Jump to content

Xử vị thành niên 'cướp bánh mì' nặng hay nhẹ?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Ngày 20/7, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Tuấn (sinh năm 1998) mức án 10 tháng tù, bị cáo Ôn Thành Tân (cũng sinh năm 1998) 8 tháng 20 ngày tù, bằng thời gian tạm giam, về tội cướp giật tài sản, theo truyền thông Việt Nam. Các bị cáo cướp giật một số lương thực, thực phẩm trị giá 45.000 VNĐ ở một cửa hàng bánh mì khi đang ở độ tuổi vị thành niên lúc gây án.
 
160720113014_banh_mi_640x360_vietbao.com
Hình minh họa
Mức án tòa vừa tuyên đối với hai bị cáo vị thành niên phạm tội 'cướp bánh mì' ở TP. Hồ Chí Minh là 'hợp lý, hợp tình', tuy nhiên mức đề nghị của Viện Kiểm sát trước đó là 'quá nặng' và dựa trên 'nhận định sai', trong khi cần xem xét lại khâu tạm giam, tạm giữ nói chung đối với đối tượng bị cáo, bị can vị thành niên, theo bình luận của các luật sư với BBC.
 
Theo cáo trạng, "trong thời gian được tại ngoại để điều tra về hành vi Trộm cắp tài sản, Tuấn bỏ nhà đi lang thang. Khuya 17/10/2015 Tuấn gặp Tân, cùng chơi Internet tới sáng hôm sau thì rủ nhau đến nhà hàng ở quận Thủ Đức kiếm việc làm," VnExpress cho hay.
 
"Trên đường đi cả hai đói bụng, không có tiền nên bàn cách vờ mua đồ ăn rồi bỏ chạy. Khoảng 12h, chúng đến tiệm tạp hóa trên đường Tô Vĩnh Diện (quận Thủ Đức. Tuấn hỏi mua một bịch chuối sấy, ổ bánh mì ngọt và 3 bịch me. Khi chủ quán bỏ tất cả vào túi nylon thì cậu ta giật phăng, tăng ga bỏ chạy. Nghe chủ quán tri hô, hai người đàn ông gần đó đuổi theo bắt Tân và Tuấn giao công an. Số hàng bị cướp giật có giá 45.000 đồng."
Tôi nghĩ rằng mức án đó không thể chê trách được. Tuy nhiên trong quá trình xét xử, vai trò công tố là Viện Kiểm sát đã đưa ra đề nghị với mức hình phạt từ 3-10 năm, tôi nghĩ rằng đề xuất của Viện Kiểm sát trong vụ án này thứ nhất là quá cao - Luật sư Trần Thu Nam
Trước đó vẫn theo truyền thông Việt Nam, cơ quan giữ quyền công tố trong xét xử vụ án đã đề nghị các mức án nhiều năm với hai bị cáo vị thành niên này khi họ phạm tội.
 
"Viện Kiểm sát Nhân dân quận Thủ Đức sau đó truy tố Tân và Tuấn ở khung hình phạt 3-10 năm tù với tình tiết "dùng thủ đoạn nguy hiểm" cướp giật tài sản. Thời điểm phạm tội cả hai chưa thành niên," VnExpress viết.
 
Hôm thứ Tư, báo Tiền Phong cũng đưa tin, cho hay: "Cả hai bị tạm giam từ ngày 18/10/2015. Sau đó, VKSND quận Thủ Đức ra cáo trạng truy tố Ôn Thành Tân và Nguyễn Hoàng Tuấn về tội "Cướp tài sản" theo Khoản 1 điều 136 Bộ Luật hình sự (khung hình phạt 1 – 5 năm tù)."
 
Còn tờ Dân Trí nói: "Tòa xác định 2 thanh niên cướp bánh mì trên đường đi tìm việc làm là tội danh “cướp giật tài sản”. Hành vi phạm tội của các bị cáo nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến tài sản và sức khỏe, tính mạng của người khác. Hội đồng Xét xử đã tuyên 1 bị cáo 10 tháng tù và bị cáo còn lại là 8 tháng 20 ngày."
 
'Có thể chấp nhận'
 
Bình luận về các mức án được tuyên với các bị cáo 'cướp bánh mì', hôm thứ Tư, từ Văn phòng Luật sư Tín Việt và Cộng sự, Luật sư Trần Thu Nam, Trưởng văn phòng, nói với BBC:
 
"Tôi thấy rằng các mức án ở đây xét xử đối với các vị cáo có thể chấp nhận được.
 
"Tôi nghĩ rằng mức án đó, hội đồng xét xử đã cân nhắc tất cả những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân và khi phạm tội hai đứa trẻ đó ở tuổi vị thành niên, và giá trị của nó cũng chỉ là mấy ổ bánh mì.
 
"Tôi nghĩ rằng mức án đó không thể chê trách được. Tuy nhiên trong quá trình xét xử, vai trò công tố là Viện Kiểm sát đã đưa ra đề nghị với mức hình phạt từ 3-10 năm, tôi nghĩ rằng đề xuất của Viện Kiểm sát trong vụ án này thứ nhất là quá cao.
 
"Thứ hai, nhận định chưa cân nhắc đến vai trò, vị trí cũng như tuổi khi mà các em phạm tội và nói rằng là dùng các 'thủ đoạn nguy hiểm', thì tôi cho rằng nhận định này của Viện kiểm sát là nhận định sai."
 
Luật sư giải thích:
 
"Bởi vì đối với tội cướp giật, cướp giật là những hành vi cướp tài sản của người khác, thì phương tiện dùng có thể là người điều khiển các phương tiện xe máy, rồi những phương tiện khác để cướp của người đi bộ, hoặc là người đi bộ cướp của những người đang đi trên các phương tiện, nó làm ảnh hưởng, làm nguy hiểm, vì vậy tội cướp giật không có một quy định về tài sản cướp, không có quy định phải cướp tài sản (giá trị) bao nhiêu mới cấu thành tội phạm,
 
"Mà ở đây có hành vi cướp giật của người có tài sản làm ảnh hưởng, có thể gây nguy hiểm cho những người bị cướp, thế thì tôi cho rằng quy kết của Viện Kiểm sát nói rằng dùng thủ đoạn nguy hiểm, thì nó là một nhận định sai lầm," Luật sư Trần Thu Nam nói.
 
'Mang tính giáo dục'
 
Cũng hôm 20/7, bình luận với BBC từ Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng về mức án, Luật sư Hoàng Văn Hướng, nêu quan điểm:
 
"Hai trẻ em vị thành niên này thực ra đã phạm vào một tội trong trường hợp nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, vì tội phạm đó là tội phạm cướp giật.
 
"Tính chất của nó như thế, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng pháp luật để xét xử, quan điểm của tôi là xét về những yếu tố, tôi không có hồ sơ trong tay, mà qua báo chí và các thông tin, quan điểm xử lý hình sự tôi nghĩ là có cơ sở.
 
"Tuy nhiên, mức án đề ra đối với hai cháu này, tôi nhận thấy cũng đã có xem xét đối với trẻ em vị thành niên, đặc biệt, nó mang tính giáo dục nhiều."
 
Bình luận về mức án từ 3-10 năm mà Viện Kiểm sát Quận Thủ Đức từng một lần đề nghị, Luật sư nói:
 
"Tôi nghĩ rằng giữa hai cháu bé, gọi là hai trẻ vị thành niên mà với tính chất khách thể xâm phạm vào chỉ là hai cái bánh mì có mấy chục ngàn thôi, quan điểm của tôi là nên chăng các nhà làm luật, tiến hành tố tụng hãy mang nặng tính nhân văn, mang tính giáo dục nhiều hơn, hơn là vấn đề hình phạt."
 
Nhân dịp này, Luật sư Hoàng Văn Hướng cũng nêu nhận xét cho rằng 'khâu bất cập lớn' nhất hiện nay ở Việt Nam trong xử lý tội phạm vị thành niên nằm ở khâu tạm giam, tạm giữ.
 
Ông nói với BBC:
 
"Tôi cho vấn đề bất cập nhất đó là công tác tạm giam, tạm giữ, đặc biệt như trường hợp của em Đỗ Đăng Dư ở huyện Chương Mỹ, nó xảy ra một vấn đề hết sức phức tạp.
 
"Tại sao như thế, thứ nhất vấn đề hiện nay là hoàn thiện pháp luật công tác tạm giam, tạm giữ chưa xong, chính ra luật về thi hành tạm giữ và tạm giam vừa rồi có luật, nhưng người ta lại đình lại, cùng với bộ luật hình sự.
 
"Và vấn đề thứ hai là nhận thức của những cơ quan và con người tiến hành cụ thể, rõ ràng trẻ em vị thanh niên, họ là con người chưa hoàn thiện thể chất, thì rõ ràng mình cần phải xem xét có những cái mang tính chất giáo dục nhiều hơn.
 
"Cứ mang tính cứng nhắc thì rõ ràng là không đảm bảo được tính khách quan và bản chất của luật hình đó là mang tính giáo dục," Luật sư Hoàng Văn Hướng nói với BBC.
 
Theo truyền thông Việt Nam, hồ sơ vụ án đã được Tòa án trả lại cho các cơ quan điều tra, pháp luật một lần, trước phiên xử, sau đó, Viện Kiểm sát quận Thủ Đức cũng đã điều chỉnh lại kiến nghị hình phạt và các mức án của mình cho khả thi hơn.
 
(BBC)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...