Jump to content

Anh và áp lực thương mại hậu Brexit


xứ việt
 Share

Recommended Posts

160904152606_hangzhou_640x360_ap_nocredi
Image copyrightAP

Tại hội nghị G20, Thủ tướng Anh Theresa May chịu nhiều áp lực trong việc thảo luận về mối quan hệ thương mại của Anh với Mỹ và nhiều quốc gia khác, sau khi Anh rời khỏi EU.

Tổng thống Obama nói Mỹ sẽ ưu tiên đàm phán thương mại với EU và các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương hơn là các cuộc đàm phán với Anh.

Nhật thì đưa ra lời cảnh báo “sẽ có thay đổi lớn” hậu Brexit và nói cần phải giảm thiểu những “ảnh hưởng tiêu cực” có thể xảy ra.

Nhưng bà May khẳng định rằng Anh vẫn có thể thành công, dù không còn là thành viên của EU và sẽ trở thành “nước dẫn đầu về thương mại tự do trên thế giới.”

Bà May cũng đối diện với các câu hỏi liên quan đến sự đầu tư của Trung Quốc tại Anh trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình sau đó.

Khi được hỏi liệu bà có “tin” chính phủ Trung Quốc-trong bối cảnh Thủ tướng Anh ra quyết định tạm ngưng dự án điện hạt nhân tại Hinkley vì lý do an ninh- bà May nói Anh muốn phát triển “mối quan hệ” với Trung Quốc.

Thừa nhận Anh đã có “một kỷ nguyên vàng” trong quan hệ với Trung Quốc, dưới thời người tiền nhiệm là Thủ tướng Cameron, bà nói Anh cũng muốn phát triển quan hệ thương mại với một số nước khác.

‘Luôn sẵn sàng làm ăn’

160904161937_mayg20_640x360_getty_nocredImage copyrightGETTY Image captionThủ tướng Anh họp báo cùng Tổng thống Mỹ

Những phát biểu của Thủ tướng Anh diễn ra trong bối cảnh truyền thông đưa tin Úc có thể là nước đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do với Anh, khi nước này rời khỏi EU.

Hội nghị, sẽ diễn ra trong hai ngày tại Hàng Châu, là sự kiện đầu tiên mà bà May có điều kiện gặp gỡ một số lãnh đạo quốc tế kể từ khi trở thành Thủ tướng vào hồi tháng Bảy, sau khi Anh bỏ phiếu ra khỏi EU và Thủ tướng David Cameron từ chức.

Thủ tướng Anh đã có các cuộc đối thoại với Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin, trong số những lãnh đạo khác tại diễn đàn của những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Sau cuộc gặp, Tổng thống Obama nói Anh và Mỹ vẫn có mối quan hệ “đặc biệt”, mặc dù Washington muốn Anh tiếp tục là thành viên của EU, nhưng Mỹ sẽ làm mọi cách để Brexit không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bên.

Điều quan trọng nhất là Anh và EU vẫn duy trì là một thị trường chung và là những môi trường kinh doanh hấp dẫn với thương mại tự do, không giới hạn về đầu tư và các giao dịch tài chính luôn diễn ra trôi chảy và đảm bảo. Thông cáo của chính phủ Nhật

Lãnh đạo hai nước cũng cho biết đã bắt đầu tư vấn về mối liên hệ thương mại trong tương lai, trong khi Tổng thống Obama cố gắng làm dịu đi lời tuyên bố trong thời gian Anh tiến hành trưng cầu dân ý rằng Anh sẽ phải “xếp hàng sau” đối với những đàm phán về thương mại.

Thống tín viên mảng ngoại giao của BBC, James Landale nói, mục tiêu của bà May là đảm bảo với những lãnh đạo khác của thế giới rằng Anh luôn "sẵn sàng làm ăn" và từng là một "đối tác tin cậy", nhưng gặp vô số phản ứng "thẳng thừng", trong đó có Tổng thống Obama, về vấn đề Brexit.

Các bộ trưởng luôn khẳng định rằng kinh tế và vị thế ngoại giao của Anh không bị giảm đi mà Brexit còn giúp Anh tăng cường quan hệ với các nước ngoài châu Âu.

Nhưng một thông cáo chính thức của chính phủ Nhật bản đã cảnh báo đối với hàng ngàn nhân viên, đang làm việc cho các công ty chế tạo xe hơi, tài chính và công nghệ của Nhật bản, có trụ sở tại Anh và muốn có đảm bảo về sự tiếp cận với thị trường chung, ưu đãi về thuế và các đặc quyền thương mại khác.

“Điều quan trọng nhất là Anh và EU vẫn duy trì là một thị trường chung và là những môi trường kinh doanh hấp dẫn với thương mại tự do, không giới hạn về đầu tư và các giao dịch tài chính luôn diễn ra trôi chảy và đảm bảo,” thông cáo có đoạn nói.

“Đối với trường hợp một số doanh nghiệp Nhật bản, trong đó có một số được chính phủ mời, đã đầu tư khá lớn vào Anh, được xem như cửa ngõ để vào châu Âu... chúng tôi yêu cầu Anh xem xét đến những thực tế này một cách nghiêm túc và có phản hồi có trách nhiệm nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến những doanh nghiệp này.”

Những câu hỏi từ phía Trung Quốc

160904162023_mayg20_640x360_getty_nocredImage copyrightGETTY Image captionThủ tướng Theresa May gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Trước cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc, bà May đối diện với những câu hỏi về tương lai của dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Hinkley Point- có sự đầu tư hàng tỉ bảng của Trung Quốc- hiện đang bị chính phủ Anh xem xét lại liên quan đến chi phí và vấn đề an ninh.

Tôi muốn phát triển mối quan hệ đang có với Trung Quốc, nhưng đồng thời tại hội nghị G20 này, tôi muốn xây dựng thêm quan hệ với các nước khác. Thủ tướng Anh Theresa May

Trả lời báo giới, bà May nói quyết định về dự án ở Hinkley sẽ được đưa ra vào cuối tháng này và Anh có mối quan hệ trên nhiều mặt đối với Trung Quốc.

“Chúng ta thấy Trung Quốc đầu tư vào Anh ngày càng nhiều,” bà May nói.

“Tôi muốn phát triển mối quan hệ đang có với Trung Quốc, nhưng đồng thời tại hội nghị G20 này, tôi muốn xây dựng thêm quan hệ với các nước khác. Như đã nói, tôi muốn Anh trở thành nước dẫn đầu về tự do thương mại trên thế giới.”

Thông tín viên của BBC nói phát biểu của bà May cho thấy sự thay đổi khá lớn đối với Trung Quốc, nếu so với tuyên bố của ông David Cameron và George Osborne, là những người luôn quảng bá với Bắc Kinh rằng Anh quốc là ‘của ngõ vào châu Âu’ cho Trung Quốc.

Quan hệ với Nga

160904161849_mayg20_640x360_getty_nocredImage copyrightGETTY Image captionThủ tướng Anh và Tổng thống Nga có cuộc gặp riêng tại hội nghị G20

Thủ tướng Theresa May cũng nói Anh muốn có "một quan hệ cởi mở và thẳng thắn" với Nga, trong cuộc gặp Tổng thống Putin lần đầu tiên.

Mối quan hệ Anh-Nga hiện đang căng thẳng, đặc biệt sau yêu cầu của Anh liên quan đến vụ đầu độc điệp viên Alexander Litvinenko vào năm 2006 với cáo buộc theo lệnh của Tổng thống Putin.

Một số chủ đề gây tranh cãi khác còn có việc chính phủ Nga ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad của Syria, vụ chiếm đóng Crimea và xung đột vũ trang ở Ukraine.

Bà May kêu gọi người đứng đầu chính phủ Nga làm mọi cách để chấm dứt tình trạng không kích nhầm vào thương dân Syria và cho phép các đoàn cứu trợ đến những khu vực bị cô lập.

Thảo luận rộng hơn về mối quan hệ Anh-Nga trong tương lai, bà May nói: “Mặc dù giữa hai nước vẫn còn nhiều khác biệt, những chủ đề phức tạp và một số vấn đề nghiêm trọng cần phải được bàn thảo.”

 

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...