Jump to content

Sân golf trong sân bay: Mâu thuẫn lợi ích quân đội với lợi ích công chúng


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Sân golf của quân đội gần sân bay Tân Sơn Nhất đang trở thành biểu tượng cho sự mâu thuẫn lợi ích giữa lực lượng này và công chúng.
Đây là nhận định của cây bút Mike Ives từ hãng thông tấn AP trong bài viết ngày 3/5. Ông Ives cho rằng việc đề xuất xây dựng sân bay Long Thành thay vì sử dụng lô đất mà Bộ Quốc phòng đang dùng làm sân golf, cho thấy quyền lực của quân đội cũng như tầm ảnh hưởng của lực lượng này lên nền kinh tế Việt Nam.
Sân golf của quân đội gần sân bay Tân Sơn Nhất đang trở thành biểu tượng cho sự mâu thuẫn lợi ích giữa lực lượng này và công chúng.
Sân golf của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư bên trong sân bay Tân Sơn Nhất đang trở thành biểu tượng cho sự mâu thuẫn lợi ích giữa lợi ích quân đội này và lợi ích công chúng ngày càng gay gắt
BBC tiếng Việt giới thiệu với bạn đọc toàn bài viết:

Sân bay bận rộn nhất của Việt Nam giờ đây là tâm điểm của một vụ việc gây tranh cãi liên quan đến quyền lực của quân đội trong lĩnh vực thương mại.

Để giải quyết tình trạng quá tải tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ở TP.HCM, người ta đã đề xuất xây một sân bay trị giá 15,8 tỷ đôla, cách đó khoảng 40km.

Tuy nhiên một số cư dân thành phố và các chuyên gia hàng không nói việc mở rộng sân bay sang khu đất kế đó, vốn trước đây chế độ Sài Gòn dùng để phát triển cho sân bay, là điều hợp lý hơn.

Dư luận cũng không khỏi thắc mắc là vì sao nơi này lại được sử dụng để xây dựng sân golf.

Sử dụng lô đất kế bên làm sân golf là “bất hợp lý”, ông Lê Trọng Sanh, cựu trưởng phòng quản lý bay sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nói. “Chúng tôi cần lấy lại sân golf”.

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện đón khoảng 20 triệu lượt khách mỗi năm và được cho là sẽ đón 25 triệu khách vào năm 2017 sau khi được mở rộng.

Phần đất này nếu được đưa vào khai thác xây dựng đường bay và bãi đỗ mới có thể nâng số lượng khách lên 45 triệu người vào năm sau.

Trong khi đó, nếu xây sân bay Long Thành để thay thế cho sân bay Tân Sơn Nhất hiện hành sẽ tiêu tốn gần bằng 1/10 GDP Việt Nam và tạo áp lực tài chính rất lớn, là gánh nặng đối với nền kinh tế.

 

Hình ản kẹt xe thường thấy tại sân bay Tân Sơn Nhất do chỉ có một ngả vào chung cho cả ga nội địa và quốc tế, trái ngược với hình ảnh thông thoáng bên cổng vào sân golf, vốn chỉ phục vụ giải trí cho một số đối tượng lắm tiền nhiều của
Hình ảnh kẹt xe thường thấy tại sân bay Tân Sơn Nhất do chỉ có một lối vào chung cho cả ga nội địa và quốc tế, trái ngược với hình ảnh thông thoáng bên cổng vào sân golf, vốn chỉ phục vụ giải trí cho một số nhân vật lắm tiền nhiều của.
Cuộc tranh luận làm nổi bật một vấn đề hiếm thấy ở Việt Nam: Mâu thuẫn giữa lợi ích của quân đội với lợi ích công chúng

Kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào lĩnh vực kinh tế, đã cho ra đời hàng loạt doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, từ xây dựng, dịch vụ sân bay, đóng tàu, may mặc, đến các lĩnh vực khác.

Hai tập đoàn được nhiều người biết đến là Viettel và Ngân hàng Quân đội.

Theo thống kê của chính phủ, các doanh nghiệp quân đội có lợi nhuận trước thuế là 46 nghìn tỷ đồng (2,14 tỷ đôla) trong năm 2014.

Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp này đôi khi hoạt động ngoài tầm kiểm soát và quy mô các hoạt động thương mại của họ vẫn chưa được làm rõ.

Phía quân đội đã từ chối đề nghị phỏng vấn và không trả lời câu hỏi qua email từ các phóng viên về hoạt động thương mại của mình.

 

Sân golf Tân Sơn Nhất nằm sát vòng lượn hạ cánh của máy bay
Sân golf Tân Sơn Nhất chiếm 1/3 khu đất trong bối cảnh sân bay kẹt cứng từ dưới đất lên trên trời, từ trong ra ngoài sân bay


 

 

 

Ông Andrew Wood, trưởng phân tích gia tại châu Á của hãng tư vấn BMI Research, nói các doanh nghiệp quân đội tại Việt Nam đóng vai trò trong nền kinh tế nội địa lớn hơn so với Trung Quốc và Indonesia.

Viettel thu về gần 2 tỷ đôla lợi nhuận trước thuế hồi năm ngoái, tức 85% lợi nhuận từ cả khối doanh nghiệp quân đội, trang Zing News dẫn lời tổng giám đốc doanh nghiệp này, ông Nguyễn Mạnh Hùng hồi tháng Một.

Bà lê Thị Thanh Hoa, hành nghề bán chim bên đường gần sân golf cạnh sân bay, nói quân đội là chủ thuê mặt bằng của bà và nhiều người khác trong khu vực, đồng thời cho biết bà đã trả tiền thuê 30 triệu đồng/tháng trong 5 năm qua.

“Quân đội rất nhiều quyền lực và họ kiểm soát toàn bộ khu vực này”.

Sân golf Tân Sơn Nhất chỉ cách đó khoảng nửa cây số, với nhà nghỉ câu lạc bộ – Điện Him Lam – được lót đá cẩm thạch và đèn chùm mạ vàng tại tiền sảnh.

Him Lam, công ty tư nhân có logo đặt tại tòa nhà, có quan hệ “mật thiết” với Bộ Quốc phòng và đã tham gia vào nhiều dự án lớn tại các công trình do quân đội sở hữu, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ viết vào năm 2006, theo tài liệu được trang Wikileaks rò rỉ.

Tài liệu này cũng nói ông Dương Công Minh, chủ tịch tập đoàn Him Lam, từng nói với các nhà ngoại giao rằng đất đai và tiền thuê bất động sản là nguồn thu “ngoài ngân sách” chính của Bộ Quốc phòng.

(BBC)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...