Jump to content

Bắc Đới Hà: không chỉ là một nơi nghỉ mát của các lãnh đạo Trung Quốc


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Zang Shan | Dịch giả: Phạm Duy
26 Tháng Tám , 2016
 
Bắc Đới Hà lúc hoàng hôn. (Ảnh Internet)

Bắc Đới Hà lúc hoàng hôn. (Ảnh Internet)

Các nhà lãnh đạo đạo hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông thường hay đi nghỉ tại thị trấn nghỉ mát Bắc Đới Hà (Beidaihe) ở tỉnh Hà Bắc, gần Bắc Kinh. Sự ẩn dật này thường kéo dài khoảng 3 tuần, trong khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 [hàng năm].

Bởi vì rất nhiều chính sách và các quyết định quan trọng của quốc gia đã được thành hình tại Bắc Đới Hà trong 3 thập kỷ qua, cái gọi là “hội nghị Bắc Đới Hà” được các nhà quan sát nước ngoài theo dõi chặt chẽ.

Năm nay, các nhà quan sát đã suy đoán rằng giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ sẽ đưa ra một số quyết định quan trọng về một số vấn đề, bao gồm cả cuộc đấu tranh quyền lực giữa lãnh đạo Đảng Tập Cận Bình và cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân, việc tái cơ cấu của Đảng và các vấn đề kinh tế của đất nước v.v.

Cần phải có những sự thấu hiểu bên trong những quyết định được đưa ra tại Bắc Đới Hà, với sự hiểu biết về địa lý địa phương.

Quảng cáo

Bắc Đới Hà là một huyện ở thành phố Tần Hoàng Đảo (Qinhuangdao) thuộc tỉnh Hà Bắc. Một con sông được gọi là Đới Hà (Daihe), chảy qua Tần Hoàng Đảo, ra biển Bột Hải (Bohai Sea). Một bãi biển tuyệt đẹp nằm trên bờ bắc của sông Đới Hà.

Trong những năm 1950, thắng cảnh này đã được chỉ định là một khu nghỉ mát cho các nhà lãnh đạo chính quyền Trung Quốc. Sau đó, nó được biết đến như quận Bắc Đới Hà.

Bắc Đới Hà đã không được chú ý tới trong thời Mao Trạch Đông, nhưng các cuộc họp ở đó đã trở nên rất quan trọng trong triều đại của Đặng Tiểu Bình. Bởi vì các kỳ nghỉ tại Bắc Đới Hà là không chính thức, một trạng thái nghịch lý đã xảy ra – các chủ đề, mà nó không thích hợp cho một cuộc họp chính thức, có thể được [các quan chức] đề cập đến khi họ chơi bài, trong khi uống trà hoặc bơi lội. Các cuộc trò chuyện thoải mái này, sau đó trở thành nền tảng của các quyết định chính sách quan trọng.

Các kỳ nghỉ tại Bắc Đới Hà cũng là một thời điểm quan trọng đối với các phe phái khác nhau của Đảng, để tổ chức các cuộc đàm phán riêng và đưa ra những thỏa hiệp bí mật. Công chúng có thể không nhìn thấy bất kỳ quyết định hoặc tài liệu nào từ Bắc Đới Hà, nhưng kết quả của cuộc họp sẽ xuất hiện trong phiên họp toàn thể sắp đến của ĐCSTQ.

Bắc Đới Hà không quan trọng trong suốt triều đại Mao Trạch Đông bởi vì Mao nắm giữ quyền lực tuyệt đối. Bất cứ lúc nào, Mao cũng có thể trò chuyện với bất cứ ai, và đưa ra những chỉ thị cấp cao. Mao không thực sự cần một khung cảnh thân mật để mặc cả với các cán bộ hàng đầu.

Tuy nhiên, trong thời kỳ Đặng Tiểu Bình, vai trò của “lãnh đạo tập thể” đã trở nên ngày càng quan trọng. Các phe phái của Đảng và các nhóm lợi ích khác nhau, đều cần đến một địa điểm như Bắc Đới Hà, để tiến hành các cuộc đàm phán không chính thức, và thực hiện những thoả thuận ngầm hoặc thỏa hiệp.

Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã duy trì truyền thống Bắc Đới Hà. Mỗi năm, khi mùa hè đến, các phe phái khác nhau của Đảng chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu của mình, khảo sát tình hình, và sàng lọc những người bạn chính trị để loại ra những kẻ chống đối. Những đại diện của mỗi phe sau đó tiến hành thương lượng, mặc cả của mình trong thời gian ẩn dật “thư giãn” tại Bắc Đới Hà.

Tuy nhiên, truyền thống Bắc Đới Hà đã thay đổi kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức. Trong 2 mùa hè vừa qua, đã có những lời kêu gọi ông Tập và trưởng ban chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn nên kiềm chế trong chiến dịch chống tham nhũng với lý do rằng nó đã đi quá xa. Nhưng ông Tập và ông Vương sẽ chọn thời gian này để thể hiện cam kết của họ đối với nỗ lực chống tham nhũng, bằng cách thông báo ý định của họ nhằm bắt giữ một “con hổ lớn” nào đó (“con hổ lớn” là cách gọi dành cho một cán bộ cấp cao tham nhũng).

Hiện nay, hầu như khó có bất kỳ bất đồng chính kiến nào từ trong Đảng. Nhưng bất đồng quốc nội đã tiếp tục nổi lên trong xã hội Trung Quốc, trong nền kinh tế của đất nước, và thông qua các áp lực quốc tế.

Năm nay, các giải pháp thử nghiệm đối với những vấn đề gây hại cho nền kinh tế và việc xử lý các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc, chắc chắn sẽ được đưa ra trong các cuộc thảo luận riêng tại hội nghị Bắc Đới Hà.

Khi hỏi: liệu năm nay đã có một hội nghị tại Bắc Đới Hà hay không, hoặc liệu sông Đới Hà có phải là một dòng sông hay không, thì nó cũng giống như khi hỏi: liệu Tần Hoàng Đảo (một thành phố cảng ở Hà Bắc) có phải là một hòn đảo hay không hoặc liệu Trung Nam Hải (Zhongnanhai) (trụ sở của giới lãnh đạo chế độ [Trung Quốc]) có phải là một bờ biển hay không – chính trị ở Trung Quốc thật là kỳ quái.

Trong tiếng Trung Quốc,’he’ có nghĩa là sông, ‘dao’ có nghĩa là hòn đảo và ‘hai’ có nghĩa là biển.

Zang Shan là một nhà phân tích các vấn đề quốc tế, chuyên sâu về các vấn đề của Mỹ và Trung Quốc. 
Được dịch bởi SQ Wu.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...