Jump to content

Xã hội dân sự bắt đầu chiến dịch ‘tranh cử quốc hội’ ở Việt Nam?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Lần này và khác hẳn với những lần trước, dường như đang bắt đầu một chiến dịch ứng cử cho cuộc bầu cử quốc hội Việt Nam vào tháng 5/2016,l dành cho Xã hội dân sự.
image_2_13.png?itok=AEH8fZMC
Xã hội dân sự bắt đầu chiến dịch ‘tranh cử quốc hội’ ở Việt Nam?

Sát tết nguyên đán 2016, Tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà Nội là người khởi phát phong trào ứng cử độc lập. Là một nhà hoạt động nhân quyền có uy tín và cũng là một trí thức được khá nhiều người dân cùng giới trí thức Hà Nội biết đến, ông Nguyễn Quang A có hy vọng sẽ thắng cử nếu cuộc bầu cử diễn ra sòng phẳng mà không bị các cơ quan tổ chức bầu cử của chính quyền can thiệp thô bạo hoặc chơi xấu.

Những kỳ bầu cử quốc hội trước đây, chỉ có rất ít ứng cử viên độc lập tham dự. Hầu như không ai thành công. Với rất nhiều lý do, trong đó tận dụng các tiểu xảo về thủ tục ứng cử, cơ quan tổ chức bầu cử đã cố gắng loại ứng cử viên độc lập “từ vòng gửi xe”. Thậm chí một số ứng cử viên độc lập như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê Thăng Long… sau khi tự ứng cử đã phải vướng vòng lao lý.

Tuy nhiên, sự thể đến nay đã khác. Nếu đảng cầm quyền dự kiến gần 900 ứng viên cho bầu cử quốc hội, trong đó có 80 trung ủy (một cách gọi đối với ủy viên trung ương) được “cơ cấu” như một lẽ đương nhiên, thì Xã hội dân sự cũng có đến hàng trăm người có thể ra ứng cử độc lập.

Có nhiều cái tên đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào hoạt động nhân quyền về dân oan đất đai ở Hà Nội như Mai Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Trương Dũng, JB Nguyễn Hữu Vinh, Phan Cẩm Hường… đều là những người hoàn toàn có tiếng nói mạnh mẽ trong Quốc hội Việt Nam nếu trúng cử.

Bên cạnh đó, giới trí thức độc lập, mặc dù còn tồn tại một số quan điểm và cách nhìn khác nhau, vẫn có thể đóng vai trò là nhân tố đại diện cho tầng lớp thấp cổ bé họng để gióng lên tiếng nói trong nghị trường. 

Trong một bài viết của mình, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã nêu ra những phát động rất đáng tham khảo với không chỉ Xã hội dân sự mà cả những ứng viên độc lập khác ở Việt Nam:

- Hãy tự ứng cử và vận động những người có đủ tiêu chuẩn ra ứng cử;

- Hãy giúp việc thực hiện các quy định hiện hành (dẫu còn rất thiếu sót) một cách công khai, minh bạch và đúng quy định;

- Những người tự ứng cử (không phải do đảng Cộng sản Việt  Nam đề cử) hãy tập hợp thành Nhóm ứng viên ngay từ bây giờ cho đến 13-3-2016 để giúp nhau trong quá trình ứng cử; cho đến 22-5-2016 trong quá trình chuẩn bị bầu cử và giám sát quá trình hiệp thương, quá trình bầu cử và giám sát kiểm phiếu; cho đến ngày Quốc hội mới họp trong việc khiếu nại liên quan đến ứng cử, bầu cử.

Ngay trước mắt là thời điểm “chốt” danh sách ứng cử vào ngày 13/3/2016. Ngay sau tết nguyên đán, nhiều khả năng chiến dịch tranh cử độc lập của Xã hội dân sự sẽ chính thức tiến hành. Cũng nhiều khả năng, chính quyền các cấp và nhiều địa phương sẽ “quán triệt” về cung cách thanh loại ứng cử viên độc lập như họ đã từng làm quá nhiều lần trước đây.

Tuy nhiên vào kỳ bầu cử quốc hội Việt Nam lần này, mối quan tâm của giới quan sát phân tích và báo chí quốc tế là nhiều hơn hẳn những lần trước. Sau đại hội 12 của đảng cầm quyền với quá nhiều kịch tính, dư luận đang chú tâm vào những thay đổi bắt buộc của chính quyền nếu chính quyền đó còn muốn tồn tại.

Bầu cử quốc hội và đặc tính “dân chủ đến thế là cùng” của nó chính là một trong ít phép thử cuối cùng của đảng cầm quyền.

Lê Dung / SBTN

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...