

Khoảng 13% học sinh đang theo học được cho là có sức khỏe thường hoặc yếu.

“Việc thành công của một chương trình như vậy phụ thuộc vào số lượng giáo viên được đào tạo tốt cũng như có khả năng truyền đạt sư phậm. Chính phủ cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc tuyển dụng và duy trì đội ngũ giáo viên”, theo lời Russell Hobby, tổng thư ký hiệp hội công đoàn NAHT.

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...