Jump to content

Chiến tranh Trung-Đài có thể xảy ra hay không?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Đặng Tiểu Bình có lần tuyên bố Bắc Kinh quyết tâm thống nhất cho được Đài Loan dù tốn “một trăm năm’. Gần đây, cựu chủ tịch Giang Trạch Dân xác định rõ lập trường: Trung Cộng sẽ “không đợi chờ lâu dài”, nhưng lời nói này thiếu sự đe doạ kèm theo. Tập Cận Bình hiện đang nổ lực cho đối thoại chính trị hơn. Ý định rõ ràng nhất đối với vần đề Đài Loan là gì?
 
A1.jpg
 
Vào khoảng giữa năm 2016 này, Họ Tập cho rằng hồ sơ Đài Loan phải nằm trong nhiệm vụ chính của Đảng CS Trung Hoa là thống nhất đảo quốc này. Nối kết vấn đề trẻ trung hoá Trung Hoa và nhiệm vụ thống nhất quốc gia, Tập Cận Bình từng thúc đẩy nhiều thoả thuận với Đài Loan. Tập đã ra một lộ đồ và thời biểu cho giải pháp này: nếu không năm 2021, thì vấn đề này phải dứt điểm vào năm 2049, đúng 100 năm Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa thành lập.
 
Bắc Kinh hết còn kiên nhẫn do 3 yếu tố chính sau: Thứ nhất là Trung Cộng đã trở thành cường quốc thứ hai về kinh tế đối với thế giới tức nhiên yếu tố này là đòn bẫy tăng cường cho ý định thống nhất mãnh liệt hơn. Càng lúc Đài Loan càng bị ‘hút’ vào quỹ đạo địa chính (trị) này. Sự lệ thuộc vào kinh tế lục địa Trung Hoa đang làm Bắc Kinh có nhiều quyền năng hơn để thắt chặt thêm về chính trị.
 
Thứ hai, sự xuất hiện về một siêu quyền lực đã tạo khả năng cho các lãnh đạo tại Bắc Kinh sắp đặt lại vấn đề Đài Loan theo ý mình. Nhiều năm trước chính sách Bắc Kinh đối với Đài Loan thường phân vân, lưỡng lự do hai ý muốn mâu thuẫn: Một là ngăn chận ý định độc lập của Đài Loan và thứ hai là tránh né đụng độ quân sự xảy ra giữa Eo Biển Đài Loan nó có thể làm sụp đổ bao nỗ lực hiện đại hoá của Trung Cộng.
 
Giờ đây Bắc Kinh sẵn sàng tốn phí cho những tốn phí về phát triển kinh tế và hiện đại hoá. Dùng sức ép kinh tế lên kinh tế Đài Loan, Bắc Kinh hi vọng số cử tri Đài Loan chống lại nữ tổng thống Thái Anh Văn và Đảng Dân Chủ Cấp Tiến của bà. Chiến lược này xem chừng hiệu quả. Một cuộc thăm dò cuối tháng Tám vừa qua cho thấy tỷ lệ công chúng bằng lòng với nữ tổng thống Đài Loan rơi xuống còn 17.6% từ con số 52.3% của 3 tháng trước.
 
Thứ ba, Bắc Kinh hiện nay đang bỏ “chính sách nhu mỳ’ của Đặng Tiểu Bình một chính sách hoà hoãn, che dấu khả năng của mình đợi chờ sức mạnh quốc gia tiến lên thêm theo thời gian, giờ đây Bắc Kinh có đầy đủ sức mạnh để theo đuổi những lợi ích quốc gia, ý nghĩa này nên hiểu là: “sống còn quốc gia là mấu chốt’ và “căn bản là không nhượng bộ.”
 
Đài Loan luôn luôn lấy chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là mấu chốt những vấn đề này là điều tối kỵ với các lãnh đạo Bắc Kinh mà họ thường xem là vấn đề trầm trọng nhất có thể đưa đến chiến tranh. Dù Đặng Tiểu Bình thường cho rằng chiến tranh là giải pháp cuối cùng, nhưng bộ máy tuyên truyền hiện nay của Tập Cận Bình không ngớt đe doạ luận điệu chiến tranh, nếu như Đài Loan chống lại ý niệm thống nhất và chớ bao giờ tuyên bố độc lập.
 
Jin Canrong, giáo sư tại Đại Học Renmin, Bắc Kinh vào tháng Sáu 2016, ông cho rằng Bắc Kinh hiện có 4 bước: quan sát-áp lực-đối đầu-chiến tranh, để đối phó với Đài Loan hiện nay. Hiện Bắc Kinh đang quan sát thái độ của tổng thống Đài Loan ra sao sau nửa năm gia tăng áp lực lên đảo quốc này. Vấn đề này còn bao hàm chuyện Bắc Kinh rút lui 23 giao dịch thương mãi, đầu tư, hàng không liên hệ với Đài Loan và trở lại cuộc chiến ngoại giao khi giảm con số giới chức ngoại giao tại đây chỉ còn 22 người.
 
Nếu nữ tổng thống Thái Anh Văn vẫn từ chối sự đồng thuận tuân theo nghị quyết 1992, cho đến năm cuối của nhiệm kỳ này, Trung Cộng sẽ có đe doạ quân sự với bà. Nếu bà tái cử và làm TT cho đến 2020, Bắc Kinh sẽ khởi động chiến tranh vào năm 2021. Vào thời điểm này chắc hẳn sức mạnh quân sự của Trung Cộng sẽ lớn mạnh đến mức độ Hoa Kỳ khó lòng can thiệp. Lúc này ‘hồ sơ’ Đài Loan xem như giải quyết xong.
 
Tuy về mặt chính thức phía chính sách nhà nước chẳng bao giờ tuyên bố, nhưng sự đe nạt về quân sự lúc nào cũng được các phe chủ nghĩa dân tộc đòi hỏi phải nắn gân để tỏ rõ sức mạnh của Trung Cộng hiện thời là sức mạnh của một siêu cường ra sao. Dư luận nóng nảy của quần chúng cũng là một phần quan yếu để tạo ra chính sách thu hút cảm tình người dân cho giới lãnh đạo Bắc Kinh. Phấn khởi với sức mạnh đang lên này, giới lãnh đạo Bắc Kinh càng lúc càng mong muốn quấn chúng đóng thêm vai trò quan trọng để đeo đuổi lợi ích của Trung Hoa. Cái hậu quả hiện nay đang thấy hiện nay, quân đội Trung Cộng là đội quân hung hăng hiếu chiến đang phá vỡ tình trạng hoà bình êm dịu đổi lại tình trạng căng thẳng và nóng bỏng của hoạ chiến tranh.
 
Trung Cộng hiện nay càng lúc càng thể hiện ý đồ dùng sức mạnh quân sự đi trước để đạt được những mục tiêu quốc gia trong đó có thống nhất Đài Loan. Quân Giải Phóng Trung Hoa (PLA) hiện có khả năng phá huỷ các mục tiêu chiến lược tại Đài Loan hiện tại. Tướng về hưu Zhu Chenghu của Quân Trung Cộng cho rằng Bắc Kinh nên dẹp đi các biện pháp hoà bình nó chỉ giúp kéo dài cho các đối thủ như tổng thống Thái Anh Văn, Đảng Dân Chủ Cấp Tiến hay Quốc Dân Đảng mà thôi. Ông ta nhấn mạnh vấn đề thống nhất Trung Hoa không bao giờ thành công nếu cứ mãi sử dụng phương sách hoà bình.
 
Suisheng Zhao - Related Articles
 
Đinh Hoa Lư dịch
 
* Suisheng Zhao/ Professor and Director of the Center for China-US Cooperation at the Josef Korbel School of International Studies, University of Denver and Editor of the Journal of Contemporary China.
 

(Cali Today News)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...