Jump to content

Tập Cận Bình hành động làm suy yếu Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Li Tianxiao & Larry Ong, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy
7 Tháng Tám , 2016
 

Cải cách toàn diện một cơ quan trung kiên của Đảng, có thể ám chỉ những thay đổi chính trị khác

Students vow to obey the exam regulations before sitting the 2014 college entrance exam of China, or the "gaokao", in Bozhou, east China's Anhui province on June 7, 2014. (AFP/AFP/Getty Images)

Học sinh gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản trước tiên cần tuyên thệ “kiên quyết ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc “. Vào ngày 2 tháng 8, lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã giám sát một cuộc cải cách toàn diện Đoàn Thanh niên. (AFP/AFP/Getty Images)

Phân tích tin tức

Tập Cận Bình, lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã công bố một loạt các biện pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của một tổ chức quan trọng của ĐCSTQ [đó là]: Đoàn Thanh niên cộng sản [Trung Quốc].

Vào ngày 2 tháng 8, cơ quan ngôn luận nhà nước Tân Hoa Xã đã công bố rằng Đoàn thanh niên sẽ trải qua một cuộc “cải cách toàn diện”, giảm bớt các vị trí lãnh đạo và làm mới lại các cấp thấp hơn của nó. Tổ chức này của Đảng cũng sẽ được cơ cấu lại để phục vụ cho “các tầng lớp cơ sở” và thanh niên của Trung Quốc.

“Giảm bớt lãnh đạo và bổ sung cán bộ cấp dưới là một việc phải làm” Zhu Lijia, một nhà triết học và là trưởng bộ phận thanh tra kỷ luật thuộc Học viện Hành Chính Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, đã nói với tờ báo bán chính thức Tân Kinh Báo (The Beijing News).

Quảng cáo

Diễn biến này đi cùng với một loạt những động thái tương tự, động chạm đến các khía cạnh về tổ chức và kỷ luật nội bộ của Đảng cộng sản. Mục đích cuối cùng của tất cả những hành động này, không được Tập Cận Bình công bố – nhưng có khả năng một phần mục đích là để mở đường và tạo ra một tiền lệ cho việc tái cấu trúc chính trị rộng lớn hơn, nếu có nhu cầu cần thiết.

“Là một tổ chức xã hội, Ủy ban Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản cần phải tập trung công việc cốt lõi của mình vào những người cấp dưới, chứ không phải vào những người cấp trên,” quan chức Zhu Lijia này cho biết. Ông Zhu đã viện dẫn đến Tổng liên đoàn Lao động Trung Quốc và Hội liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc – là hai tổ chức chính trị nhỏ hơn trong chế độ Trung Quốc – như là các ví dụ về các tổ chức xã hội.

Sự giải thích của ông Zhu ám chỉ rằng việc cải cách Đoàn Thanh niên là nhằm hạn chế tầm quan trọng của một tổ chức chính trị mà ĐCSTQ gọi là “đạo quân hậu tập và phụ tá” của mình.

Trong gần nửa thế kỷ, Đoàn Thanh niên đã sản sinh ra những tinh hoa, tinh túy cho giới lãnh đạo của Đảng. Những cựu lãnh đạo Đảng như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương và Hồ Cẩm Đào cũng như lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, tất cả đều là cựu cán bộ của Đoàn Thanh Niên.

Nhưng gần đây, Tập Cận Bình đã chỉ trích Đoàn Thanh niên và tìm cách hạn chế sự tham gia của cán bộ [Đoàn].

Trong tháng 2, ông Tập đã nói rằng Đoàn Thanh niên là “quan liêu, cứng nhắc, quí tộc và theo hướng ‘tiêu khiển’”. Tờ Nhật báo Thanh niên Trung Quốc (China Youth Daily), ấn phẩm chính thức của Đoàn Thanh niên, đã công bố trong tháng 3 rằng chi đoàn Thượng Hải của Đoàn Thanh Niên, đã sắp xếp các hoạt động hợp lý hơn và giảm bớt các cấp bậc của mình.

Vào tháng 4, Bloomberg đã đưa tin rằng Đại học Nghiên cứu Chính trị Thanh niên Trung Quốc, một trường đại học của Đoàn Thanh Niên, có thể ngừng tiếp nhận sinh viên đại học.

Trong tháng 5, Thời báo Toàn Cầu (Global Times), một ấn phẩm theo chủ nghĩa dân tộc của chế độ [Trung Quốc], đã thông báo rằng ngân sách của Đoàn Thanh niên đã bị cắt giảm một nửa (306,27 triệu Nhân dân tệ trong năm 2016 so với 624,13 triệu Nhân dân tệ trong năm 2015), và nói bổ sung rằng tổ chức này đã “phải đối mặt với những chỉ trích công khai vì đã quá trịch thượng và không hiệu quả.”

Một số nhà phân tích nói rằng Tập Cận Bình đang hành động chống lại Đoàn Thanh niên để làm giảm sút ảnh hưởng của cái gọi là Phe phái Đoàn Thanh niên hoặc “Đoàn Phái”. Các thành viên của phe nhóm này bao gồm cả những cán bộ Đảng cấp cao như Thủ tướng Lý Khắc Cường. Họ được cho là trung thành đối với cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào, một cựu thành viên nổi bật của Đoàn Thanh niên và được cho là người đứng đầu Đoàn Phái bởi vì ông Hồ đã giúp cho quá trình thăng tiến của họ.

Tuy nhiên, có nhiều điểm đáng ngờ xung quanh việc coi Đoàn Phái là một nhóm lợi ích có tính chất bè phái, ông Li Datong, một cựu biên tập viên tại Nhật báo Thanh niên Trung Quốc, đã nói với New York Times. Ông Li nói rằng những sự chỉ trích gần đây về Đoàn Thanh niên, cho thấy Đoàn Phái không hơn một “thây ma chính trị”.

Nếu Đoàn Phái không phải là một lực lượng chính trị, có khả năng việc tái cơ cấu Đoàn Thanh niên cộng sản của Tập Cận Bình, là một phần của một ý đồ lớn hơn.

Việc tái cơ cấu Đoàn Thanh niên có thể là một cuộc thử nghiệm cho chính việc cải tổ toàn diện hệ thống của Đảng, khi xem xét cơ cấu tương tự của hai tổ chức này. Ông Tập có 2 lợi thế trong việc tái cơ cấu Đoàn Thanh niên trước: ông sẽ đối mặt với ít sự chống đối hơn từ các phe phái chính trị đối lập, và việc tái tổ chức [Đoàn Thanh niên] thành công sẽ chứng minh tính khả thi của việc tái cơ cấu toàn diện đối với ĐCSTQ vốn đã bị xơ cứng.

Các học giả Trung Quốc đã ca ngợi việc cải cách hệ thống, trên báo chí Trung Quốc ở trong nước và nước ngoài, trong những tháng gần đây.

Wang Yukai, phó chủ tịch Hiệp hội Cải cách hành chính Trung Quốc, một chuyên gia cố vấn Trung Quốc, nói với các hãng truyền thông tiếng Trung ở Singapore và Hồng Kông vào đầu năm nay rằng, ĐCSTQ có thể học hỏi từ hệ thống chính trị của Singapore, và thậm chí áp dụng “mô hình chính phủ Singapore”.

Trong khi đó, Tài Tân (Taixin), một tạp chí tài chính Trung Quốc có uy tín, đã đăng tải một bài viết của ông Du Khắc Bình (Yu Keping) –  trước đây là thành viên của nhóm chuyên gia cố vấn phục vụ cho cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, trong đó ông Du đã viết về cách mà chế độ Trung Quốc có thể học hỏi từ những cải cách dân chủ của cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Việc công bố bài viết của ông Du là rất có ý nghĩa bởi vì các phương tiện truyền thông chính thống tại [Trung Quốc] Đại lục thường chỉ trích cải cách của Gorbachev, là đã gây ra sự tan rã của Liên bang Xô viết.

Tạp chí nổi tiếng Hồng Kông Yazhou Zhoukan (Tuần báo Châu Á) đã đăng tin trong tháng 5 rằng Tập Cận Bình có ý định giải tán Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, tại một hội nghị chính trị quan trọng trong năm 2017.

Thật khó nói chắc chắn tất cả những cử chỉ này có nghĩa gì – nhưng có vẻ rõ ràng rằng các tiền lệ đang được thiết lập, các thông điệp đang được chuyển tải một cách tinh tế, và các nhà quan sát nên sẵn sàng cho những thay đổi với qui mô lớn hơn và bất ngờ hơn, nếu như các tình huống đòi hỏi sự thay đổi.

Xie Dongyan đã đóng góp cho bài viết này.

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...