Jump to content

Hội đồng Giám mục Việt Nam góp ý Dự thảo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo


xứ việt
 Share

Recommended Posts

RFA
2016-09-08

  •  
000_Hkg10140337.jpg
Đức Hồng Y Fernando Filoni (phải) tại nhà thờ chính tòa Hà Nội hôm 20 tháng 1 năm 2015.
icon-zoom.png AFP photo
 
 

 

Hội đồng Giám mục Việt Nam hôm nay công khai thư góp ý Dự thảo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo của chính phủ Hà Nội.

Trong thư gửi cho Quốc hội Việt Nam Khóa 14, Hội đồng Giám mục Việt Nam nêu ra 4 điểm mà những vị chủ chăn giáo hội Công giáo La mã ở Việt Nam cho là đáng khích lệ. Thứ nhất, điều 30 của dự thảo luật mới công nhận tư cách pháp nhân phi thương mại của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc. Thứ hai, điều 33A bớt đi từ đăng ký, thay vào đó là từ thông báo, hoặc đề nghị. Thứ ba, dự thảo luật mới có nêu quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo về tín ngưỡng, tôn giáo. Thứ tư, theo điều 53 của dự thảo luật mới thì các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân.

Thư góp ý dự thảo luật tín ngưỡng tôn giáo mà Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi đi nêu hai điều chưa được quan tâm trong dự thảo. Đó là dự thảo chỉ đề cập đến việc nâng cấp, sửa chữa cơ sở tôn giáo cũ mà không đề cập đến việc xây dựng những cơ sở thờ phượng tại những nơi mới.

Điều chưa được quan tâm thứ hai là qui trình bị cho là bất hợp lý là hiện nay khi muốn xây dựng nơi thờ phượng mới, các tổ chức tôn giáo phải mua đất rồi làm giấy giao khu đất đó lại cho Nhà Nước, sau đó Nhà nước cấp lại cho tổ chức tôn giáo.

Thư góp ý cũng nêu ra một số đề nghị sửa đổi và cụ thể sửa đổi thế nào.

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...