Jump to content

Đức: Biểu tình chống thỏa thuận mậu dịch xuyên Đại tây dương (TTIP)


xứ việt
 Share

Recommended Posts

RFA
2016-09-17

  •  
722d4c68-e415-43a5-864d-baa4c37548fe.jpe

Biểu tình chống lại các hiệp định thương mại TTIP và CETA trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama vào ngày 24 tháng Tư ở phía trước của nhà hát opera ở thành phố Hanover, Đức. Ảnh chụp ngày 16 Tháng tư năm 2016.

Hiệp định Đối tác Đầu Tư và Mậu Dịch Xuyên Đại tây dương - TTIP

Nhiều người dân Đức tại một số thành phố trong đó có Berlin và Munich vào ngày hôm qua (17/9) tràn xuống đường phố biểu tình chống lại thỏa thuận mậu dịch xuyên Đại tây dương giữa khối các nước Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ.

Dự kiến tổng cộng có chừng 250.000 người tham dự mang theo những biểu ngữ chống đối của các nhóm chống toàn cầu hóa và những liên đoàn cũng như các nhóm chính trị phản đối.

Liên minh Châu Âu EU và Hoa Kỳ bắt đầu thương thảo về hiệp định Đối tác Đầu Tư và Mậu Dịch Xuyên Đại tây dương - TTIP vào năm 2013. Mục đích hình thành khối mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với 850 triệu người tiêu dùng.

Theo kế hoạch vòng đàm phán TTIP mới sẽ diễn ra vào tháng tới và tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama mong muốn đúc kết hiệp định trước khi ông rời Nhà Trắng vào tháng giêng sang năm.

Một phiên bản nhỏ hơn của TTIP là CETA với Canada dự kiến sẽ được ký kết vào tháng 10 tới đây.

Những người chống đối TTIP, CETA hay cả Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP đều nêu ra quan ngại những thỏa thuận mậu dịch tự do như thế sẽ có tác hai cho thị trường lao động dẫn đến chuyển thêm công ăn việc làm nội địa ra nước ngoài; cũng như những chuẩn mực môi trường bị phá vỡ.

Bên cạnh đó là quan ngại về luật lệ an toàn lương thực, qui định về ngân hàng, cũng như gây hại cho chủ quyền quốc gia.

Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương - TPP

Liên quan việc triển khai các thỏa ước mậu dịch tự do với nước ngoài, thông tin đưa ra trong tuần cho biết tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 14 của Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 10 tới đây, vấn đề phê chuẩn thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương - TPP giữa Việt Nam và 11 quốc gia khác, trong đó có Hoa Kỳ đứng đầu, không được đưa vào chương trình nghị sự.

Việt Nam được đánh giá là nước sẽ được thụ hưởng nhiều nhất khi TPP có hiệu lực; thế nhưng khả năng phê chuẩn thông qua hiệp định mậu dịch này còn nhiều trở ngại ngay từ phía Hoa Kỳ, quốc gia chủ xướng hiệp định.

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...