Jump to content

Phản ứng của dư luận sau vụ nổ hàng loạt tại Thái Lan


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-08-13

  •  
000_EN0SS.jpg
Một cảnh sát Thái Lan soát túi xách của khách du lịch vô đền Erawan hôm 13/8/2016, sau vụ nổ bom hàng loạt vào ngày hôm trước. Ngôi đến này từng bị đánh bom vào tháng 8/2015.
icon-zoom.png AFP photo

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 
 

 

Dân chúng hoang mang

Theo truyền thông Thái Lan cho biết, đã có hàng loạt vụ nổ bom và đốt các trung tâm thương mại xảy ra tại các địa điểm du lịch thuộc các tỉnh miền Nam Thái Lan như: T’rang, Prachuop Khirikhant, Phang Nga, Phu Ket, Surachthani và Nakhorn Srithammarath.  Từ chiều ngày 11/8 đến trưa ngày 12/8/2016, các vụ việc này đã xảy ra liên tiếp làm cho 4 người chết và hàng chục người khác bị thương, trong số đó có một số du khách nước ngoài.

Được biết, ngày 12/8 hàng năm là ngày sinh nhật của Hoàng Hậu Thái Lan Sirikit, là một ngày lễ hết sức quan trọng của người dân ở Thái Lan và các tỉnh miền Nam Thái Lan, nơi xảy ra các vụ nổ bom vừa kể trên là địa bàn của phe Áo Vàng, lực lượng ủng hộ Hoàng gia Thái Lan.

Đáng chú ý, tại Hua Hin, một địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Prachuop Khirikhant, nơi được mệnh danh là kinh đô của Hoàng gia, đã xảy ra 2 vụ nổ liên tiếp cách nhau mấy tiếng đồng hồ tại 4 địa điểm khác nhau, làm tử vong 2 người và 17 người khác bị thương.

Ông Somchai, một người dân ở Hua Hin cho biết:

“Sự việc này chưa từng xảy ra, nhất là ở đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Thái Lan. Người dân chúng tôi ai cũng hết sức lo lắng và sợ hãi trước các diễn biến bạo lực như vậy.”

Anh Wath, một người làm nghề phục vụ khách du lịch ở tỉnh Phuket thấy rằng, các hành động phá hoại liên tiếp đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành du lịch của Thái Lan ở các khu du lịch thuộc miền Nam, do du khách cảm thấy lo sợ trước tình trạng bất ổn. Anh bày tỏ:

“Có lẽ tôi phải chuyển chỗ làm việc, lo sợ lắm. Tôi đã làm việc ở đây 4 năm nhưng chưa thấy tình trạng này bao giờ. Những người khác ở đây 10-20 năm họ cũng bảo chưa bao giờ thấy những việc như thế này.”

Được biết, hiện nay, tình hình an ninh tại Thái Lan đã được siết chặt ở mức cao và các nhà lãnh đạo Thái Lan nêu quyết tâm sẽ tiêu diệt đối với những kẻ phá hoại và không cho phép họ dung thân trên đất nước Thái.

Đã có một số Đại Sứ quán nước ngoài tại Bangkok đã đưa ra khuyến cáo công dân nước họ đang có mặt tại Thái Lan hạn chế việc đi du lịch ở miền nam Thái Lan và đến các tụ điểm công cộng để tránh nguy hiểm.

Nói về mục đích của các hành động này, Chuyên gia Nguyễn Văn Tự, một nhà quan sát chính trị người Thái gốc Việt thấy rằng, các hành động phá hoại xảy ra ngay sau khi Thái Lan vừa kết thúc cuộc trưng cầu dân ý thông qua bản Hiến Pháp mới ngày Chủ Nhật 7/8/2016, với sự đồng thuận ở mức 61,5% là một hành động có tính toán. Theo ông, đáng chú ý là việc chọn ngày sinh nhật của Hoàng Hậu Thái Lan Sirikit để tấn công, là việc lợi dụng sự lơi lỏng của chính quyền trong ngày lễ trọng đại này, đồng thời phe chống đối muốn chuyển một thông điệp mạnh mẽ đến chính quyền quân sự. Ông nhận định:

“Mục đích của những hành động này trước hết nhằm mục đích gây khó khăn và tạo ra các ảnh hưởng xấu cho chính quyền quân sự, nhằm gây ảnh hưởng đến kinh tế, đầu tư và chính trị để thế giới mất tin tưởng vào Chính phủ. Thứ 2 là làm cho dân chúng hoang mang thì Chính phủ hiện nay khó cai trị.”

Ngay sau vụ nổ, một sĩ quan Cảnh sát ở tỉnh Surachthani yêu cầu giấu danh tính cho biết:

“Theo tôi đây là những hành động với mục đích gây bất ổn, cho dù đến lúc này vẫn chưa có các bằng chứng xác thực để khẳng định mục đích của các hành động như thế làm gì? Với cách thức chế tạo bom có nhiều điểm giống nhau, nên tôi nghĩ rằng các vụ việc này có liên quan đến nhau.”

Ai là thủ phạm?

Dư luận ở Thái Lan cho rằng, đây là các hành động bạo lực mang tính chính trị, của lực lượng chống đối Chính phủ, nhằm đáp trả chính quyền quân sự của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha. Giới chức quân đội Thái Lan cho biết, biết các tỉnh miền Nam Thái Lan nơi xảy ra các vụ khủng bố kể trên ở cách xa 3 tỉnh cực nam Thái Lan, nơi có hoạt động của lực lượng phiến quân Hồi Giáo chống Chính phủ hoạt động từ nhiều năm nay và các vụ nổ này không liên quan.

Đánh giá về thủ phạm gây ra hàng loạt các hoạt động phá hoạt, chuyên gia Nguyễn Văn Tự cho rằng, nhà chức trách Thái Lan nhận định rằng các hành động đó là nằm trong âm mưu của một lực lượng chống đối chính phủ hiện nay ở Thái Lan, chứ không phải là hành động mang tính khủng bố. Ông cho biết:

“Người ta nghi ngờ tới chính quyền vừa bị lật đổ mà người đứng sau là ông Thaksin Shinawatra, thứ 2 là một lực lượng trong quân đội đã bị thanh trừng họ tự làm nhằm trả thù cho những thành phần tướng lĩnh từng theo Thacksin trước đây nay đã bị loại bỏ.”

Theo báo chí Thái Lan, ngay sau khi vụ việc xảy ra, cựu Thủ tướng Yingluck Shinnawatra đã viết trên trang Facebook cá nhân để chia sẻ những thiệt hại về người và của cho những người dân vô tội. Bà Yingluck cực lực lên án kẻ đứng sau vụ việc đánh bom hàng loạt này, điều mà bà cho rằng đã gây tổn thất lòng tin đối với Thái Lan và gây thiệt hại về kinh tế trên diện rộng. Đồng thời bà yêu cầu chính quyền nhanh chóng tìm ra kẻ gây án để xử lý theo luật pháp.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo lực lượng Áo Đỏ Jatuporn Prompan, Chủ tịch Mặt trận Dân chủ chống Độc tài đã lên tiếng phủ nhận việc dư luận nghi vấn thủ phạm các hành động phá hoại này, có liên quan đến lực lượng Áo Đỏ, ủng hộ cựu Thủ tướng Thacksin Shinnawatra.

Đánh giá các diễn biến sắp tới và tương lai của nền chính trị Thái Lan trong thời gian trước mắt, ông Nguyễn Văn Tự thấy rằng, các hành động phá hoại tương tự có thể gây thiệt hại về nhiều mặt chính trị, kinh tế hay xã hội. Song theo ông, sẽ không làm thay đổi quyết tâm của giới chức lãnh đạo Quân đội. Ông nói:

“Bầu cử là chủ trương chủ chốt của Chính phủ hiện nay, các hoạt động chống đối càng gia tăng thì khiến phía Quân đội càng cứng rắn hơn. Nếu phía chống đối nhường bước hay chùn tay thì phía chính phủ quân sự sẽ không cứng ngắc, nhưng nếu làm càng dữ tợn thì phía Quân đội càng cứng rắn hơn, vì Quân đội là lực lượng chủ chốt của nhà nước ở Thái Lan.”

Theo báo Nation của Thái Lan cho biết, thiếu tướng Piyaphan Pingmuang, người phát ngôn Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, nói rằng vụ việc vừa xảy ra không phải là hành động khủng bố. Theo ông ở Thái Lan không có xung đột về sắc tộc và tôn giáo hoặc những mối đe dọa khủng bố liên quan tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Đồng thời ông cũng cho rằng các vụ nổ cũng không liên quan đến tình trạng bất ổn ở 3 tỉnh miền Nam Thái Lan nơi có hoạt động của lực lượng phiến quân Hồi Giáo chống Chính phủ lâu nay.

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...