Jump to content

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm mạnh


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế châu Á (ADOU) 2016, hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 6,0% trong năm nay, do sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng, dự báo tăng trưởng này điều chỉnh mạnh so với con số đưa ra hồi đầu năm.
 
A1.jpg
 
Theo kế hoạch, năm 2016 dự kiến tăng trưởng kinh tế ở mức 6,7%, với kỳ vọng cao hơn mức 6,68% của năm 2015. Tuy nhiên, thực tế tăng trưởng kinh tế trong quý II chỉ tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, giữ nguyên so với mức tăng trưởng quý I/2016 và thấp hơn hơn so với mức dự kiến là 5,8%.
 
Lý do chính là Việt Nam đã phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong ba thập kỷ qua, sản lượng nông nghiệp trong sáu tháng đầu năm giảm 0,8% so với cùng kỳ 2015. Trong khi nông nghiệp chiếm 13% tỷ trọng nền kinh tế, là tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN.
 
Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, ông Eric Sidgwick cho biết do tác động của hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, cùng với giá cả hàng hóa toàn cầu thấp đã làm chậm nhịp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa đầu năm nay.
 
Trong 6 tháng cuối năm, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 6 sẽ tích cực hơn nhờ sự gia tăng mạnh hơn của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu, tăng trưởng tín dụng trong nước, sự phục hồi nhẹ trong nông nghiệp và việc đẩy mạnh giải ngân các khoản chi đầu tư cơ bản trong các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng.
 
Theo Báo cáo,trong 6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa ước tính tương đương 8,2% GDP, đây là cải thiện đáng kể so với nhập siêu cùng kỳ năm 2015.
 
Báo cáo nhấn mạnh rằng, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tương đối tốt trong bối cảnh có nhiều thách thức, vẫn có một số vấn đề cần phải giải quyết để bảo đảm duy trì tăng trưởng bền vững.
 
Làn sóng ngân hàng tăng cường cho vay gần đây củng cố thêm tầm quan trọng của những nỗ lực thắt chặt quy định nhằm ngăn chặn sự gia tăng các rủi ro của khu vực tài chính. Những nỗ lực này sẽ được hỗ trợ bởi việc áp dụng dần dần các tiêu chuẩn điều tiết khắt khe hơn – Basel II – trong vòng 12 đến 18 tháng tới.
 
Về vấn đề áp lực nợ công, ADB cho rằng cần củng cố chính sách tài khóa theo hướng tạo thuận lợi cho tăng trưởng, bao gồm hợp lý hóa chi thường xuyên và thắt chặt chi phí tiền lương cho khu vực công. Tỷ lệ chi hành chính trên tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng từ mức trung bình 8% trong giai đoạn 2007-2009 lên tới 11% trong giai đoạn 2013-2016.
 
Lý do chính là Việt Nam đã phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều hập kỷ qua. Đầu năm 2016, Sông Mekong- con sông cung cấp nguồn nước chính của Đồng bằng sông Cửu Long, trong thời mùa khô, lượng nước sông này đã giảm sút nghiêm trọng gây nên tình trạng thiếu nước, dẫn đến hiện tượng nước mặn thâm nhập ngược dòng lên khu vực.
 
Riêng Đồng bằng sông Cửu Long trong đợt hạn hán này, có 13 tỉnh bị mặn xâm nhập, 10 tỉnh đã công bố thiên tai, trong đó nhiều tỉnh công bố cấp độ 2. Tại các cửa sông, độ mặn tăng lên mức hơn 30g/l. Hơn 20 triệu người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long đã chịu ảnh hưởng.
 
Ở Tây Nguyên đầu 2016, lượng nước trên các ao hồ, công trình thủy lợi rơi vào tình trạng cạn kiệt và đã gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên.
 
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sản lượng nông nghiệp trong sáu tháng đầu năm giảm 0,8% so với cùng kỳ 2015. Trong khi nông nghiệp chiếm 13% tỷ trọng nền kinh tế, là tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN.
 
Về thương mại thế giới, ngày 28/9, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay xuống mạnh do mức tăng trưởng chậm của Trung Quốc và lượng hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ giảm.
 
Dự báo tăng trưởng mới là 1,7%, thấp hơn nhiều mức tăng trưởng 2,8% được WTO dự báo tháng 4/2016. Đây là lần đầu tiên sau 15 năm tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do giao dịch thương mại trì trệ.
 
“Con số này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho chính phủ các nước”, Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo cho biết như vậy trong báo cáo thương mại sáu tháng đầu năm.
 
“Chúng ta phải đảm bảo rằng sẽ không có những chính sách bất hợp lý để làm cho tình hình tồi tệ thêm, không chỉ trong thương mại mà còn liên quan đến những chính sách về tạo việc làm và phát triển kinh tế trong một nền kinh tế mở toàn cầu”, ông Azevedo nhận xét.
 
Như vậy trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang còn những khó khăn, xu hướng giảm giá và giảm hoạt động thương mại cộng với những thách thức về môi trường rất lớn đang đè nặng lên vấn đề phát triển cả với công nghiệp và nông nghiệp, kỳ vọng nền kinh tế sẽ phát huy được tốt hơn những lợi thế trong giai đoạn cuối năm.
 
Thành Long
 
(Đại Kỷ Nguyên)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...