Jump to content

Sắp đón Obama: Cuba thả người, còn Việt Nam?


Recommended Posts

Chưa hẳn vì mục đích quan hệ kinh tế, chuyến thăm Cuba của Tổng thống Obama dự trù vào tháng 3/2016 được đánh giá có thể là một bước chủ chốt hướng tới việc cải thiện thành tích nhân quyền có nhiều vấn đề của quốc gia Cộng sản này. Đây là chuyến đi Cuba đầu tiên của một vị tổng thống Mỹ đương nhiệm trong gần 90 năm.
 
4614464_3_6f81_raul-castro-et-barack-oba
 
 
                                                 Bình thường hóa Cuba – Mỹ. Hình SBTN
 
Ngay trước thềm chuyến thăm này, nhà cầm quyền La Habana đã đồng ý cho 7 nhà ly khai đang bị cầm tù được xuất cảnh – một phương cách tương tự việc chính quyền Việt Nam tống xuất những người bất đồng chính kiến bị tù như Đoàn Viết Hoạt, Trần Khải Thanh Thủy trước đây và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ và Tạ phong Tần gần đây.
 
Tuy nhiên, Cuba đi sau và có thể về trước. Dù thời điểm bình thường hóa Cuba – Mỹ mới diễn ra vào cuối năm 2014, sau bình thường hóa Việt – Mỹ gần hai chục năm, nhưng đảo quốc cộng sản này có vẻ dứt khoát hơn trên con đường cải thiện nhân quyền. Chỉ vài tháng sau khi bình thường hóa với Hoa Kỳ, La Habana đã thả đến 53 tù nhân chính trị.
 
Trong khi đó, Việt Nam chỉ thả rất nhỏ giọt tù nhân lương tâm. Mãi đến năm 2014, Việt Nam mới chịu thả loạt nhiều nhất – 12 tù nhân chính trị - để đổi lấy một suất ăn trên bàn tiệc đứng TPP.
 
Mặc dù một số tổ chức nhân quyền quốc tế vẫn chưa hài lòng với thành tích cải thiện nhân quyền của Cuba, nhưng cần phải thừa nhận rằng giới lãnh đạo Cuba thẳng thắn hơn hẳn giới lãnh đạo Việt Nam. Năm 2015, trong cuộc tiếp đón Giáo hoàng Francis, nhân vật hàng đầu của Cuba là Raul Castro đã thổ lộ rằng ông ta có thể cầu nguyện và đi nhà thờ trở lại.
 
Xác tín Kitô của những người như Raul là có thể tin được.
 
Tháng 12/2015, Cuba được Câu lạc bộ Paris bất ngờ xóa khoản nợ đến 4 tỷ USD. Từng tuyên bố mất khả năng thanh toán vào năm 1986, Cuba là một trường hợp quá khó khăn về kinh tế và do đó phải tìm lối thoát ngay tại “kẻ thù” người Mỹ. Hẳn nhiên tiến trình bình thường hóa khá ngoạn mục giữa Cuba và Hoa Kỳ vào tháng 12/2014, cùng việc Cuba phải thả gần như toàn bộ tù nhân chính trị từ đó đến nay theo yêu cầu của Mỹ, đã khiến các chủ nợ như Câu lạc bộ Paris mở lòng với quốc đảo này.
 
Còn ở Việt Nam, sau đợt thả tù chính trị lớn nhất năm 2014, mọi chuyện lại gần như im bặt. Bất chấp việc Tổng bí thư Trọng được đón tiếp quá trịnh trọng ở Washington vào tháng 7/2015, đến cuối năm ngoái chính quyền Việt Nam lại bắt tiếp một số người bất đồng chính kiến, trong đó có luật sư nhân quyền có tiếng Nguyễn Văn Đài.
 
Thành tích cải thiện nhân quyền tệ hại như thế là một trong những lý do khiến cuộc công du dự kiến của Tổng thống Obama đến Hà Nội vào tháng 11/2015 bị hủy bỏ.
 
Theo lịch mới, Obama sẽ công du Việt Nam vào tháng 5/2016. Câu hỏi đặt ra là vào lần này, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ hành xử thế nào với các tù nhân lương tâm?
 
Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế, Việt Nam còn giam giữ hơn 100 tù nhân chính trị. Hiện vẫn còn những người có tên tuổi chưa được tự do như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Trần Huỳnh Duy Thức…
 
Gần như chưa làm bất cứ điều gì mà Myanmar và cả Cuba đã làm, Việt  Nam còn lâu mới hy vọng sẽ được các chủ nợ lớn nhất là Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Á châu… xóa nợ.
 
Thậm chí ngược lại, vào tháng 12/2015, Ngân hàng thế giới còn tuyên bố dừng các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam.
 
Lê Dung
 
 (SBTN)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...