Jump to content

Trung Quốc tiếp tục thanh trừng và cải tổ hệ thống an ninh nhằm tiêu diệt tận gốc tàn dư của cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang


Recommended Posts

Zhou Yongkang in the Great Hall of the People on March 3, 2011, in Beijing. (Feng Li/Getty Images)

 

Chu Vĩnh Khang tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 3 tháng 3 năm 2011 (Feng Li/Getty Images)
 
Gần đây, chính quyền Trung Quốc đã công bố một cuộc thanh lọc và thuyên chuyển trên quy mô lớn ở các vị trí chủ chốt trong hệ thống an ninh nội địa tại các tỉnh trên toàn quốc. Động thái trên được các phương tiện truyền thông giải thích rằng: nhằm tăng cường quyền uy của luật pháp, cũng như xây dựng một hệ thống pháp lý công bằng và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét kỹ hơn thì thấy rằng nhiều quan chức bị đưa vào tầm ngắm đều có mối quan hệ mật thiết với Chu Vĩnh Khang – cựu trùm an ninh hiện đang ngồi tù.
 
Những sự thay đổi đáng kể về mặt cơ cấu nhân sự vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2016. Đã hơn 2 năm kể từ khi Chu Vĩnh Khang lần đầu tiên chính thức bị điều tra, và theo sau đó là khá nhiều đợt cải tổ với quy mô lớn và bắt giữ hàng loạt – qua đó có thể thấy được độ sâu rộng của mạng lưới chính trị do Chu Vĩnh Khang cầm đầu.
 
Những thay đổi trên đã gây ảnh hưởng đến 9 tỉnh, bao gồm Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông, Hồ Bắc, Hắc Long Giang, Vân Nam, Quảng Tây, Giang Tây và Thanh Hải. Đồng thời 2 “khu tự trị” Tân Cương và Ninh Hạ, cũng như thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải đều bị ảnh hưởng: 14 vị lãnh đạo mới được bổ sung vào các Tòa án và Viện kiểm sát (một dạng cơ quan công tố của Trung Quốc, mặc dù cơ quan này cũng có đầy đủ thẩm quyền để điều tra cũng như các chức năng khác), và có 3 vị lãnh đạo Văn Phòng An Ninh Công Cộng vừa mới được nhậm chức, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc Legal Weekly đã đăng tin vào ngày 17 tháng 2 năm 2016.
 
Những thay đổi nổi bật nhất đã diễn ra tại tỉnh Chiết Giang và thành phố Bắc Kinh. Tại Chiết Giang đã thay đổi hàng loạt các vị trí lãnh đạo Tòa án tối cao, Viện kiểm sát, và Văn Phòng An Ninh Công Cộng cấp tỉnh. Còn ở Bắc Kinh là vị trí Viện trưởng Viện kiểm sát và Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.
 
Trang Legal Weekly cho hay, 8 trong số 17 quan chức đã được thuyên chuyển đến một địa phương khác. Chẳng hạn như trường hợp của ông Vương Chính Thanh. Ông này ban đầu là Giám đốc Công an ở khu tự trị Ninh Hạ nằm về phía tây nam của Trung Quốc, đã được chuyển đến làm việc tại tỉnh rất gần đó tên là Thanh Hải, cũng với một chức vụ tương tự. Trong số 14 người phải rời khỏi vị trí đứng đầu các Toà án và Viện kiểm sát, thì có 11 người về hưu vì họ đã hơn 63 tuổi. Mặc dù ĐCSTQ có quy định độ tuổi về hưu tuy nhiên độ tuổi này cũng là một cơ chế rất linh hoạt để thứ nhất là triệt hạ các đối thủ chính trị, hoặc là một cách giữ thể diện cho những quan chức đã thất bại trong một cuộc tranh giành quyền lực.
 
Tuy nhiên, có một điều hết sức rõ ràng là, rất nhiều người trong số những quan chức đã nghỉ hưu có mối quan hệ chặt chẽ với Chu Vĩnh Khang – người đứng đầu Ủy ban Các vấn đề Pháp lý và Chính trị kể từ năm 2007.
 
Ủy ban Các vấn đề Pháp lý và Chính trị giám sát hoạt động của lực lượng cảnh sát chìm, bộ máy an ninh quốc nội và hệ thống giám sát tình báo trên khắp cả nước Trung Quốc và kể cả các cơ quan hành pháp và tư pháp. Đồng thời, nó quản lý hầu hết các cơ sở giam giữ, bao gồm rất nhiều nhà tù, trại cải tạo lao động, nhà tù bí mật và rất nhiều trung tâm tẩy não. Ngân sách dành cho nó trong những năm gần đây đã vượt quá 100 tỷ USD, đã khiến cho cơ quan này trở thành bộ máy hành chính quan liêu đồ sộ thứ hai tại Trung Quốc, chỉ đứng sau quân đội.
 
Vào tháng 6 năm 2015, Chu Vĩnh Khang đã bị kết án tù chung thân về tội nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và tiết lộ bí mật nhà nước.
 
Điều gắn chặt Chu Vĩnh Khang với người hậu thuẫn cho ông ta – cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, cũng như sự liên kết của rất nhiều quan chức vừa mới bị thanh trừng, là họ đều tích cực tham gia vào một cuộc vận động chính trị nổi bật nhất trong cái thời mà Giang Trạch Dân còn nắm quyền: cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là một môn tu luyện tâm linh đã rất được ưa chuộng trong thập niên 1990, nhưng lại là mục tiêu của một cuộc đàn áp rất dã man và bạo lực theo chỉ lệnh của Giang vào tháng 7 năm 1999. Các nhà phân tích chính trị vào thời điểm đó hiểu ra rằng Giang muốn đặt dấu ấn của mình lên cả hệ thống ĐCSTQ bằng cách tạo ra một kẻ thù chung, và buộc tất cả Đảng viên phải thề trung thành với mình. Giang được biết là kẻ rất tích cực đề bạt những ai nhúng tay sâu nhất vào chiến dịch đàn áp này.
 
Trần Húc, đã nghỉ hưu khi còn là Viện trưởng Viện Kiểm sát Thượng Hải, hiện đang nằm trong danh sách điều tra của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công. Đây là một tổ chức nhân quyền chuyên nghiên cứu và bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công trước những tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra cho họ.
 
Minghui.org là một trang web của Pháp Luân Công, hoạt động như là trung tâm truyền tải các thông tin trực tiếp từ Trung Quốc. Trang này cho biết rằng, Lưu Lực Vĩ, nguyên Trưởng phòng An ninh ở tỉnh Chiết Giang, đã rất tích cực theo đuổi các chính sách chống phá Luân Công Pháp. Ông Lưu cũng từng là giám đốc của một ủy ban cấp tỉnh, chuyên xúi giục sự hận thù Pháp Luân Công trong những khu dân cư và làng mạc, là những nơi mà trước đó người dân Trung Quốc đã cùng nhau luyện các bài thiền định trong công viên.
 
Mộc Bình, nguyên Chánh án Tòa án Tối cao tại Bắc Kinh, trong một cuộc họp đã hồi tưởng việc đưa ra “biện pháp trừng phạt” như thế nào đối với các học viên Pháp Luân Công, và ông tự cho rằng đó là một trong những đóng góp của ông để giúp thủ đô của Trung Quốc được “ổn định” trước khi diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh , dựa theo trang thông tin Sina của Trung Quốc đã đăng vào tháng 11 năm 2008.
 
Vào tháng 11 năm 2011, tại Quảng Tây, ông La Chí Tường – nguyên Chánh án Tòa án Tối cao đã tổ chức một cuộc họp yêu cầu tòa án cần phải có phương thức như thế nào để làm theo những mệnh lệnh của Chu Vĩnh Khang, dựa theo trang web chính thức của Tòa án tối cao tỉnh Quảng Tây. Trong một cuộc họp giữa năm, La Chí Tường đã nói về cách chiến đấu với “tôn giáo không chính thống” (nghĩa là Pháp Luân Công) là một điều kiện tiên quyết để “duy trì sự ổn định của xã hội”, dựa theo trang Chinacourt.org, một trang web của Tòa án Tối cao Trung Quốc.
 
“Để có thể điều hành [được Trung Quốc], Tập Cận Bình rất cần phải làm trong sạch các cơ quan chính trị và pháp lý, vì phe Giang Trạch Dân đã tạo ra quá nhiều vấn đề khác nhau xuyên suốt toàn bộ cơ cấu ĐCSTQ”, nhà bình luận chính trị độc lập Lý Thiện Giám đã đưa ra lời nhận xét của mình trong một cuộc phỏng vấn với thời báo Epoch Times tiếng Hoa.
 
Ông Lý Thiện Giám cho rằng, dưới thời Chu Vĩnh Khang hệ thống an ninh đã sử dụng rất nhiều biện pháp thi hành an ninh tàn nhẫn đối với các nhóm quần chúng trong xã hội, trong đó có những người khiếu kiện, những người phản đối việc cưỡng chế và phá dỡ nhà cửa của họ, và với bất kỳ ai được coi là đang có hành động đe dọa ĐCSTQ. “Điều này gây nên rất nhiều sự giận dữ trong dân chúng và đã trở thành một quả bom nổ chậm của xã hội”.
 
Tác giả: Frank Fang, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
 
(Việt Đại Kỷ Nguyên)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...