Jump to content

Khác biệt giữa Hong Kong và Trung Quốc


xứ việt
 Share

Recommended Posts

John SudworthBBC News, Hong Kong
160721034738_cn_joshua_wong_nathan_law_a
Image copyrightAFP Image captionTừ trái sang: Joshua Wong, Nathan Law và Alex Chow

Một lần thăm tòa án có thể cho ta hiểu nhiều về quy tắc và các giá trị của bất kỳ xã hội nào.

Và cũng ít cách nào trần trụi như thế để trải nghiệm khác biệt giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục.

Joshua Wong, Nathan Law và Alex Chow – thủ lĩnh của phong trào Dù đòi dân chủ - đã xuất hiện ở tòa của thành phố, trong lúc người ủng hộ vỗ tay.

Họ đứng ở bậc cửa, tuyên bố vào hệ thống loa cầm tay, còn đám đông phóng viên chạy ra khỏi khu vực báo chí để chạy lên bậc thang tòa án.

Cảnh sát đứng nhìn thân thiện.

Bên trong, các chỗ ngồi được xếp theo thứ tự ai đến sớm, nhưng cũng có thêm chỗ vì có nhiều quan tâm, và một số phóng viên được phép đứng.

Và khi công tố viên vận động, có chút ấp úng, đòi ba bị can phải vào tù, quan tòa bẻ gãy lý luận của ông.

Đây là bài tập cởi mở và minh bạch, cho phép các nguyên tắc và tiền lệ pháp lý được tranh cãi.

Đến cuối buổi, ba thanh niên lại được tự do. Tòa bác bỏ lý luận của công tố rằng các bản án ban đầu nhẹ quá.

Joshua Wong, thanh niên trở thành biểu tượng của phong trào biểu tình chống Bắc Kinh, sẽ bắt đầu làm công ích từ thứ Sáu.

Anh sẽ đi giúp một thư viện địa phương – trong 80 giờ.

Ngược lại, tôi đã từng đến nhiều tòa án ở nhiều thành phố đại lục để cố gắng tường thuật các phiên xử.

160921123409_cn_hongkong_occupy_sentenceImage copyrightBBC CHINESE

Ít khi nào tôi được cho đến gần, chứ đừng nói là đi vào tòa.

Không nhớ đã bao nhiêu lần tôi trông thấy người ủng hộ bị can bị kéo đi. Ngay cả người thân, ngóng đợi tin người nhà ngồi tù đã lâu, bị cho lên xe buýt của công an.

Các thủ tục tòa án, chỉ xem ké từ truyền thông do Đảng Cộng sản kiểm soát, phần nào cho biết về một hệ thống không hề minh bạch.

Các quan tòa, cũng do Đảng Cộng sản kiểm soát, đã kết án hơn 99,9% bị cáo.

Và với những tội chống lại ý chí của Đảng Cộng sản – ví dụ chỉ kêu gọi cải cách chính trị - người bị tố cáo có thể phải bị tù nhiều năm.

Nó cho thấy việc đi làm thư viện của Wong thật quá khác biệt, và cũng chứng tỏ tầm quan trọng của cuộc chiến mâu thuẫn, ngang bướng vì tương lai của thành phố.

Một mặt, có những người – đặc biệt những người thấy phiền toái vì các vụ chặn đường hai năm trước – cảm thấy bực bội vì mức trừng phạt có vẻ quá nhẹ.

Nhưng ở phía kia, phe đòi dân chủ, bằng chứng độc lập tư pháp cho thấy tự do của Hong Kong chưa bị Bắc Kinh đe dọa ngay như họ thỉnh thoảng tố cáo.

Dĩ nhiên, tranh luận thực sự là quanh cách làm thế nào bảo đảm tự do trong tương lai.

Trớ trêu, sau hai năm, kết quả trực tiếp của Phong trào Dù là Hong Kong nay có ít dân chủ hơn lẽ ra có thể có.

151007145706_cn_hongkong_occupy_1yr_skylImage copyrightGETTY IMAGES

Bầu cử năm sau cho chức vụ cao nhất thành phố ban đầu dự định là lần đầu tiên cho bầu cử phổ thông thực sự.

Nhưng phong trào đòi dân chủ ngăn kế hoạch đó vì họ phản đối các quy tắc do hiến pháp thành phố quy định và được Bắc Kinh đòi. Quy tắc đó là các ứng viên tham gia phải được một ủy ban đề cử lọc trước.

Thành viên ủy ban này chủ yếu là người ủng hộ chính quyền và sẽ ngăn không cho ứng viên đòi cải tổ dân chủ tham gia.

Thế là tranh luận có thể tóm tắt thế này: với phe thân Bắc Kinh, một ít dân chủ còn tốt hơn không có, còn với phe chống Bắc Kinh, dân chủ giả hiệu nghĩa là chả có dân chủ gì hết.

Tranh cãi sẽ tiếp tục tại một Hong Kong đang chia rẽ hơn, ngang bướng, và âu lo về quan hệ với một Trung Quốc ngày càng mạnh và cứng rắn.

Như để chứng tỏ điểm này, sau khi mức án được tuyên, đụng độ nổ ra ở bên ngoài tòa giữa người phản đối của cả hai phe.

Trở lại Bắc Kinh, nơi tôi sống, khi nói chuyện và phỏng vấn, tôi ít khi nghe họ than phiền về thiếu dân chủ.

Ý tưởng bỏ phiếu có vẻ trừu tượng, xa lạ cho đa số người dân.

Nhưng người dân hiểu rõ họ thiếu các quyền khác, và nhất là không có phiên tòa công bằng khi nhiều người là nạn nhân của tranh chấp đất, thiếu sót y tế và hàng loạt các bất công nhỏ khác.

Ý tưởng buộc nhà chức trách chịu trác nhiệm ở một phiên tòa là tưởng tượng xa vời.

Hong Kong có tự do đó nhiều và mọi phe phái của tranh cãi hiện nay đều trân trọng.

Một phe tin rằng tự do chỉ giữ được bằng cách đối thoại thực tế với Bắc Kinh.

Phe kia tin rằng chỉ có dân chủ thật sự mới ngăn ngừa sự suy sụp dần dần của vị thế đặc biệt của Hong Kong bởi một hệ thống chính trị không hiểu cũng chả trân trọng nó.

Bên ngoài tòa, ba nhà hoạt động dân chủ trẻ thề dùng tự do của họ để tiếp tục phản đối.

Nhưng đầu tiên, họ phải làm cho xong dịch vụ thư viện.

 

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...