Jump to content

Thương gia Úc tìm cách thu hẹp hố chia cách văn hoá với Trung Quốc


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Cựu Bộ trưởng Thương mại Andrew Bobb là một trong những kiến trúc sư chính của hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc
Cựu Bộ trưởng Thương mại Andrew Bobb là một trong những kiến trúc sư chính của hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc
 
 
  • PinExt.png
 
 
Phil Mercer

25.02.2016

Trong lúc sự bùng phát kinh tế nhờ hoạt động khai thác khoáng sản đến hồi kết thúc, Australia đang dồn nhiều hy vọng vào một hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2015. Theo tường thuật của thông tín viên Phil Mercer của đài VOA tại Sydney, các cơ hội làm ăn với Trung Quốc giờ đây đã tăng mạnh nhưng các thương gia Australia còn phải ra sức thu hẹp những sự khác biệt về văn hoá với Trung Quốc.

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã bày tỏ sự phấn khởi khi loan báo việc ký kết hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, là nước có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới. Ông phát biểu như sau tại quốc hội.

"Cám ơn ông Chủ tịch. Thưa ông Chủ tịch, hôm nay là một ngày hết sức tuyệt vời cho Australia. Đây là một ngày tuyệt vời cho công ăn việc làm của người dân Australia."

Cựu Bộ trưởng Thương mại Andrew Bobb là một trong những kiến trúc sư chính của hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc. Ông cho biết sự hiểu biết về văn hoá là cần thiết để xây dựng những mối quan hệ làm ăn lâu dài với Trung Quốc.

'Thiếu hiểu biết về văn hóa'

"Như quí vị đã biết, có một sự hạn chế là thiếu hiểu biết về văn hoá, không hiểu được cách thức công chuyên làm ăn được thực hiện như thế nào, những qui phạm văn hoá, những thứ mà chúng ta coi như đương nhiên là như vậy. Trung Quốc cũng vậy. Họ cũng có những thứ mà họ cứ nghĩ là chuyện đương nhiên. Chúng ta cần có sự hiểu biết lẫn nhau đó, sự tôn trọng lẫn nhau đối với những sự khác biệt, và một khi chúng ta làm được như vậy thì chúng ta có cơ hội để thật sự tận dụng mối quan hệ giữa đôi bên."

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nói chuyện với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, ngày 17/2/2016.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nói chuyện với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, ngày 17/2/2016.

Tết Âm lịch là một dịp có nhiều màn trình diễn văn hoá ngoạn mục của Trung Quốc ở Sydney.

Mối liên hệ văn hoá, xã hội và thương mại giữa Australia với đối tác thương mại hàng đầu của họ đang ở trong tình trạng tốt đẹp hơn bao giờ hết. Nhưng người nước ngoài thường khó lòng hiểu rõ những sự bí ẩn của việc làm ăn ở Trung Quốc. Trước khi họp có nên bắt tay hay không? Giơ ngón tay để chỉ trỏ trong lúc nói chuyện có làm người đối diện cảm thấy bị xúc phạm hay không? Có nên tặng quà hay không và nếu tặng thì tặng thứ gì? Đó là những câu hỏi mà một số công ty ở Australia đang mang lại những câu trả lời cho nhân viên của họ tại các khoá học về văn hoá Trung Quốc.

Bà Della Dang, một chuyên viên tiếp thị của Trung tâm Giám đốc Australia-Á châu, cho biết như sau.

"Nếu một thương gia Trung Quốc trao cho tôi một tấm danh thiếp, tôi phải đưa hai tay ra nhận và tôi cần phải bảo đảm là tôi không để danh thiếp đó vào những nơi thiếu tử tế, và khi nói tới những chỗ thiếu tử tế, tôi muốn nói là cho dù tôi bỏ tấm danh thiếp vào túi quần sau thì vẫn không được, bởi vì khi tôi ngồi xuống thì tôi ngồi lên tên họ của người đó. Đó là một hành động bất kính."

Thu hẹp hố chia cách

Bà Monika Tu đã làm trung gian để bán rất nhiều nhà cửa ở Sydney cho những khách hàng Trung Quốc từ khi bà di dân tới đây hồi cuối thập niên 1980. Bà cho biết việc thu hẹp hố ngăn cách văn hoá không phải là dễ dàng.

"Tôi đã ở đây 27 năm. Tôi cũng phải mất rất nhiều thời gian để hiểu được văn hoá của người Australia hoặc người phương Tây. Hai nền văn hoá  khác nhau quá nhiều. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu các bạn học hỏi cả hai nền văn hoá, chủ động làm việc đó, các bạn sẽ cảm thấy rất thích thú. Điều đó sẽ có lợi cho cuộc sống xã hội của các bạn, lối sống của các bạn, và còn có một điều quan trọng là nó có ích cho công việc làm ăn của các bạn."

Các công ty Australia muốn khuyếch trương hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc đang hy vọng hiệp định thương mại tự do sẽ mang lại cho họ rất nhiều lợi ích trong năm nay.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng con đường trước mắt vẫn còn nhiều chông gai.

Hiểu biết văn hóa

Du khách Trung Quốc chụp hình trước của Nhà hát opera Sydney ở Australia.
Du khách Trung Quốc chụp hình trước của Nhà hát opera Sydney ở Australia.

Bà Sally-Anne Gaunt, giáo sư môn quản trị đa văn hoá của Đại học New South Wales, cho biết tại nhiều nước Á châu người Australia bị xem là những người không làm việc chăm chỉ, không biết chịu khó.

Bà thuật lại như sau về lời khuyên mà bà nói với một viên giám đốc ở Singapore.

"Người phụ nữ trẻ đó than phiền rất nhiều về những khách hàng của cô. Cô nói ‘họ là những người lười biếng, 5 giờ chiều là đã bỏ sở về nhà.’ Cô nói ‘họ ra biển nghỉ mát, trong khi chúng tôi tôi ở đây ai nấy cũng đều làm việc hết sức chăm chỉ.’ Dĩ nhiên là cô ấy không hiểu được là khi chúng ta làm việc ở những nơi như Australia, chúng ta không có gia đình đông người, không ai giúp chúng ta làm việc nhà, chúng ta phải tự mình làm đủ thứ chuyện. Khi tôi nói tới những yếu tố đó, cô ấy cảm thấy hết sức ngạc nhiên. Cô ấy nói “Chẳng lẽ ở Australia bà không có người giúp việc nhà hay sao?’ Tôi nói ‘Không. Nhiều người không có người giúp việc nhà.’"

Australia hiện có hiệp định thương mại tự do với 10 nước, hầu hết là những nước ở Á châu như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Các nhà phân tích cho biết việc tận dụng lợi thế mà những hiệp định đó mang lại không thể chỉ là sản phẩm, giá cả và thái độ phục vụ, mà còn cần tới sự hiểu biết về những nền văn hoá phức tạp.

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...