Jump to content

Một nông gia Úc gây “bão tố” trên vùng tranh chấp Biển Đông


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Một nông gia Úc gây “bão tố” trên vùng tranh chấp Biển Đông

Cali Today News – Khi không còn là một nông gia canh tác trên cao nguyên miền đông nam New South Wales, ông Hans Berekoven làm một nhà khảo cổ tài tử, thử đi khám phá tìm lại các di bản nghệ thuật (artefacts) trong các con tàu chìm cho bảo tàng Mã Lai

Ông đã thuật lại ông từng bị một tàu tuần duyên Trung Cộng trấn phía ngoài đảo Luconia Shoals gây khó dễ cách đây vài năm.

Vành đai đảo này chỉ là những viền đá ngầm và những hòn đảo rất nhỏ nhô lên mặt nước nên sóng khá nhiều. Đó là nguyên cớ cho Mã Lai đặt chúng cái tên là Bãi Sóng Luconia ( Luconia Breakers). Vị trí các đảo nhỏ này cách bờ đảo lớn Borneo, Malaysia khoảng 84 hải lý. Vị trí mà ông Berekoven bị tàu Trung Cộng ‘gây sự’. Ông kể lại bọn Trung Cộng muốn đuổi nhóm ông ra khỏi vùng khi nhóm ông tới và chuẩn bị lặn. Thấy nhóm ông tới, tàu Trung Cộng liền nhổ neo di chuyển tới chạy quanh tàu nhóm ông để hù doạ.

Trung Hoa từng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, bao gồm quần thể Luconia Shoals này ngay vào năm 1947. Nhưng theo Giáo Sư Clive Schofield, chiếu theo Công Ưóc LHQ về Luật Biển UNCLOS, phán quyết đã xem khoảng cách 84 hải lý xa Mã Lai đương nhiên thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Mã Lai là hợp pháp nhất.Tuy là người Úc nhưng ông Berekoven rất tức giận do tuần duyên Trung Cộng đã phá hoại trầm trọng các rạng đá ngầm tại đây. Hàng loạt dây neo của tàu Trung Cộng neo vào các mõm đá ngầm thiên tạo, vì lý do đó mỗi lần gió to, sóng lớn, hay dòng chảy thay đổi làm các rặng san hô và đá ngầm kia bị phá huỷ hàng loạt.

Ông Berekoven chọn ngày lễ độc lập của Mã Lai, ngày 31 tháng Tám năm ngoái để tỏ hành động phản kháng bằng cách dựng cờ Mã Lai trên đảo.

Trong đoạn Video ông cho phổ biến sự đụng độ miêu tả tuần tự sự việc như sau:

Ông cùng với viên quản lý viện bảo tàng, hai thân hữu Mã Lai cùng một phóng viên tờ Borneo Post. Họ dựng một cột thép không rỉ có bệ xi măng xong dựng ngọn cờ Mã Lai lên (trong hình). Trong lúc này tàu Trung Cộng đứng ngoài biển cách 500 mét nhìn vào.

Theo ông, bọn Trung Cộng phải liên lạc về Bắc Kinh và dỉ nhiên Bắc Kinh phải liên lạc về Kuala Lumpur (Mã Lai) do đó phải đặt Mã Lai trước một tầm mức quan trọng “phải giải quyết”?

Quả thật, sáng hôm sau có một máy bay Mã Lai bay thật thấp trên thuyền của nhóm ông Berekoven và hòn đảo đó. Sau đó có con tàu của Mã Lai vào hòn đảo và tháo cờ đi.

Theo ông Berekoven, đây là hành động hết sức vô lý khi vị trí hòn đảo trong phạm vi 200 dặm đặc quyền kinh tế (EEZ) của Mã Lai? nhưng họ tự tháo cờ xuống? Ngọn cờ đó đúng ra khẳng định chủ quyền và thẩm quyền của Mã Lai.

Nhưng theo giáo sư Schofield, ông không ngạc nhiên hành động “quá nhượng bộ” của Mã Lai. Lý do bao lâu nay Mã Lai chủ trương “im lặng ngoại giao” để tránh đụng độ xích mích về vấn đề ngoại giao với Trung Cộng.

Căng thẳng về dầu, khí và chủ quyền đánh cá

Giáo sư Schofield quan niệm, căng thẳng tại Biển Đông xảy ra do vùng này quá giàu về nguồn khoáng sản thiên nhiên dầu khí. Thêm vào đó sự cần thiết của tự do hải hàng ngang qua một thuỷ lộ nhộn nhịp nhất thế giới cũng là tác nhân căng thẳng không kém. Bắc Kinh ước lượng chính Biển Đông không thôi cũng cung cấp tới 12% lượng hải sản toàn cầu. Ông Schofield cho hay nguồn thực phẩm dồi dào như vậy sẽ cung cấp lượng protein cho hàng trăm triệu người.

Mã Lai vẫn có hành động chống lại Bắc Kinh tuy rất hiếm; đó là trường hợp 100 ngư dân Trung Cộng đã vi phạm vào vùng Luconia Shoals năm này khiến Mã Lai phải gọi toà đại sự Trung Cộng phản đối.

Bộ trưởng bộ an ninh quốc gia Mã lai là Shahidan Kassim ra lệnh Cơ Quan Giám Sát Hải Hành Mã Lai phái hải quân tới theo dõi tình hình tại Luconia Shoals do tình trạng thuỷ sản sụt giảm nghiêm trọng.

Giáo Sư Schofield cho rằng việc đánh bắt quá hạn tại vùng này đang làm số lượng thuỷ sản sinh sôi nảy nở tại vùng đảo nói trên sụt giảm quá mức, thiệt hại trầm trọng cho ngư nghiệp của Mã Lai.

Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền chồng chéo và đánh cá cũng ‘chồng chéo’ vào ngư trường nước khác. Tận khai thác và vơ vét hải sản của nước bạn là nguyên nhân số lượng cá tại ngư trường này biến mất càng lúc càng nhiều.

Ông Berekoven vẫn can đảm. Ông sẽ thực hiện thêm chuyến hải trình tới Luconia Islands của Mã Lai tiếp tục công việc tìm di vật văn hoá trong các tàn tích tàu thuyền bị đắm xưa dưới lòng biển vùng này. Ông sẽ tiếp tục phục vụ cho bảo tàng Mã Lai và thách thức ‘đường chín khúc’ của Trung Cộng.

By Bill Brown/ ABC South East NSW
bản dịch của Đinh Hoa Lư

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...