Jump to content

Vì sao Iran cho phép Nga sử dụng các căn cứ không quân ?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

media
Các oanh tạc cơ Tupolev-22M3 và Sukhoï-34 cất cánh từ căn cứ Hamadan của Iran (ảnh minh họa)RUSSIAN DEFENCE MINISTRY / AFP

Trong bài báo có tiêu đề « Tại sao Iran cho phép Nga sử dụng các căn cứ không quân của Iran? », nhật báo La Croix nhận định đây là « một biện pháp dựa trên sự tin cậy giữa hai nước ».

Sự hợp tác mà Nga và Iran áp dụng từ ngày 16/08/2016 là chưa từng có. Từ sau Chiến Tranh Thế Giới lần thứ 2, Iran chưa bao giờ tiếp nhận các đơn vị quân đội nước ngoài đến đóng căn cứ tại nước này. Việc Nga là nước đầu tiên có căn cứ quân sự tại Iran có ý nghĩa quan trọng cả về quân sự và ngoại giao, vì liên minh Nga - Iran thể hiện vị thế của cả hai nước về vấn đề Syria. Kiểu liên minh này đối lập với kiểu liên minh phương Tây do Mỹ đứng đầu bị Nga đánh giá là yếu kém. Trên thực tế, Nga và Iran có nhiều bất đồng, đặc biệt về mục tiêu tấn công hoặc vai trò trao cho tổng thống Syria Bachar Al Assad. Nhưng đối với cả Nga và Iran, liên minh lần này dựa trên sự tin cậy lẫn nhau.

Liên minh giữa Téhéran và Mátxcơva diễn ra trong bối cảnh quan trọng và phức tạp. Nói như vậy là vì có thể Nga và Mỹ sẽ lên kế hoạch về một liên minh quân sự ở Aleppo, trong khi đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lại bất ngờ quay lại hợp tác. Ở Syria, khi đặt căn cứ thường trực tại Hmeimim, Nga đã cho thấy mong muốn đóng quân lâu dài tại Syria và có được thế mạnh trong giải quyết khủng hoảng.

Từ khi ký thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, Mỹ đã rút ra khỏi khu vực, điều này có lợi cho Nga. Với sự hiện diện đương nhiên trong khu vực, Mátxcơva có được toàn bộ ưu thế vì Trung Đông đã trở thành khu vực để Nga khẳng định sức mạnh trên trường quốc tế. Điều đó có nghĩa là đó không phải là một chiến lược thực sự do Nga lên kế hoạch mà Nga có được là do khôn khéo về chiến thuật khi cơ hội đến với Nga. Về phía Iran, La Croix cho rằng liên minh với Nga cho phép Iran thể hiện khả năng can thiệp của chế độ và vai trò xây dựng của nước này trong khu vực.

La Croix cũng nhận định là liên minh quân sự giữa hai nước cũng phụ thuộc cả vào các yếu tố kinh tế. Ban đầu, Nga muốn sử dụng căn cứ quân sự ở Syria nhưng các oanh tạc cơ của Nga quá lớn. Còn nếu đặt căn cứ tại Iran, Mátxcơva tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu vì thời gian bay ngắn, và cũng vì thế mà các oanh tạc cơ có thể mang thêm nhiều bom.

 

Liên minh này đặt lại nghi vấn về việc Liên Hợp Quốc cấm vận vũ khí vì Mátxcơva không còn lý do để phong tỏa việc chuyển vũ khí và tên lửa đến Teheran. Từ 15 năm nay, hai nước có nhiều hợp tác kinh tế, đặc biệt trên lĩnh vực vũ trang và năng lượng. Sức mạnh của Nga và Iran trong khu vực cũng cho phép hai nước phối hợp để hưởng lợi trong hợp tác kinh tế với các nước láng giềng. Nga đã thành công trong việc phô trương sức mạnh tại thủ đô của mỗi nước, theo La Croix, đây là điểm nổi bật nhất của lần quay lại Trung Đông lần này của Nga. 
Người Trung Quốc sống ở Pháp lo lắng về việc mất an toàn

Trên lĩnh vực xã hội, nhật báo Le Figaro chú ý tới vấn đề an ninh của người Trung Quốc tại Pháp. Trong bài viết có tiêu đề «Người Trung Quốc sống ở Pháp lo lắng về việc mất an toàn », Le Figaro nêu trường hợp ở thành phố Aubervilliers, ngoại ô Paris, nơi có tới 4000 người châu Á sinh sống và làm việc, rất nhiều vụ tấn công đã xảy ra.

Vài ngày sau khi xảy ra vụ cướp túi, tấn công dã man, cướp đi mạng sống của một người Trung Quốc 40 tuổi sống ở thành phố Aubervilliers, chủ tịch Hiệp Hội Thanh Niên Trung Quốc Tại Pháp nhận xét « Tình trạng hiện nay minh chứng cho việc sự kỳ thị tiềm ẩn đã trở thành sự kỳ thị thường ngày », tố cáo sự mất an toàn và sự phân biệt đối xử lan rộng nhằm vào cộng đồng châu Á. Trước đó, ở Aubervilliers, đã xảy ra hàng loạt vụ tấn công bạo lực nhằm vào người châu Á. Nhưng theo một người dân, người Trung Quốc là mục tiêu chính của các vụ bạo lực này.

Còn cảnh sát thành phố cho biết, trong vòng bảy tháng đầu năm 2016, các vụ trộm cướp có sử dụng vũ lực và nhằm vào người Trung Quốc hoặc người gốc Trung Quốc đã tăng từ 35 vụ lên tới 105 vụ so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, theo chủ tịch Hiệp Hội Thanh Niên Trung Quốc Tại Pháp, con số này tăng cũng bao hàm cả một thực tế khác, đó là vì ngày càng có nhiều người khởi kiện.

Tố cáo các vụ tấn công mà mình là nạn nhân là một phản xạ mới trong cộng đồng người Trung Quốc và được Hiệp Hội Thanh Niên Trung Quốc Tại Pháp cổ vũ. Hiệp hội này cho biết đã gây sức ép để cải thiện việc đón tiếp các nạn nhân Trung Quốc tại các sở cảnh sát nhưng tình hình ở Aubervilliers rất nhạy cảm và đòi hỏi cảnh sát tăng cường lực lượng. Chủ tịch Hiệp Hội Thanh Niên Trung Quốc Tại Pháp than phiền là chính quyền thành phố Aubervilliers nói là lưu ý đến yêu cầu của họ nhưng lại không cam kết gì cả. Anh này khẳng định đã gửi thư cho thủ tướng Pháp Manuel Valls hồi tháng 02/2016 để cảnh báo sự bùng nổ vũ lực. Trước đó, vào năm 2015, chủ tịch của ba Hiệp Hội Pháp –Trung, sau khi thu được 25.000 chữ ký, đã gửi đơn khiếu nại lên thủ tướng Pháp, phê phán « tình trạng an ninh tồi tệ» của cộng đồng người châu Á tại Pháp.

Brexit : Việc kiểm soát người nhập cư ít tác động tới mức lương của người Anh

Chuyển sang thời sự nước Anh, trong bài viết « Brexit : việc kiểm soát người nhập cư tác động ít tới mức lương của người Anh », nhật báo Le Monde nhận định tác động của người nhập cư tới kinh tế Anh Quốc vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi.

Trong chiến dịch vận động trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, những người ủng hộ Brexit, ủng hộ việc tăng cường kiểm soát biên giới đã quy là người nhập cư phải chịu trách nhiệm về hàng loạt vấn đề như : mức lương của người Anh bị giảm, giá nhà đất nhảy vọt, bệnh viện quá tải, người Anh ở nhiều vùng mất việc…

Tuy nhiên, theo đánh giá của tổ chức tư vấn độc lập Resolation Foundation công bố ngày 16/08/2016, trong trường hợp số người nhập cư giảm từ 330.000 người xuống còn 99.000 người/năm thì ngay cả trong các lĩnh vực có nhiều người nước ngoài làm việc nhất, lương của người Anh cũng chỉ tăng 0,2%-0,6% từ nay tới năm 2018. Nhưng những vấn đề khác xoay quanh Brexit và sự sụt giảm đồng bảng Anh sẽ khiến thu nhập thực tế của người Anh giảm 2%.

Tổ chức này cũng cho thấy việc giảm số người nhập cư không làm người lao động được tăng lương nhiều nhưng gây ra hàng loạt vấn đề trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn như tới 30% nhân lực trong các lĩnh vực khách sạn và dịch vụ chăm sóc con người là người nước ngoài. Rất ít người Anh, cho dù đang thất nghiệp, chấp nhận làm các công việc thu nhập thấp này. Vì thế, trong các lĩnh vực này, rất khó bù đắp việc thiếu hụt nhân công. Trong khi đó, theo University College Luân Đôn, từ năm 2001 đến năm 2011, người nhập cư đóng góp tới 20 tỉ bảng vào chính công. Còn Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế đánh giá, từ năm 2005, dân nhập cư đã đóng góp gần 50% tăng trưởng hàng năm.

Trong khi đó, văn phòng tư vấn bảo thủ Migration Watch UK lại đánh giá là người nhập cư khiến nước Anh phải tiêu tốn 4-17 tỉ bảng/năm, hàng tháng họ đều công bố các bản báo cáo chi tiết về tác động của người nhập cư tới thị trướng bất động sản và hệ thống an sinh xã hội của Anh Quốc.

Bởi vậy, Le Monde nhận định, cuộc chiến giữa các con số còn lâu mới ngã ngũ.

Các thành phố « ăn theo » làn sóng Pokemon Go

Trên lĩnh vực giải trí, trong bài viết có tựa “Các thành phố « ăn theo » làn sóng Pokemon Go”,nhật báo Le Figaro cho biết, tại Pháp, nhiều thành phố đã tranh thủ trào lưu chơi Pokemon Go để thu hút giới trẻ đến săn Pokemon và đi du lịch.

Le Figaro cho biết, hiện ở Pháp có tới hơn 6 triệu “tín đồ” của trò chơi Pokemon Go. Một số thành phố như Douaumont (Meuse) hay Bressolles (Ain) đã cấm trò Pokemon trong các hầm chứa hài cốt để thể hiện lòng tôn kính vì đây là các công trình tưởng niệm.

Các chú Pokemon nằm rải rác từ thành phố tới nông thôn, nhưng tập trung rất nhiều ở các công trình lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, bảo tàng, công viên, … Đây là các “pokestop” “pokegym” mà người chơi bắt buộc phải đến nếu muốn được lên cấp độ cao hơn. Một số văn phòng du lịch đã nắm bắt được điều này, và để “ăn theo” Pokemon Go, họ đã tổ chức các tour du lịch đi săn Pokemon bằng tàu hỏa “Poketrain”, bằng xe bus “Pokebus” hay bằng du thuyền “Pokeboat”. Người Pháp đầu tiên bắt được 150 chú Pokemon đã được một văn phòng du lịch đặt tại thành phố anh sống mời làm hướng dẫn viên cho một tour du lịch săn Pokemon.

Mục đích của các văn phòng du lịch này là thu hút giới trẻ. Họ tin rằng các bạn trẻ chơi Pokemon không phải lúc nào cũng dán mắt vào màn hình điện thoại để săn các chú Pokemon. Đây là cơ hội để họ khám khá xung quanh. Le Figaro dẫn lời một văn phòng du lịch cho biết là các bạn trẻ, rất nhiều người sống ngay tại thành phố, đã nói là các tour du lịch Pokemon Go kiểu này đã cho phép họ khám phá nhiều điều trong thành phố.

Một số văn phòng du lịch trở thành các “pokestop”  “pokegym”. Một khi đã đẩy cửa bước vào bên trong các văn phòng du lịch này, các “tín đồ” Pokemon Go không chỉ hỏi về Pokemon mà còn hỏi về các địa điểm và công trình của thành phố. Như vậy, trò chơi đã kích thích óc hiếu kỳ về các di sản và cho phép họ thăm thú thành phố theo một cách mới.

 

(RFI)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...