Jump to content

Nhật muốn thắt chặt quan hệ kinh tế với Nga để đối phó với Trung Quốc


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Mai VânĐăng ngày 01-09-2016 Sửa đổi ngày 01-09-2016 16:16
mediaTổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Sochi, Nga, ngày 06/05/2016.REUTERS/Michael Klimentyev/Sputnik/Kremlin

Theo phân tích của hãng tin Anh Reuters ngày 01/09/2016, Nhật Bản đang mong muốn thuyết phục Nga tăng cường quan hệ kinh tế song phương, và hy vọng thắt chặt thêm quan hệ chiến lược hai bên trước một Trung Quốc đang lên. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu các yếu tố đó có giúp hai bên tìm ra giải pháp cho cuộc tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật tồn tại từ hàng thập kỷ nay hay không.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ gặp tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề diễn đàn doanh nghiệp tại Vladivostok ngày 02/09 để thảo luận về hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn nhất là trong các lãnh vực năng lượng, công nghệ, bên cạnh các chủ đề khác.

Cuộc gặp bên lề Diễn Dàn Kinh Tế Viễn Đông tại thành phố cảng Vladivostock của Nga, sẽ được tiếp nối bằng chuyến đi Nhật của ông Putin vào tháng 12/2016, theo lời một viên chức Nga. Đây sẽ là chuyến viếng thăm Nhật đầu tiên của ông Putin từ ngày ông Abe nhậm chức vào tháng 12/2012, cho dù ông Abe đã nhiều lần thăm Nga.

Nhật đã nhìn sang Nga để tìm kiếm một quan hệ gần gũi hơn trước một Trung Quốc đang lên. Đồng thời Tokyo cũng nhòm ngó dầu khí Nga. Một dấu hiệu cho thấy Tokyo chú trọng đến quan hệ kinh tế, là thủ tướng Abe đã trao cho bộ trưởng Thương Mại Hiroshige Seko thêm nhiệm vụ hợp tác kinh tế với Nga, như phát ngôn viên chính phủ Nhật cho biết vào ngày 01/09.

Trước đây cũng từng có dự kiến ông Putin viếng thăm Nhật Bản, nhưng không thành do việc Nga sát nhập Crimée năm 2014, buộc Tokyo phải nhanh chóng theo Mỹ và phương Tây, áp đặt trừng phạt đối với Nga.

 

Một cựu nghị sĩ Nhật, ông Muneo Suzuki, đánh giá là mở rộng quan hệ kinh tế với một con mắt nhìn về khả năng giải quyết tranh chấp về quần đảo ở Tây Thái Bình Dương là điều có ý nghĩa, vì với một bên là tài nguyên Nga, và bên kia là kỹ năng công nghệ, đầu tư Nhật, thì trao đổi rất cân xứng.

Ông Suzuki, hiện là cố vấn cho thủ tướng Abe về quan hệ với Nga, giải thích : « Điều mà tổng thống Putin hy vọng là công nghệ học Nhât. Nếu Nga muốn dùng công nghệ học Nhật để phát triển vùng viễn đông Nga thì chúng tôi sẽ đáp ứng ».

Theo ông Tokyo cũng có lợi : « Đối với Nhật đang nhập dầu hỏa và khí đốt từ vùng Trung Đông, cách Nhật 10.000 cây số, thì rõ ràng mua gần hơn, chuyển từ cảng Vladivostok hay Sakhalin đến Nhật, đấy quả là nằm trong quyền lợi quốc gia ».

Làm sao thỏa hiệp trên chủ quyền Kurils ?

Nhật đang đòi chủ quyền trân các hòn đảo mà Nhật gọi là Lãnh Thổ Phương Bắc, còn Nga gọi là Kurils phía Nam. Đây là những đảo mà Liên Bang Xô Viết chiếm từ sau Thế chiến II.

Các nhà phân tích đều cho là hợp tác kinh tế khó thể thúc đẩy Putin trả lại những gì mà Matxcơva cho là của họ. Putin đã thấy uy tín mình nâng cao trong dư luận Nga sau việc sát nhập Crimée cho dù kinh tế có khó khăn

Giáo sư Shigeki Hakamada, Đại học Aoyama Gakuin (Nhật Bản), trả lời Reuters, phân tích : « Sát nhập Crimée cho thấy hình ảnh một lãnh đạo Putin có tầm cỡ, lấy lại lãnh thổ đã bị mất, và tỷ lệ người ủng hộ ông đã tăng vọt… Cho nên khó có thể nghĩ là Putin sẽ nhượng bộ trên điều mà chính ông từng nói là đã trở thành lãnh thổ của Nga như một hệ quả của Thế Chiến II ».

Đối với ông James Brown, ở Đại Học Temple (Nhật Bản), đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở trên đảo Kuriles cho thấy rõ ràng là Nga không hề muốn trao trả lại các đảo này.

Theo giáo sư Hakamada, có thể có một số lời hứa trong cuộc gặp song phương để « giữ hợp tác kinh tế với Nhật », nhưng ông không nghĩ là có nhượng bộ thật sự.

(RFI)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...