Jump to content

Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy Chủ nghĩa Mác: Nên lắm!


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Trên báo điện tử Bauxite Việt Nam ngày 13/8/2016, dưới tiêu đề “Hãy bỏ cuộc chiến này sau lưng chúng ta“, Mary Beth Marklein cho biết Đại học Fulbright Việt Nam sắp khai giảng nhưng còn chần chờ trước đòi hỏi của Nhà nước Việt Nam là theo Luật pháp Việt Nam thì phải giảng dạy Chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
 
https://chimbaobao.files.wordpress.com/2011/11/marxism.jpg
 
Thế giới đã bước qua gần một phần tư thế kỷ 21. Trong chương trình đào tạo của nhiều trường đại học Phương Tây cũng có môn học về học thuyết Mác chứ đâu chỉ có ở Việt Nam. Ngay trước năm 1975, môn học về Chủ nghĩa Mác đã được giảng dạy tại Đại học Văn khoa Saigon của Việt Nam Cộng hòa. Điều mà Đại học Fulbright Việt Nam nên cân nhắc là giảng Chủ nghĩa Marx như thế nào chứ không phải là giảng hay không giảng.

Nước Đức, quê hương của Karl Marx, bây giờ không thực hành chủ nghĩa Marx nhưng vẫn tự hào có Marx là một trong những triết gia người Đức nổi tiếng thế giới. Đông Đức ngày nay vẫn bảo tồn con đường mang tên Karl Marx. Học thuyết của Mác vẫn được giảng dạy có phê phán trong một số trường đại học cùng với một số học thuyết khác.

Từ sau khi Chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ ở Liên Xô và ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, rất nhiều nhà khoa học và nhà triết học đã nghiên cứu các nguyên tác của Karl Marx và đã công bố nhiều khám phá quan trọng. Sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản ở các nước Đông Âu kể từ năm 1989 và ở Liên Xô vào năm 1991 là điều không thể chối cãi. Sự cáo chung đó chứng minh sự suy sụp của học thuyết Mác về thực tiễn. Sự cáo chung đó cũng là sự cáo chung của ý thức hệ Mác xít áp dụng vào thực tiễn. Còn về lý luận thì sao?

Lênin và Stalin chỉ là 2 hướng đi thừa kế lý luận của Mác. Riêng với Lênin, đứng trên quan điểm nhận thức triết học, ông không giải quyết những vấn đề triết lý, vì theo ông, mọi vấn đề triết học cơ bản đã được Karl Marx và Engels giải quyết rồi. Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên, kể từ Đại hội Tours năm 1920, tiếp nhận và truyền bá học thuyết của Mác về Việt Nam. Ông không sáng tạo một hệ tư tưởng nào hoàn chỉnh và độc lập.

Tác phẩm cơ bản của Chủ nghĩa Mác vẫn là bộ Tư bản. Ngay sau khi kiệt tác “Tư bản” của Mác được xuất bản thì một thế hệ các nhà kinh tế châu Âu mới đã xuất hiện. Họ đã sửa chữa những sai lầm của Mác và của các nhà kinh tế học cổ điển. Theo nhà nghiên cứu Michael Harrington thì: Mác đã hết sức sai lầm trong việc hiểu vai trò của vốn, thị trường, giá cả và tiền tệ trong sự thúc đẩy sự dư thừa vật chất của loài người. Vì thế chủ nghĩa lý tưởng của Mác đã đưa chúng ta trở về thời kỳ nguyên thủy, nếu không nói là man rợ. Trong suốt cuộc đời của Mác, ông không sao giải quyết được “Lỗ hổng” trong mô hình của ông đã viết trong Tư bản tập 1 là vấn đề chuyển đổi – tỉ xuất lợi nhuận và giá trị. Đây là 1 vấn đề hóc búa, nó sẽ kéo theo toàn bộ lâu đài học thuyết của Mác xuống đống đổ nát (Lechtheim 1970, 192-93). Cho đến Tư bản tập 3 do Engels hoàn thành cũng không thực hiện được lời hứa giải quyết mâu thuẫn hư cấu này của Mác.

Tuy vậy, trong những phân tích triết học về chủ nghĩa tư bản thị trường của Mác vẫn còn những yếu tố có giá trị và đáng được quan tâm. Vì thế, trong cuốn sách có tên “100 cuốn sách có tầm ảnh hưởng nhất” của Martin Saymour Smith năm 1998, có 7 nhà kinh tế học được kể đến, gồm Adam Smith, Thomas Robert Malthus, John Maynard Keynes, Friedrick von Hayek … và Karl Marx. Năm 1978 Karl Marx được xếp thứ tự trước Adam Smith nhưng đến năm 1992, sau khi chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô sụp đổ, Smith được chuyển lên trước Marx.

Học thuyết do con người tạo ra. Nó thuộc về thượng tầng kiến trúc. Khi hạ tầng cơ sở đã thay đổi thì nó hoặc không còn tồn tại hoặc phải thay đổi để không trở thành vật cản đối với sự phát triển của xã hội. Học thuyết Mác ra đời vào cuối thế kỷ thứ 19, phát triển mạnh vào giữa thế kỷ thứ 20 rồi đã suy tàn vào cuối thế kỷ thứ 20.

Ở Việt Nam, Nguyễn Khải, đại tá, nhà văn quân đội, người vào cuối cuộc đời, viết tùy bút “Đi tìm cái tôi đã mất”, đã có lần nói với Trần Đĩnh về học thuyết Mác: “Hóa ra cái chủ nghĩa này sai mẹ nó rồi còn gì nữa!” (xem Tùy bút Đèn cù của Trần Đĩnh tập 2 chương 47). Trong “Đi tìm cái tôi đã mất”, Nguyễn Khải nói về các tín đồ của Mác: “Dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy, về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu gom được cả một đời chỉ là một cái kho chứa đủ thứ tạp nham”.

Nghiên cứu, phê phán hệ tư tưởng Mác là để định vị sự phát triển và thất bại của chủ nghĩa Mác ở chung cuộc, về sự thống trị của một bóng ma không thể phục hồi trên con đường quyền lực tư tưởng của chủ nghĩa Mác.

Sinh viên không thể được biết những điều phê phán này trong các giảng đường đại học Việt Nam nhưng Đại học Fulbfight Việt Nam lại có thể làm được, giúp giải độc cho các sinh viên đã và đang học về chủ nghĩa Mác-Lenin trong các nhà trường Việt Nam, vì theo Mary Beth Marklein thì một trong 3 tiêu chí mà luật pháp của Hoa Kỳ đòi hỏi Đại học Fulbright Viet Nam là“Thiết lập một chính sách giáo dục tự do” và “Cấm kiểm duyệt các tư tưởng bất đồng hoặc quan điểm chỉ trích một cách xây dựng”.

Với tất cả sự thông minh của mình, Đại học Fulbright Viet Nam đừng chần chờ nữa, nhận lấy cơ hội này, để xứng đáng với lời đã tự giới thiệu, là một Đại học kiểu mới, một mô hình Đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật, sáng tạo trí thức, giúp sinh viên độc lập suy nghĩ, sáng tạo và phát triển. Đó cũng là điều mà nhiều người Việt Nam đang mong đợi ở Đại học Fulbright Viet Nam.

Trên mục “Giáo dục” của báo điện tử Vietnamnet ngày 15/8/2016 có bài “Luận văn về đề tài The School of Athens gây xôn xao giới học thuật của nam sinh 18 tuổi Nguyễn Tiến Thành” đã làm cho hầu hết người đọc vừa mừng, vừa lạ. Mừng là vì dân Việt Nam là một trong những dân tộc thông minh. Lạ là không hiểu đây có phải do kết quả giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lenin trong các trường học ở Việt Nam không? Nếu đây là kết quả giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lenin thì Đại học Fulbright Viet Nam không có lý do gì khước từ việc giảng chủ nghĩa Mác, còn nếu đây là kết quả do không bị nhồi sọ chủ nghĩa Mác thì Đại học Fulbright Việt Nam càng nên nhận lấy sứ mạng và vinh dự của mình như đã phân tích trong bài này.

Hà Dương Minh
15-8-2016
 

---------------------------------------
Tư liệu tham khảo:
– Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống chủ nghĩa tư bản – phần 1 và phần 2 (NCQT).
– Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít, tác giả Đặng Phùng Quân đăng trên Việt Nam thư quán tháng 7/2013.
– Nhìn nhận biện chứng về chủ nghĩa tư bản (NCQT).
– Karl Marx : một nhà nhân văn lãng mạn (NCQT)./.

(Ba Sàm)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...