Jump to content

Nhật Bản muốn mua vũ khí của Anh cho xung đột ở Biển Đông


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Căng thẳng ở Biển Đông khiến Nhật Bản muốn mua một loạt các thiết bị quân sự mới của Anh để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với Trung Quốc, theo RT đưa tin hôm qua. Những lý do khác cần kể đến là mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên và mối tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku hay còn gọi là Điếu Ngư.
 
Nhật Bản, Trung Quốc, Biển Đông
 
Reuters đưa tin hôm 31/8 rằng, ngoài những thiết bị công nghệ cao khác, người Nhật đang muốn mua tàu đổ bổ lưỡng cư 11 AAV7 do nhà khổng lồ quân sự của Anh BAE Systems sản xuất.
 
Bộ Quốc phòng Nhật cũng đang cố gắng thuyết phục chính phủ giải ngân khoảng 100 tỉ yên (khoảng 22 nghìn tỷ đồng) để mua một phi đội máy bay phản lực F-35 mà người Anh đang sử dụng. Ngoài ra, Nhật còn để mắt tới loại máy bay trực thăng Osprey V-22 và máy bay trực thăng Chinook. Nước này cũng đang xem xét mua những chiếc tàu ngầm mới và máy bay trinh sát không người lái Global Hawk, những thiết bị mà Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã đưa vào sử dụng.
 
Liên quan đến chính sách xoay trục sang châu Á (pivot to Asia) của Mỹ, một chiến lược chuyển trọng tâm về khu vực mà Trung Quốc đang ngày càng trở nên lớn mạnh, gần đây có thông tin cho rằng quân đội Anh đã tham gia cùng các các đơn vị Mỹ có trụ sở tại Okinawa.
 
Japan Times tiết lộ rằng hai sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh đã được cử tham gia với Hải quân Mỹ tại một căn cứ ở Okinawa từ tháng 1 năm 2015. RT nhận định rằng sự hiện diện của họ rõ ràng là trái với một thỏa thuận quân sự quốc tế trong đó không có một điều khoản cho việc đào tạo lực lượng các nước thứ ba.
 
Bài viết của RT cũng trích dẫn ý kiến của ông John Bew, giảng viên lịch sử và chính sách đối ngoại của trường Đại học King’s College London đăng trên tờ Telegraph vào tháng 7, nói rằng Anh phải chuẩn bị cho vai trò tương lai của mình ở châu Á bằng cách gắn bó chặt chẽ hơn với các mục tiêu toàn cầu của Mỹ.
 
“Trong khi triển khai chiến lược ‘xoay trục sang châu Á’, Anh có thể sẽ phải đối mặt với những tình huống khó xử, cũng như những cơ hội lớn, đòi hỏi xem xét cẩn thận“, ông lập luận.
 
“Câu hỏi đầu tiên là liệu Anh sẽ muốn mở rộng phạm vi tham dự của mình vào khu vực từ thương mại sang bao gồm cả an ninh châu Á và các vấn đề chính trị hay không“, ông Bew viết.
 
Chính sách quốc phòng và đối ngoại hòa bình của Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai đã được sửa đổi vào năm 2015, khiến hàng ngàn người xuống đường phản đối. Các cải cách này cho phéplực lượng phòng vệ của Nhật Bản can thiệp vào cuộc xung đột bên ngoài biên giới quốc gia, thậm chí nếu Nhật Bản không chịu mối đe dọa trực tiếp.
 
Mai Lan
 
(Đại Kỷ Nguyên)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...