Jump to content

Tinh trùng người chết: Cơ sở pháp lý và đạo đức


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Jenny Morber
  • 26 tháng 8 2016
Chia sẻ
160821120235_moral_dead_man_sperm_640x36Image copyrightSPL

Tinh trùng được cho là một bộ phận rất đặc biệt trong cơ thể người đàn ông.

Đã có rất nhiều phán quyết gần đây của toà cho rằng tinh trùng có vị trí pháp lý quan trọng hơn máu, tuỷ xương hay nội tạng.

Trong khi các chất đó và các phần cơ thể có thể sử dụng để cứu người, thì tinh trùng - giống như trứng - thường được tách thành loại riêng vì khả năng tạo ra sự sống mới.

Cùng với quan điểm này là các cơ quan như Hiệp hội Sức khoẻ Sinh sản Hoa Kỳ.

Cơ quan này hồi năm 2013 lập luận rằng: "Nếu không có văn bản nêu rõ ý nguyện cụ thể của người đã mất, thì sẽ là hợp lý khi kết luận rằng bác sĩ không buộc phải tuân thủ bất cứ yêu cầu nào từ phía người phối ngẫu hay bạn tình còn sống trong việc trích xuất tinh trùng hay sử dụng tinh trùng đã trích xuất.”

Có những ý kiến khác nhau được nêu ra, và cũng có các quy định luật pháp khác nhau.

Hoa Kỳ về mặt pháp lý vẫn giữ quan điểm khá rắc rối và khó hiểu, thậm chí đôi khi còn ra những quy định trái ngược nhau về vấn đề này.

Quy định pháp luật về hoạt động quản lý mô và việc hiến nội tạng thuộc về cấp liên bang, nhưng lại không nhất thiết áp dụng cho tinh trùng, vì tinh trùng được xếp vào nhóm mô có thể tái sử dụng.

Trong khi đó, thụ tinh nhân tạo lại thuộc phạm vi điều chỉnh của luật cấp tiểu bang.

Vào năm 2006, một thẩm phán khi diễn giải chính sách hiến nội tạng nói rằng nội tạng, bao gồm cả tinh trùng, có thể được tặng bởi cha mẹ của người đàn ông sau khi anh ta chết, miễn là người đàn ông khi còn sống không từ chối việc cho đi như vậy.

Vì chúng ta vẫn không thể quyết định được tinh trùng là gì hay không phải là gì, chính sách đối với việc trích xuất tinh trùng từ cơ thể người chết cũng khác nhau tuỳ theo bệnh viện.

Rất nhiều bệnh viện không có chính sách này.

160821120629_moral_dead_man_sperm_640x36Image copyrightSPL Image captionChính sách về trích xuất tinh trùng người chết rất khác nhau giữa các bệnh viện

Hiệp hội Sức khoẻ Sinh sản Hoa Kỳ giữ quan điểm các yêu cầu lấy tinh trùng của người chết chỉ nên được chấp thuận nếu người yêu cầu là người phối ngẫu hay bạn đời của người đã mất, và cần phải có thời gian tưởng niệm trước khi tinh trùng được đưa vào sử dụng.

Đáng chú ý, Hiệp hội tư vấn rằng các trung tâm y tế “không có trách nhiệm phải tham gia các hoạt động trích xuất tinh trùng, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng nên xây dựng bộ văn bản quy tắc hoạt động trong lĩnh vực này”.

Nếu một bác sĩ hay một bệnh viện không thấy thoải mái trong việc thực hiện quy trình này, họ có thể chuyển cái xác đó cho bệnh viện khác, bác sỹ khác thực hiện.

Bastuba từng phải thu tinh trùng từ đơn vị chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện, trong nhà xác, tại một trạm xét nghiệm y tế và thậm chí ngay trong nhà tang lễ.

Mớ bòng bong những luật lệ quốc tế

Với các quốc gia khác thì sao? Một số nước đã có luật lệ. Một số thì không. Một số nước cho phép. Một số thì không. Tình hình trên toàn cầu khá là lộn xộn.

Pháp, Đức, Thuỵ Điển và Canada là các quốc gia cấm trích xuất tinh trùng từ cơ thể người chết.

Anh Quốc không cho phép việc này trừ khi người đàn ông đã viết giấy tờ cho phép trước đó.

Giữa thập niên 1990, vụ việc của Danie Blood đã thu hút sự chú ý của công chúng.

Khi Blood và chồng cô Stephen đã bắt đầu sẵn sàng cho việc sinh con thì Stephen đột ngột chết vì viêm màng não.

Đầu tiên, toà án từ chối yêu cầu của Blood muốn có con bằng cách sử dụng tinh trùng của Stephen, và cho rằng việc thu giữ tinh trùng là bất hợp pháp.

Blood kháng án, thắng kiện và có quyền gửi tinh trùng ra khỏi Anh Quốc để cô có thể tiến hành thụ tinh nhân tạo ở quốc gia có cho phép điều này.

Cuối cùng, Blood sinh hai con trai nhờ tinh trùng của chồng.

160821120651_moral_dead_man_sperm_640x36Image copyrightISTOCK Image captionLiệu có đạo đức hay không khi lấy tinh trùng người đã chết để sinh con mà chưa được họ cho phép?

Beth Warren gần đây thắng một cuộc chiến pháp lý ở Anh Quốc khi ngăn chặn việc huỷ bỏ tinh trùng của chồng cô sau khi anh qua đời.

Anh đã gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng trước khi bắt đầu điều trị ung thư và sau đó anh qua đời vì khối u não.

Luật quy định tinh trùng không được giữ lại quá thời hạn 10 năm mà không có giấy đồng ý gia hạn.

Ở Queensland, Úc, một phụ nữ bị từ chối quyền thu giữ và bảo quản tinh trùng sau khi chồng đột ngột qua đời, mặc dù họ đã chuẩn bị để có con với nhau.

Sau đó cô được biết chồng cô có lẽ đã hiến tinh trùng từ thời còn là sinh viên.

Ở Israel, chỉ cần người có tinh trùng tỏ ý chấp thuận là đủ - người chết không cần phải để lại giấy tờ viết tay, mà người vợ chỉ cần nói cô tin rằng anh sẽ cho phép điều này nếu anh còn sống. Chính phủ thậm chí cung cấp cả gói hỗ trợ tài chính: bảo hiểm sức khoẻ quốc gia sẽ trả cho tất cả những lần thụ tinh nhân tạo cần thiết để sinh được hai em bé.

Vấn đề đạo đức

Chính sách tương đối của Israel đã làm nảy sinh một tình huống khá oái oăm.

Năm 2015, tờ Times of Israel tường thuật cha mẹ của một sĩ quan chiến đấu dự bị thiệt mạng trong khi tập huấn đã giành được quyền có cháu.

Nhưng sau đó xảy ra một tình huống bất ngờ.

Họ được quyền lấy tinh trùng nhưng người vợ goá của con trai họ từ chối sinh con với anh sau khi chồng chết, và cô phản đối nỗ lực của cha mẹ chồng trong việc tự ý sử dụng tinh trùng của anh.

Vậy làm sao các bác sĩ và các cơ quan thẩm tra có thể đánh giá và quyết định khi nào nên lấy tinh trùng từ người chết?

Tôn trọng ý nguyện của người có tinh trùng

“Giống với hầu hết các vấn đề trong đạo đức sinh sản hoặc đạo đức y khoa nói chung, mối quan tâm lớn nhất là tôn trọng ước muốn và sự cho phép của người có tinh trùng,” Elizabeth Yuko, một nhà đạo đức sinh học cho biết.

160821120716_moral_dead_man_sperm_640x36Image copyrightISTOCK Image captionCác nhà tâm lý lo ngại đứa trẻ chỉ là một ngọn nến tưởng niệm người đã khuất

“Trong trường hợp này, vì bệnh nhân đã chết, tình huống trở nên trớ trêu hơn một chút, nhưng bạn sẽ muốn tôn trọng quyền lợi của đứa trẻ tương lai… Trong rất nhiều trường hợp, bạn sẽ đoán người chết có ước muốn gì.”

Nếu người đàn ông nêu rõ ước nguyện của mình thì khi người đó chết đi, quyền của người quá cố hầu như luôn mạnh hơn quyền của những người còn sống.

Nơi mà người đàn ông đang sống được hỏi về việc sử dụng tinh trùng của mình một khi anh ta chết đi chính là tại ngân hàng tinh trùng.

Vào năm 2012, một nhóm nghiên cứu tìm hiểu dữ liệu này.

Trong số khoảng 360 người đàn ông bị ung thư hoặc chẩn đoán vô sinh đã gửi trữ tinh trùng ở ngân hàng tinh trùng Texas, gần 85% đồng ý để tinh trùng được sử dụng sau khi chết.

Trong một kết quả khảo sát qua điện thoại tại Mỹ, được công bố năm 2014, các nhà nghiên cứu hỏi mọi người liệu họ muốn người phối ngẫu sử dụng tinh trùng (hoặc trứng) của họ sau khi chết để có con hay không, 70% đàn ông từ 18-44 tuổi nói là có.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc phỏng đoán sự cho phép có thể giúp ước muốn của người đàn ông đã mất được thực hiện nhiều gấp ba lần so với chuẩn mực thận trọng như bây giờ.

Thay đổi quan niệm

Trong bốn thập niên vừa qua, thái độ về vấn đề này đã thay đổi.

Bài báo trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc năm 1998 thảo luận khía cạnh đạo đức của việc trích xuất tinh trùng nói: “Bác sĩ đã… vô tình ngăn cản việc sử dụng thi thể người đàn ông đã mất để làm vừa lòng phụ nữ.”

160821120733_moral_dead_man_sperm_640x36Image copyrightSPL Image captionỞ Israel, bảo hiểm y tế chi trả cho thụ tinh nhân tạo để sinh em bé từ tinh trùng người đã chết mà không cần sự cho phép bằng văn bản của người quá cố

Bài báo kết luận là các bác sĩ “phải đủ can đảm để nói không với những bệnh nhân đã bị chết não, dễ bị tổn thương”.

Nhưng vào năm 2008, trong một khảo sát ở một bang miền nam Hoa Kỳ cho thấy “thái độ chung và… niềm tin là những yếu tố chủ yếu trong việc chấp thuận cho thực hiện việc lấy tinh trùng sau khi chết”.

Vào năm 2015, các nhà đạo đức học ở Úc đăng một bài ý kiến ủng hộ việc đoán biết về sự chấp thuận của người đã chết.

Nhưng vậy còn những đứa trẻ thì sao? Một số người cảm thấy việc hiến tinh trùng sau khi chết nên bị cấm vì nó sẽ cho ra đời những em bé phải chịu thiệt thòi vì chúng sẽ không bao giờ biết cha đẻ của mình là ai.

Nhưng nhiều đứa bé cũng không biết cha đẻ của mình là ai, dù người cha đó vẫn còn sống.

“Điều tôi phát hiện ra thật khó chấp nhận,” Diane Blood nói. “Đó là tôi có thể sử dụng tinh trùng của một người hiến vô danh, cho dù có thể người đó đã chết, nhưng lại không được phép sử dụng tinh trùng của chồng tôi.”

Julianne Zweifel, một nhà tâm lý học và thành viên của hội đồng y đức ở Trường Y và Sức khoẻ Cộng đồng, thuộc Đại học Wisconsin, không đồng ý.

“Người lớn quyết định sinh ra một đứa trẻ trong thế giới này với một người cha đã mất chỉ vì nhu cầu của mình mà không quan tâm đủ mức đến việc điều gì sẽ tác động đến đứa trẻ,” bà nói.

Zweifel lo lắng về những gánh nặng đặt lên vai đứa trẻ sinh ra từ mất mát. “Đứa bé đó có thể hoá ra lại trở thành thứ mà người ta gọi là ngọn nến tưởng niệm cho người đã chết… đứa trẻ đó có thể cảm thấy người ta nhìn vào những đặc điểm của người cha đã chết trong chính nó.”

160821120751_moral_dead_man_sperm_640x36Image copyrightSPL Image captionCác bác sĩ sẽ cân nhắc việc cho phép thụ tinh bằng tinh trùng người chết ra sao?

Về mặt bằng chứng thì có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng sức khoẻ và tâm lý tác động đến đứa trẻ sinh ra nhờ tinh trùng lấy từ cơ thể người chết.

Năm 2015, một nghiên cứu rất nhỏ nhận thấy bốn đứa trẻ sinh ra từ tinh trùng người chết “cho thấy sức khoẻ và sự phát triển bình thường”.

Sau tất cả, bệnh tật hay triệu chứng làm người đàn ông chết, quyết định liệu có nên cố gắng trích xuất tinh trùng hay không, quy trình và cách thức cần thiết nếu bạn quyết định làm vậy - cuối cùng ta lại có kết quả đáng kinh ngạc, là hầu hết người thân chẳng bao giờ sử dụng đến tinh trùng này.

Quan điểm của Rothman và Bastuba với việc trích xuất tinh trùng là hầu như đó chỉ là hành động đầy lòng trắc ẩn dành cho người thân đang đau khổ.

Trong khoảng 200 ca phẫu thuật họ thực hiện, Rothman cho biết, chỉ có hai lần tinh trùng được dùng.

Với Ana Clark, đã hai năm kể từ khi Bastuba trích xuất tinh trùng từ người chồng đã chết cho cô. Liệu cô còn muốn có con với Mike?

“Chắc chắn rồi,” cô nói. “Không điều gì ngăn cản việc tôi muốn có đứa con này.”

Lạ một điều là sẽ không mấy ai đặt ra vấn đề đạo đức nếu như Clark quyết định dùng tinh trùng của một người hiến vô danh nào đó.

Nhưng cô đã gặp người đàn ông của cuộc đời mình, người cô muốn sẽ là cha của các con cô. “Tôi không muốn có con với bất cứ ai khác,” cô nói. “Tôi chỉ muốn có con với chồng tôi.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

 

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...