Jump to content

Trương Nhân Tuấn - Tiền Hà Nội nhiều quá


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Ngân sách của Hà Nội, theo các tài liệu công bố (không chính thức), chiếm 50% ngân sách quốc gia dành cho các tỉnh. Đây là một con số lớn kinh khủng.
 
Hà Nội có "trọng lượng" ngân sách bằng 33 tỉnh thành của đất nước Việt Nam (gồm 63 tỉnh và 5 thành phố).
 
Hà Nội là "trung ương" nên muốn gì cũng được, xài bao nhiêu cũng được ? 
 
Vấn đề là, 50% nhân dân cả nước còm lưng đóng thuế, chỉ riêng cho Hà Nội xài.
 
Với ngân sách đó lãnh đạo Hà Nội đã xây dựng được cái gì ở nơi gọi là ngàn năm văn vật này ?
Không cần phải là "lão làng" ở đây mới có thể trả lời. Một du khách "cỡi ngựa xem hoa" cũng có thể thấy bề mặt Hà Nội ra sao.
 
Người ta thấy một thế giới Hà Nội mê tín dị đoan, một không gian kiến trúc Hà Nội màu sắc nham nhở vô trật tự, một đời sống Hà Nội hỗn mang vô phép tắc. Người ta cũng thấy một Hà Nội chặt chém, bún mắng cháo chưởi và cũng thấy một Hà Nội đặc sắc man rợ với những gian hàng bán thịt chó lộ thiên lớn nhứt thế giới...
 
Văn miếu, Quốc tử giám, đền Quán thánh, chùa Trấn quốc, đền Ngọc sơn… là những tiêu biểu của văn hóa và văn minh Việt, thực ra chỉ là những khu chợ chồm hổm bán chữ, bán thần, bán thánh…. Những ngày tết, khói hương những nơi đây bốc lên như nhà cháy, mà là thứ khói độc do các chất hóa học làm nhang. Không biết mấy ông từ giữ đền ở đây là ai? công việc là giữ đền hay giữ... thùng tiền? Những tấm hoành phi, những bức tượng chỉ sạch sẻ, bóng loáng ở bề mặt. Nhìn phía sau loan lổ đến mức nham nhở, bụi bặm, gián nhện bám đầy. Còn dưới sạp thờ, được che nửa kín nửa hở tấm vải điều đỏ, mấy chai bia (hay rượu?) trống không nằm lăn lóc.
 
Thiện nam tín nữ Hà thành cúi đầu vái lạy những thứ nham nhở trần tục đó. Những bức tượng mặt xanh mặt đỏ vô tri mà tay nắm đầy tiền.
 
Người ta thấy một Hà Nội tín ngưỡng với con rùa già ghẻ lở, lặn ngụp trong vũng nước thối gọi là Hồ Gươm. Có năm người ta làm xe hoa, làm kiệu rước con rùa, tôn nó lên làm linh vật.
 
Thiêng liêng gì ở những thứ đó?
 
Người ta thấy một Hà Nội ăn sổi ở thì, bức tường gốm sứ, sau vài năm xuống cấp trở thành bức tường gớm ghiết. Ở Hà Nội người ta làm để cho có, trọng về hình thức bề ngoài hơn là sự bền vững lâu dài.
 
Người ta cũng thấy một Hà Nội xe cộ chen chúc kẹt đường. Người ta chen nhau, chẳng ai nhường ai, đèn xanh mặc kệ đèn xanh. Xe ông bảng xanh thì ông ưu tiên vượt đèn đỏ. Hà Nội là trung ương nên cũng đúng thôi. Mỗi ông đầy tớ là mỗi chiếc xe. Số lượng xe của mấy ông đầy tớ nối đuôi nhau sẽ dài hơn tất cả những con đường ở Hà Nội gộp lại. Không kẹt xe mới là điều lạ.
 
Mà khi ra đường, mọi thứ mặt nạ đều rớt xuống. Đạo đức con người thể hiện qua tính cách lái xe.
 
Đâu rồi cái thanh lịch của người Tràng An?
 
Những thứ gọi là "lịch sự", là "tinh túy văn hóa", trước kia làm nên nét "thanh lịch của người Tràng An", chắc hẵn là đã di cư vô nam năm 54. Lớp người này còn gọi là bắc cờ 54, vô nam hai bàn tay trắng.
 
Nhờ ở cái "tinh túy văn hóa, lịch sự Tràng An", không bao lâu lớp người di cư này trở thành lớp thượng lưu, không giàu nhưng có học, nắm hầu hết các guồng máy chính trị và văn hóa VNCH. Thử đọc lại các tác phẩm văn học nổi tiếng, hay các tập giáo trình của VNCH ngày xưa, tác giả phần lớn là bắc cờ 54.
 
Bây giờ Hà Nội chuẩn bị cho người sang Bắc Kinh (hay Singappour) học cách trồng cây xanh.
 
Tiền Hà Nội nhiều quá, xài không hết thì giao cho các tỉnh vùng cao, vùng sâu để xây cầu, xây nhà, xây trường học...
 
Ngày xưa, khi bắt đầu mở mang, miền Nam cho người sang các nước nông nghiệp tiên phong (như Phi, Đài Loan...) để học kỹ thuật cải giống lúa. Các trường kỹ sư "Nông Lâm Súc" cũng được dựng lên cùng thời. Nhờ đó mà VN bây giờ sản xuất gạo đứng đầu thế giới.
 
Nhưng sau 75, VN chỉ chú trọng phần "nông" mà bỏ lơ phần "lâm" và "súc". Việc Hà Nội dự tính gởi người đi học trồng cây cho thấy sự thất bại của việc giáo dục.
 
Nhưng dầu vậy, chuyên gia VN về cây xanh chắc chắn là tài ba hơn chuyên gia Bắc Kinh và Singapour.
 
Vùng Camargue của nước Pháp (hạ nguồn sông Rhone), trước kia là vùng đầm lầy, một số nông dân VN được Pháp tuyển chọn đưa sang đây để biến vùng đất này thành đồng ruộng. Vùng Camargue hiện nay đã trở thành đồng ruộng phì nhiêu.
 
Tây còn học kinh nghiệm ở nông dân VN. Việc trồng cây xanh dân ở Hà Nội bây giờ (dự tính ) gởi chuyên gia đi học nước ngoài, đúng là chuyện chuối trồng ngược.
 
Hà Nội còn chuyện cầu Long Biên, còn chuyện tháp truyền hình...
 
Chuyện nào đọc qua "kế hoạch" thấy đều "oải". Dân đóng thuế (để mấy ông Hà Nội xài bậy) có nước chết.
 
Trương Nhân Tuấn
 
(FB Trương Nhân Tuấn)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...