Jump to content

Cải cách chính trị VN - tại sao không?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Đại hội Đảng CSVN 12
     Vietẹ nam đã có cải cách kinh tế, nhưng cải cách hệ thống chính trị thì chưa, theo tác giả.

Trong đại hội Đảng CSVN lần thứ 12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói, Việt Nam “đã tích cực đổi mới thể chế kinh tế và đạt một số kết quả nhất định. Nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm.”

Theo chúng tôi, Việt Nam có cải cách thể chế kinh tế, nhưng cải cách hệ thống chính trị thì chưa và Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách chính trị, trong đó có tự do trong việc thành lập và hoạt động của các tổ chức dân sự độc lập.

Khi tổ chức dân sự được thành lập thì quyền lợi nhóm đó được tổ chức đứng ra bảo vệ là điều đương nhiên. Đó là một điều tốt cho hệ thống chính trị xã hội, như đã được tranh cãi cách đây hơn 200 năm ở nước Mỹ vào những ngày đầu lập quốc.

James Madison trong bài viết số 10 (Federalist No. 10) đăng trên báo New York năm 1787, lập luận rằng, nhà nước nên khuyến khích người dân thành lập nhóm (faction) thay vì cấm.

Càng nhiều nhóm được thành lập thì càng nhiều lãnh vực được bảo vệ, càng nhiều nhóm thì quyền lợi của nhiều người được đảm bảo, càng nhiều nhóm thì sự công bằng trong xã hội càng được gia tăng chớ không giảm sút.

    Khi nhà nước độc quyền trong mọi việc vận hành kinh tế, xã hội, chính trị thì chất xám toàn dân sẽ không được sử dụng đúng mức, đất nước sẽ không có hiệu suất cao


    TS. Trương Thanh Dương


Tổ chức dân sự là một đòi hỏi tự nhiên trong cấu trúc xã hội ngày nay. Trong sự hình thành và phát triển của xã hội, khi sự công bằng nếu được định nghĩa rằng mọi người đều có cơ hội ngang nhau lúc khởi điểm, còn kết quả là tùy theo sự cố gắng của mỗi người, thì các tầng lớp khác nhau trong xã hội được tạo ra là điều không tránh khỏi.

Khi sự thành công, kỹ năng, và của cải không là giống nhau cho tất cả mọi người, thì sự phân chia nhóm thành các tổ chức để chia sẽ các giá trị, mục tiêu, ý thích, là một nhu cầu cần được đáp ứng.
Là nhu cầu và quyền

Tổ chức dân sự là một nhu cầu ở Viêt Nam và cũng là quyền con người đã được ghi trong bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) của Liên Hiệp Quốc.

Điều 20 của UDHR nói “mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa.” Điều 22 của ICCPR nói “mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình.”

Khi các tổ chức dân sự độc lập được tự do thành lập và hoạt động, không bị rào cản hay sách nhiễu của chính quyền, sẽ tạo điều kiện cho mọi công dân tham gia tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Như Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) độc lập ở Việt Nam là một ví dụ, trước khi Viện tự giải thể vào năm 2009.
 
Xã hội dân sự ở Việt Nam
    Một nhà nước lành mạnh thì không có điều gì phải quan ngại xã hội dân sự, theo tác giả.
Nếu cho rằng không cần thành lập các tổ chức dân sự để tự bảo vệ quyền lợi và thăng tiến lợi ích chung của nhóm mình, Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi và thăng tiến lợi ích hài hòa cho hết mọi công dân trong xã hội.

Nếu vậy thì chúng ta thử nhìn lại hiệu quả trong sự tập trung chỉ đạo của chính phủ ra sao qua kinh nghiệm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Trong tất cả các loại nguyên cứu khoa học thì có lẽ nguyên cứu thực nghiệm (experimental research) là được tin cậy nhất.

Thực nghiệm cho thấy, với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung khi mà các thành phần kinh tế khác cấm không được tham gia để góp phần cho dân giàu nước mạnh, đã không mang lại kết quả như mong đợi của các nhà lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa.

Bài học kinh tế trong kế hoạch hóa tập trung không chỉ là sự chệch pha trong sự tập trung chỉ đạo của Trung ương và thực tế của kinh tế thị trường, nhưng là sự tham gia của người dân trong việc vận hành kinh tế, xã hội, chính trị.

    Sự đối đầu này không đáng lo ngại khi Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, như lời nhiều nhà lãnh đạo Đảng CSVN và Nhà nước hay nói, thì không ai ở trên luật hay mọi người phải tuân theo luật, trong đó Hiến pháp là pháp luật cao nhất


    TS. Trương Thanh Dương


Khi nhà nước độc quyền trong mọi việc vận hành kinh tế, xã hội, chính trị thì chất xám toàn dân sẽ không được sử dụng đúng mức, đất nước sẽ không có hiệu suất cao.
Không đáng lo ngại

Có một số người lo sợ rằng các tổ chức dân sự độc lập sẽ mang lại sự đối đầu với chính quyền.

Sự đối đầu này không đáng lo ngại khi Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, như lời nhiều nhà lãnh đạo Đảng CSVN và Nhà nước hay nói, thì không ai ở trên luật hay mọi người phải tuân theo luật, trong đó Hiến pháp là pháp luật cao nhất.

Nguyên tắc của nhà nước pháp quyền được đảm bảo bởi sự hiện diện của các cơ quan tố tụng độc lập, có thẩm quyền tài phán đối với các tranh chấp giũa Nhà nước với các tổ chức dân sự nếu có.

Tòa án dùng Hiến pháp và pháp luật để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể pháp lý, mang công bằng đến cho mọi người, dù họ có thuộc tổ chức nào.

Đẩy mạnh cải cách chính trị ở Việt Nam để cho mọi người dân tham gia các tổ chức dân sự độc lập, để cùng với Nhà nước tham gia xây dựng, phản biện, giám sát và thực thi các chính sách.
 
Xã hội dân sự
Vai trò của xã hội dân sự lâu nay đã ngày càng được nhiều giới trong đó có nhiều quan chức ở Việt Nam thừa nhận.

Như thế sẽ giúp đất nước sử dụng được đội ngũ kiến thức ở người dân, làm cho người dân có trách nhiệm hơn với nước nhà, và quan hệ giữa chính quyền và người dân được được cải thiện chớ không đối khán như lo sợ.

Trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân tại Hạ Long năm 2014, cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói “đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự.

Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.

Đổi mới thể chế kinh tế với sự đóng góp của kinh tế tư nhân đã giúp cho dân giàu nước mạnh.

Cải cách chính trị, trong đó có tự do trong việc thành lập và hoạt động của các tổ chức dân sự độc lập sẽ giúp cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Từ trong tâm tưởng của mỗi người, ai cũng muốn đất nước được dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, dù họ có thuộc ý thức hệ nào đi nữa.
 
TS. Trương Thanh Dương
Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
 
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả có chuyên môn được đào tạo về chính sách công và kinh tế chính trị, đang sinh sống và làm việc tại Texas, Hoa Kỳ.
 
(BBC)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...