Jump to content

Cạnh tranh Trung-Mỹ trong việc áp đặt chuẩn mực quốc tế


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Một kết quả tích cực hơn có thế xảy ra nếu phán quyết của PCA thúc đẩy các đàm phán song phương tiếp theo. Tuy nhiên, sự yên bình và ổn định của khu vực có thể rơi vào bất ổn nếu Trung Quốc quyết định áp dụng lập trường cứng rắn hơn ở Biển Đông.
 
077720-120216-xi-and-obama.jpg
 
 
Phán quyết được nhiều người mong đợi về vụ kiện của Philippines đã được Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La-Hay tuyên bố hôm 12/7. Mặc dù đa số các nhà quan sát dự đoán Manila sẽ giành ưu thế, nhưng phán quyết của tòa đối với Trung Quốc vẫn mang đến một sự bất ngờ. Những người ủng hộ luật pháp quốc tế có thể ca ngợi phán quyết như một bước tiến quan trọng trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, thực tế sẽ sớm trở nên “trần trụi” sau khi sự hưng phấn ban đầu lắng xuống. Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố ý định không tuân thủ phán quyết, mô tả đó chỉ như là “tờ giấy vụn”. Một kết quả tích cực hơn có thế xảy ra nếu phán quyết thúc đẩy các cuộc đàm phán song phương tiếp theo. Tuy nhiên, sự yên bình và ổn định của khu vực có thể rơi vào con đường bất ổn hơn nếu Trung Quốc quyết định áp dụng lập trường cứng rắn hơn ở Biển Đông, như việc tiếp tục hoặc thậm chí tăng cường xây dựng cơ sở và hoạt động quân sự hóa ở các khu vực nước này chiếm đóng. 
 
Sau những tuyên bố và hành động của các bên liên quan trong ngắn hạn, phán quyết cũng có thể có các tác động lâu dài hơn. Phán quyết của phiên tòa này sẽ nhắc nhở Bắc Kinh xem xét lại vị trí chiến lược dài hạn của mình, đặc biệt là khi nước này đang phấn đấu hướng tới cái mà họ gọi là “vị trí xứng đáng” trên trường quốc tế.
 
Việc Manila bắt đầu khởi kiện theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) hồi tháng 1/2013 đã đặt Trung Quốc vào thế phòng thủ. Chắc chắn rằng, không ai trong giới tinh hoa của Trung Quốc mong muốn một người hàng xóm nhỏ yếu hơn mang đơn đi kiện mình. Thế bị động của Trung Quốc trước hành động pháp lý của Philippines được phản ánh trong việc Bắc Kinh cự tuyệt tham gia vào quá trình tố tụng cũng như các phương tiện truyền thông nước này tràn ngập lời lẽ phản đối tính hợp pháp của phiên tòa khi ngày phán quyết đến gần.
 
Trong khi vụ kiện đang được tiến hành, Trung Quốc đã dần thay đổi tuyên bố cũng như quan điểm về các hoạt động quân sự trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước khác. Bắc Kinh đã kịch liệt phản đối hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng EEZ của họ. Tuy nhiên, Trung Quốc lại viện dẫn những giải thích pháp lý của UNCLOS- bao gồm quyền tự do qua lại không gây hại- khi tàu tình báo hải quân của nước này lảng vảng ở gần bờ biển của Nhật Bản và đi qua eo biển Miyako để đến khu vực biển Tây Thái Bình Dương. Bất chấp việc Trung Quốc sử dụng UNCLOS để phục vụ mục đích chiến lược và chiến thuật của họ tại Biển Hoa Đông, nước này dường như bỏ qua pháp luật khi xử lý vấn đề Biển Đông. Điểm yếu này đã được bộc lộ trong vụ kiện.
 
Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc cố gắng vươn lên trở thành cường quốc trên hai cơ sở, tích lũy sức mạnh kinh tế và quân sự. Công thức này thành công hơn mô hình chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ. Sự thất bại của Liên Xô trong việc tiến kịp nước Mỹ về kinh tế đã dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Sô-viết. 
 
Bắc Kinh đã thể hiện quyết tâm tránh theo con đường của Liên Xô. Tuy nhiên, sau khi thành công trong việc xây dựng sức mạnh kinh tế và quân sự, tầng lớp tinh hoa của Trung Quốc hiện nhận thấy họ phải đối mặt với một rào cản lớn về chuẩn mực (normative) cần phải vượt qua để đạt được bước tiến trong “trò chơi cường quốc”.
 
Về phần mình, Mỹ quyết tâm duy trì ưu thế so với Trung Quốc. Tại Đối thoại Shangri-La hồi đầu tháng 6/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã lần đầu tiên đề cập khái niệm “mạng lưới an ninh có nguyên tắc”, một cụm từ mới mà ông sử dụng để mô tả các mạng lưới an ninh Mỹ dẫn đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông nói rằng nước Mỹ “hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình, ổn định, thịnh vượng và có trách nhiệm đối với mạng lưới an ninh có nguyên tắc của khu vực”. Bắc Kinh không vui mừng bởi cách tu từ mới này, và nhìn nhận nó như một nỗ lực mới của Mỹ nhằm xác lập cấu trúc liên minh của Mỹ trong khu vực và cô lập ngoại giao với Trung Quốc.
 
Trong những tuần tới, Mỹ có thể sẽ thúc giục Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của tòa. Kể từ đây, sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ mang những đặc điểm mới. Sau giai đoạn chạy đua quân sự trong Chiến tranh lạnh và cạnh tranh kinh tế sau Chiến tranh lạnh, hiện nay chúng ta có thể thấy Mỹ và Trung Quốc bước vào giai đoạn đối đầu thứ ba liên quan đến xác định chuẩn mực.
 
Đã có những dấu hiệu cho thấy điều này, một trong số đó là việc hồi tháng 3/2016, Tòa án tối cao Trung Quốc tuyên bố thành lập trung tâm tư pháp biển quốc tế để xử lý các tranh chấp lãnh thổ. Điều này rất có thể được thúc đẩy bởi các thủ tục tố tụng của tòa trọng tài về Biển Đông. Nó cũng cho thấy Trung Quốc nhận thấy cần phải chủ động hơn trong điều chỉnh các quy tắc và chuẩn mực toàn cầu. Từ góc độ chiến lược, Trung Quốc gần đây đưa ra “khái niệm an ninh châu Á”, trong đó lập luận vấn đề an ninh châu Á nên được người châu Á giải quyết, điều này cũng hoàn toàn tương phản với tầm nhìn của Mỹ về cấu trúc an ninh chiến lược tại khu vực này.
 
Trong vài thập kỷ qua, các nhà hoạch định và phân tích trên thế giới đã ca ngợi những nỗ lực nhằm giúp Trung Quốc làm quen với cấu trúc và quy tắc quốc tế hiện hành. Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng rằng Bắc Kinh không hài lòng với việc chỉ tuân thủ. Trung Quốc có thể sẽ sớm bắt tay vào một cuộc đua với Mỹ liên quan đến việc định hình các chuẩn mực, và nếu điều này xảy ra, nó sẽ có những tác động chính sách quan trọng. Ở cấp độ khu vực, điều này sẽ gia tăng những thách thức đối với các quốc gia tìm cách "lách" trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Giữa các nước ASEAN đã xuất hiện những khác biệt trong cách giải thích về các quy định quan trọng của UNCLOS. Những bất đồng này có thể bị Mỹ hoặc Trung Quốc tranh thủ và điều này sẽ tiếp tục đe dọa sự thống nhất của ASEAN.
 
Ngoài ra còn có một khả năng khác là Mỹ và Trung Quốc sẽ ngày càng “thao túng” các quy tắc và chuẩn mực quốc tế để phục vụ những mục đích của riêng mình. Điều này sẽ làm xói mòn ý tưởng cốt lõi về các chuẩn mực và quy tắc quốc tế đã được thiết lập vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, thay vì lợi ích riêng của các cường quốc. Sự mở rộng âm thầm của cạnh tranh Trung-Mỹ đến khía cạnh này sẽ đe doạ an ninh quốc tế, đi ngược lại lợi ích của tất cả thế giới.
 
Việc duy trì thượng tôn pháp luật trên thế giới rất quan trọng với sự sống còn và phồn vinh của các tiểu quốc như Singapore. Do đó, chúng ta (Singapore, ND) cần theo dõi một cách sát sao cạnh tranh Trung - Mỹ liên quan đến định hình chuẩn mực, tránh bị lôi cuốn vào những lùm xum xung quanh phán quyết của Toà trọng tài.
 
Tác giả Angela Poh là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) ở Singapore;  Collin Koh là chuyên gia nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Biển, RSIS. Đây là phần lược dịch bài viết của hai tác giả đăng trên trang “Straitstimes”.
 
Vũ Hiền (gt)
 
(Nghiên Cứu Biển Đông)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...