Jump to content

Hạt mơ: Thảo dược chữa ho của Trung Hoa có một loại Vitamin gây tranh cãi


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Conan Milner, Epoch Times | Dịch giả: Minh Nguyễn
24 Tháng Tám , 2016
 
(Professional foto/Shutterstock)

(Professional foto/Shutterstock)

Đập vỡ lớp vỏ cứng bên ngoài hạt mơ, chúng ta sẽ thấy phần nhân hạt có hình dạng và hương vị rất giống quả hạnh. Hạt mơ thường được dùng làm hương vị cho rượu Amaretto Ý (cái tên có ý nghĩa là “Tình yêu đắng”). Chúng cũng là một thảo dược quan trọng trong Y học Trung Hoa và thường được biết đến với tên “hạnh nhân” (Hạt mơ đắng).

Cũng giống như những quả hạch và hạt khác, hạnh nhân có đặc tính nhuận trường nên được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua để điều trị các tình trạng nóng và khô ở miệng và hậu môn. Công dụng phổ biến của hạnh nhân là chữa trị khô phổi và ho mãn tính, nhưng nó cũng có thể được dùng để chữa táo bón.

Dùng một ít hạt mơ rất hữu ích trong việc điều trị bệnh khô miệng, đau họng, khô da, và viêm thanh quản.

Dùng một ít hạt mơ rất hữu ích trong việc điều trị bệnh khô miệng, đau họng, khô da, và viêm thanh quản.

Quảng cáo

Một trong những thành phần cốt yếu trong hạnh nhân là chất hóa học được gọi là amygdalin, đã được nghiên cứu cho thấy có thể giảm mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ mắc bệnh ho và có chức năng nhuận tràng nhẹ.

Rất nhiều những thực vật khác chứa amygdalin, như là quả hạnh, hạnh đào, hạt táo, đậu lima, và hạt điều, nhưng cho đến nay hạt mơ là nguồn giàu amygdalin nhất.

Mặc cho những đặc tính y học và có sự quyến rũ giống quả hạnh, hạt mơ là một loại thảo dược cần dùng với sự cảnh giác. Khi amygdalin bị phân giải trong thân thể, chúng sẽ tạo ra một lượng nhỏ hydrocyanic acid hoặc cyanide – một chất có độc tính cao. Nếu bạn sử dụng quá nhiều hạt mơ, nó có thể gây buồn nôn, nôn mửa, hôn mê, và thậm chí là tử vong.

 

Câu chuyện của Vitamin B17

Vậy thì lý do vì sao mà người ta lại muốn sử dụng những hạt mơ này? Nhiều chứng cứ cho thấy rằng amygdalin điều trị được ung thư.

Khả năng chống ung thư của amydalin được nghiên cứu lần đầu tiên ở Nga trong thập niên 1840, và ở Hoa Kỳ vào thập niên 1920, nhưng các nhà nghiên cứu xác định rằng nó quá độc hại va không thể sử dụng rộng rãi. Nhưng Tiến sĩ Ernst T. Krebs (1911-1996), một nhà hóa sinh người Mỹ, đã bị thuyết phục rằng amygdalin là một điều trị hữu hiệu. Krebs coi ung thư là một sự thiếu hụt dinh dưỡng và đổi tên amygdalin thành “vitamin B17” – ông tin rằng mình đã tìm được chất dinh dưỡng quan trọng có thể chữa trị ung thư.

Krebs kê một liều lượng cao B17 trong chế độ trị liệu chống ung thư của mình – liều lượng này cao hơn rất nhiều so với chỉ định trong y học cổ truyền Trung Hoa. Trong nỗ lực bù đắp cho độc tính của chất mà được gọi là vitamin này, con trai của Krebs đã điều chế ra loại thuốc amygdalin bán tổng hợp được gọi là Laetrile trong những thập niên 1950.

Trong năm 1963, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm loại thuốc này, nhưng tiếng tăm chống ung thư của nó tiếp tục thu hút sự chú ý. Những phòng khám chữa bệnh điều trị bằng Laetrile nhanh chóng mọc lan ra ở nước láng giềng Mexico nơi mà đến tận ngày nay loại thuốc này vẫn được luật pháp cho phép sử dụng.

Cục FDA tuyên bố rằng Laetrile chỉ đem đến một hi vọng viển vông bởi có rất ít bằng chứng cho thấy rằng chúng có hiệu quả trong điều trị ung thư, nhưng một số người vẫn nghĩ rằng FDA sẽ không bao giờ phán quyết loại  thuốc này một cách công bằng.

Phim tài liệu “Second Opinion” năm 2014 thảo luận về sự che đậy tác dụng của Laetrile ở Tổ chức Ung Thư Sloan Kettering năm 1970. Theo những lời khai tố giác, tổ chức ung thư đã giấu nhẹm những chứng cứ từ một trong chính những nhà khoa học làm việc cho tổ chức – Tiến sĩ Kanematsu Sugiura – người đã cho thấy rằng dẫu Laetrile không chữa được ung thư, nhưng chúng có thể ngăn chặn sự di căn.

Trong khi cuộc tranh luận về Laetrile vẫn nổi lên rầm rộ, câu chuyện về vitamin B17 đã dấy lên một thực tế được những chuyên gia cả hai phía cùng đồng ý: sử dụng hạt mơ liều lượng cao để chữa trị ung thư là không an toàn.

Amygdalin được cho là cách điều trị ung thư tương tự với hóa trị –  cả hai đều độc hại đối với tế bào thân thể người, nhưng nếu sử dụng có chiến lược, rất có hi vọng rằng chúng sẽ tiêu diệt ung thư trước khi tiêu diệt bạn. Tuy nhiên, một thử nghiệm lâm sàng kiểm nghiệm thuốc Laetril tại phòng khám Mayo đã phát hiện rằng trong khi một số bệnh nhân ung thư có lượng cyanide trong máu ở ngưỡng nguy hiểm gây tử vong, không ai có bất kì cải thiện bệnh tình nào.

Laetril có ở dạng thuốc vỉ và thuốc tiêm (Phòng khám Mayo thử nghiệm trên cả hai loại). Trong khi cả hai phương pháp đều không chứng minh được hiệu quả, các nghiên cứu cho thấy sẽ an toàn hơn rất nhiều nếu sử dụng thuốc tiêm. Bởi vì khi sử dụng thuốc qua đường miệng, những vi khuẩn trong ruột phá vỡ thuốc thành cyanide, làm nhiễm độc các mô khỏe mạnh. Thuốc tiêm tránh được quá trình này trong ruột, nên chất độc có khuynh hướng nhắm tới các tế bào ung thư.

Điều này có nghĩa rằng sử dụng một số lượng nhiều hạt mơ giàu amygdalin cũng có thể đầu độc chúng ta. Nhưng với những người tin vào một âm mưu y tế đang đẩy xa họ ra khỏi một loại vitamin cần thiết, sự thật này dễ bị bỏ qua.

Liều thuốc độc nếu sử dụng hàng ngày

shutterstock_144036598

Nhiều website khuyến khích sử dụng từ 7 đến 9 hạt quả mơ một ngày như một biện pháp phòng ngừa ung thư, và 40 hạt một ngày với những ai đã bị ung thư từ trước. Trên một website quảng bá cho hạt mơ tuyên bố rằng những chuyện về độc tính “chỉ là một lời đồn thổi mà các cơ sở y tế phù phép ra để hù dọa bạn đừng tìm kiếm sự thật và sử dụng một liệu pháp điều trị ung thư hoàn toàn tự nhiên và rẻ tiền”.

Nhưng theo Ralph W. Moss, Ph.D., người tố giác đã phơi bày vụ việc che giấu tác dụng của Laetrile ở Sloan Kettering, và là một nhà cố vấn sáng lập Văn Phòng Thuốc không chính thống của Viện Sức khỏe Quốc Gia (bây giờ là Trung tâm Quốc gia về Thuốc Bổ sung và Thuốc không chính thống của Mỹ, NCCAM), sử dụng hạt mơ là không tốt.

“Có những thứ khác cũng có triển vọng ngăn ngừa được ung thư mà không có khả năng giết chết bạn giống như cách mà hạt mơ gây ra”, Moss phát biểu ở buổi họp báo cho cuốn “Second Opinion”. “Nếu bạn sử dụng cả nguyên một túi hạt mơ, bạn sẽ tử vong. Và chúng tôi không biết được điểm giới hạn bao nhiêu là an toàn cho bất kì một cá nhân nào”.

Những ước tính trước đây cho thấy khoảng 50 hạt mơ là đủ một liều gây tử vong cho người lớn (trẻ nhỏ gặp nguy hiểm chỉ với 10 hạt), nhưng nếu sử dụng ít hơn lượng này nhiều thì vẫn có thể bị bệnh rất nặng.

Một liều thuốc truyền thống điều trị ho là pha trà với một vài hạt đã nghiền nát.

Một nghiên cứu gần đây ở Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đánh giá nguy hại của hạt mơ lên sức khỏe người kết luận rằng một người lớn sử dụng ít hơn một nửa hạt mơ lớn có thể đã vượt ngưỡng an toàn. Đối với trẻ mới biết đi, chỉ cần một nửa hạt nhỏ đã có thể trở thành vấn đề.

Bánh quy amaretto Ý được xem là lành tính bởi vì hạt mơ được sử dụng trong thức ăn và đồ uống thường được nấu chín, và nhiệt độ đã trung hòa amygdalin.

(anmbph/shutterstock)

(anmbph/shutterstock)

Người Trung Hoa đã biết rằng nếu sử dụng quá nhiều hạnh nhân là một điều không tốt hàng thế kỷ nay. Một liều thuốc truyền thống điều trị ho là pha trà với một vài hạt đã nghiền nát. Những liều cao hơn không được khuyến khích, và cần cực kỳ cẩn trọng nếu dùng với trẻ em. Thuốc giải truyền thống cho việc dùng quá liều hạnh nhân là trà được sắc từ vỏ cây mơ.

Một số nguồn tin chỉ ra rằng những người sống trong khu vực Hunza phía Bắc Pakistan là một minh chứng cho tính năng chữa ung thư của hạt mơ. Cây mơ là một cây trồng phổ biến của người vùng này, nhưng có những giả thuyết vững chắc hơn về lý do tại sao người Hunzakut lại có một sức khỏe tốt như thế đã được xem xét một cách nghiêm túc hơn.

Người Hunza có lẽ đã đập vỡ vỏ ngoài hạt để dùng thêm sau khi đã dùng hết phần quả tươi, nhưng hầu như chỉ có ở phương Tây gần đây mới có xu hướng sử dụng một túi đầy hạt mơ thô như thức ăn vặt.

Vào tháng 5 năm 2016,  Cơ quan Tiêu chuẩn Thực Phẩm Chính phủ Anh (FSA) đã ban hành cảnh báo về cơn sốt sử dụng hạt mơ cho sức khỏe.

“Chúng tôi khuyên rằng không nên sử dụng hạt mơ đắng bao gồm cả dạng bột. Bởi vì chất tự nhiên có trong hạt mơ biến đổi thành cyanide sau khi mọi người ăn sản phẩm này”, FSA tuyên bố.

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...