Jump to content

Sự độc đoán của chế độ cộng sản sinh ra một làn sóng chủ nghĩa dân tộc ở Hồng Kông


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Andrei Popescu | Dịch giả: Kim Xuân
1 Tháng Chín , 2016
 
Ba trong số các nhà lãnh đạo của cuộc Cách mạng Ô, Nathan Law (trái), Joshua Wong (giữa) và Alex Chow, 15 tháng 8 năm 2016 (publinews.gt)

Ba trong số các nhà lãnh đạo của cuộc Cách mạng Ô, Nathan Law (trái), Joshua Wong (giữa) và Alex Chow, 15 tháng 8 năm 2016 (publinews.gt)

Trong cuộc bầu cử lập pháp sẽ diễn ra vào Chủ nhật tới sẽ có các đảng địa phương mới muốn giành độc lập ra ứng cử.

Kể từ khi Hồng Kông được bàn giao cho Trung Quốc, chế độ cộng sản đã can thiệp vào hệ thống pháp luật của thành phố này, thậm chí cố gắng để buộc thông qua một đạo luật gây tranh cãi về an ninh quốc gia vào năm 2003 – được gọi là Điều 23. Bây giờ, Hồng Kông sẽ lựa chọn tương lai trong cuộc bầu cử quốc hội lập pháp vào Chủ nhật tới.

Đến từ 40 đảng phái, 100 ứng cử viên sẽ ganh đua cho 70 ghế trong hội đồng lập pháp địa phương, được chia theo các khu vực địa lý, chuyên trách, và năm ghế cho hội đồng quận.

Trong cuộc bầu cử này, sự phân chia  truyền thống giữa những người dân chủ và chế độ độc tài liên minh với Bắc Kinh sẽ bị ngáng trở bởi sự xuất hiện của một số đảng địa phương và dân tộc chủ nghĩa, mà trong một số trường hợp thậm chí còn đòi độc lập. Mặc dù Trung Quốc đã đồng ý vào năm 1997 tuân thủ chế độ bán tự trị của vùng đất này và nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, chế độ cộng sản đã can thiệp vào hệ thống pháp luật của thành phố, thậm chí cố gắng để buộc thông qua một đạo luật gây tranh cãi về an ninh quốc gia trong năm 2003 – được đặt tênĐiều 23 – gây bất bình trong cư dân Hồng Kông, đặc biệt là giới trẻ.

Quảng cáo

Vì sợ mất các quyền tự do của chính mình, mà nó còn lớn hơn nhiều so với phần còn lại của Trung Quốc, ngày càng nhiều cư dân của thành phố gia nhập làn sóng dân tộc chủ nghĩa ở địa phương, để cứu thành phố giàu có và có tính quốc tế này, một trong những trung tâm thương mại và tài chính lớn của thế giới.

Các đảng phái địa phương 

Trong tháng 6 năm 2014, dù có áp lực của công chúng, Bắc Kinh vẫn thông qua Sách Trắng, tuyên bố một “thẩm quyền mở rộng” đối với Hồng Kông, vi phạm trên thực tế lời hứa với Vương quốc Anh về duy trì những quyền tự do cho thành phố- đảo này theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ “. Ngày 31 tháng 8, Bắc Kinh đã đưa ra một kế hoạch “cải cách” các cuộc bầu cử, trong đó cho phép người dân của thành phố  bầu một nhà lãnh đạo điều hành trong khuôn khổ bỏ phiếu phổ thông, với điều kiện chỉ được bầu giữa 2 hay 3 ứng cử viên được lựa chọn và phê chuẩn bởi một ủy ban do  Đảng cộng sản Trung Quốc  kiểm soát.

Hai quy định này đã gây ra sự bất bình cao độ  trong dân chúng ở Hồng Kông. Để phản đối những mưu đồ của Trung Quốc, hàng chục ngàn người đã xuống đường tại Hồng Kông – tham gia phong trào được gọi là Cách mạng Ô, mà nó đã kéo dài 3 tháng – yêu cầu chính quyền trung ương quyền bỏ phiếu phổ thông đầy đủ. Tiếp sau cuộc biểu tình này bắt đầu sinh sôi nảy nở các đảng địa phương.

Trong số đó, Phong trào vì Hồng Kông, mà nhà lãnh đạo của nó, Edward Leung, đã bị kết án cùng với 5 ứng cử viên từ các nhóm chính trị khác,  để đòi độc lập.

Với cùng tư tưởng đó, Đảng Quốc gia của Hồng Kông đã cam kết bãi bỏ Luật cơ bản (Hiến pháp riêng của Hồng Kông) và thông qua Hiến pháp mới, trong khi một nhóm ly khai khác muốn Vương quốc Anh lấy lại quyền kiểm soát một lần nữa, như một bước khởi đầu để tuyên bố thành phố là một nhà nước.

Đảng Demosisto, do nhà lãnh đạo sinh viên, Joshua Wong, một trong những người đứng đầu của Cách mạng Ô, thành lập, đề xuất một cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết hơn 10 năm. “Cư dân của Hồng Kông và không chỉ những người trẻ, đều đang lo lắng về tương lai của mình sau 50 năm bàn giao thành phố cho Trung Quốc và chế độ kiểu “một quốc gia, hai chế độ”, mà  có thời hạn chót là năm 2047. Bởi vì  tình hình đang xấu đi và sự tự do của chúng tôi đã bị tê liệt, chúng tôi nghĩ rằng, sau ngày này, Trung Quốc sẽ nuốt hết Hồng Kông”, Joshua Wong cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh ABC.

Mặc dù Wong không thể tham gia cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp (Legco), khi chưa đến 21 tuổi, ứng cử viên của Đảng Demosisto là một lãnh tụ sinh viên khác nổi tiếng,  Nathan Law. Cũng giống như các đảng ủng hộ dân chủ khác, nhóm này hy vọng gia tăng sự nổi tiếng của mình đại diện cho làn sóng bất bình ngày càng lớn đối với Trung Quốc, do những vấn đề gần đây về chính trị, kinh tế và xã hội.

Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh bị chỉ trích vì sự biến mất của 5 biên tập viên sách, sự tái xuất hiện của họ trên kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc để thú nhận tội lỗi, đã gây sốc cho xã hội Hồng Kông. Người ta tin rằng các biên tập viên đã bị nhân viên của Bắc kinh bắt cóc và giam giữ trái phép trong nhiều tháng.

Các biên tập viên đã xuất hiện ở Trung Quốc vài tháng sau, đưa ra tuyên bố về sự ăn năn và nhận tội theo phong cách truyền thống của chủ nghĩa Mao.

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...