Jump to content

Trung Quốc Tuyên Bố Chuyển Đổi Chiến Lược Phòng Không trên Biển


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Về “tuần tra quân sự” ở Biển Đông, Thân Tiến Khoa tuyên bố một cách cứng rắn rằng các đảo ở Biển Đông từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, các quốc gia khác không được phép xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc tại đây. Việc không quân Trung Quốc tới Biển Đông diễn tập quân sự là nhằm thực hiện sự bình thường hóa.

 

b1.png
 
Ngày 25/9/2016, trong một hoạt động mà Trung Quốc gọi là diễn tập quân sự và tuần tra tại vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) do nước này đơn phương thành lập ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, không quân Trung Quốc đã huy động hơn 40 phương tiện bay các loại, bao gồm cả máy bay chiến đấu và máy bay ném bom[1]. Trước đó, Tân Hoa Xã đưa tin[2] vào ngày 22/9/2016, tại Diễn đàn Quốc phòng Đặc khu Thẩm Quyến, người phát ngôn Lực lượng Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa đã phác thảo những hoạt động chính của không quân Trung Quốc kể từ ngày Trung Quốc tuyên bố ADIZ đầu tiên trên biển Hoa Đông, theo đó họ đã bay qua các chuỗi đảo, tự nhận là đã kiểm soát biển Hoa Đông, tuần tra quân sự trên Biển Đông, đồng thời đẩy nhanh sự phát triển một cách có hệ thống các trang thiết bị vũ khí công nghệ cao, xúc tiến chuyển đổi chiến lược không quân từ tích lũy biến đổi về lượng sang nhảy vọt biến đổi về chất.
 
Cụ thể hơn, về sự kiện “bay qua các chuỗi đảo”, Thân Tiến Khoa nói, ngày 30.3.2015, máy bay ném bom Xian H-6[3] lần đầu tiên bay qua eo biển Ba Sĩ [4] tới huấn luyện xa bờ ở Tây Thái Bình Dương. Kể từ thời điểm đó, không quân Trung Quốc đã 5 lần bay ra chuỗi đảo thứ nhất[5] để diễn tập quân sự ở Tây Thái Bình Dương, huy động nhiều loại máy bay quân sự như máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm vùng trời, máy bay chở dầu…, trong đó 3 lần bay qua eo biển Ba Sĩ, 2 lần bay qua eo biển Miyako[6]. Dự định tương lai không quân Trung Quốc sẽ thường xuyên tổ chức bay ra chuỗi đảo thứ nhất để huấn luyện xa bờ.
 
Khi nói tới “kiểm soát biển Hoa Đông”, Thân Tiến Khoa cho biết, vào ngày 23.11.2013 là ngày Trung Quốc công bố ADIZ trên biển Hoa Đông, không quân Trung Quốc đã tiến hành tuần tra cảnh giới trên không lần đầu tiên. Gần 3 năm qua, không quân luôn duy trì tuần tra cảnh giới trên không thường xuyên, theo dõi kiểm soát và nhận diện các máy bay quân sự nước ngoài bay vào khu ADIZ, áp dụng các biện pháp tương ứng tùy theo những sự uy hiếp khác nhau. Tuy nhiên Thân Tiến Khoa không cho biết số liệu cụ thể, cũng như có rất ít báo cáo công khai cho thấy Trung Quốc đã thực thi ADIZ hữu hiệu trên thực tế như họ tuyên bố. Mặc dù vậy, theo báo cáo của Uỷ ban Đánh giá Kinh tế An ninh Mỹ – Trung tháng 3/2016, hoạt động của không quân Trung Quốc ở Biển Hoa Đông tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, với số lần máy bay của Nhật Bản bay ra chặn máy bay của Trung Quốc đã tăng từ 150 lần trong năm 2011 tới 450 lần trong năm 2014[7]. Thân Tiến Khoa tuyên bố sẽ “nỗ lực hết sức để thực thi tuần tra cảnh giới Khu nhận diện phòng không Đông Hải,” kiên quyết bảo vệ quyền lợi mà họ cho là “hợp pháp chính đáng” của Trung Quốc.
 
Về “tuần tra quân sự” ở Biển Đông, Thân Tiến Khoa tuyên bố một cách cứng rắn rằng các đảo ở Biển Đông từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, các quốc gia khác không được phép xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc tại đây. Việc không quân Trung Quốc tới Biển Đông diễn tập quân sự là nhằm thực hiện sự bình thường hóa. Vào trung tuần tháng 7 năm nay, không quân Trung Quốc đã huy động máy bay ném bom Xian-6K tới vùng trời phụ cận các rạn san hô như Bãi cạn Scarborough…, nhằm đạt tới mục tiêu bay tuần tra quân sự cùng với các bay chiến đấu, hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm vùng trời, máy bay chở dầu. Tháng 7 cũng là thời điểm Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông ra phán quyết cuối cùng, trong đó bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, tuyên bố ngư dân Philippines có quyền đánh cá ở ngư trường truyền thống quanh bãi cạn Scaborough, cũng như nêu bật tinh thần giải quyết tranh chấp trong hoà bình. Hành động cho máy bay ném bom bay qua bãi cạn Scaborough của Trung Quốc đã gây sự chú ý và quan ngại trong giới quan sát và phân tích về sự leo thang căng thẳng trên Biển Đông. Không chỉ dừng ở một chuyến bay tháng 7 đó, Thân Tiến Khoa còn tuyên bố rằng việc tuần tra quân sự trên Biển Đông sẽ được tiếp tục tiến hành một cách thường xuyên.
 
Thân Tiến Khoa nói không quân sẽ căn cứ theo yêu cầu chiến lược “Không thiên nhất thể, công phòng kiêm bị”[8] để thực hiện chuyển đổi từ bảo vệ vùng trời lãnh thổ quốc gia sang sẵn sàng cả tấn công và phòng thủ. Xây dựng hệ thống lực lượng phòng ngự vùng trời thích ứng với yêu cầu tác chiến tin học hóa, nâng cao toàn diện năng lực cảnh báo chiến lược, không kích, phòng không chống tên lửa, đối kháng thông tin, tác chiến nhảy dù, lên kế hoạch chiến lược và bảo vệ tổng hợp.
 
Khả năng triển khai lực lượng không quân rộng khắp ở thời điểm hiện tại cho thấy rằng Trung Quốc đã có “cuộc lột xác” thành công nhất định trong quá trình hiện đại hóa lực lượng này. Theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ[9] tháng 5/2016, hiện tại, đội bay của Trung Quốc đang sở hữu 3000 phương tiện bay các loại. Trong khi đó, với đà phát triển hiện tại, báo cáo 2016 của Tổ chức Nghiên cứu RAND Corporation cho biết chỉ trong 15 năm nữa, lực lượng này sẽ vượt Mỹ về quy mô[10].
 
Tuy nhiên, vấn đề mà nước này gặp phải chính là vấn đề nhân lực. Phi công của Trung Quốc vẫn còn rất nhiều hạn chế trong việc điều khiển máy bay. Theo báo cáo của RAND Corporation[11], phi công Trung Quốc vẫn phải đợi lệnh của chỉ huy chứ không được tự ý hành động. Đơn cử, máy bay tiên phong luôn phải nắm vững vai trò chỉ huy đội bay. Tuy nhiên, trong quân đội Trung Quốc, các tay lái này thiếu kinh nghiệm thực tiễn và vẫn mong muốn “nhận được lệnh từ chỉ huy và hướng dẫn viên mặt đất trong quá trình hoạt động”. Chuyên gia Robert Beckhusen bình luận trên tạp chí National Interest[12] rằng những kế hoạch thiếu thực tế cùng cơ chế huấn luyện cứng nhắc thiếu thực tiễn sẽ khiến lực lượng này yếu thế trước các phi công giàu kinh nghiệm của đối phương.
 
---------------------------
Chú thích:
 
[1] Jesse Johnson, “Japan scrambles jets as China warplanes fly through Okinawa strait”, The Japan Times News, 26 September 2016: www.japantimes.co.jp/news/2016/09/26/national/politics-diplomacy/fighter-scrambled-near-okinawa-china-air-force-planes-pass-miyako-strait/#.V-8VnmR94xd
 
China’s Defense Ministry’s regular press conference on September 29: eng.mod.gov.cn/TopNews/2016-09/29/content_4740053.htm
 
[2] “中国空军在飞向远海开放自信中加快战略转型,” China News 22/9/2016: www.chinanews.com/m/mil/2016/09-22/8011754.shtml (xem toàn văn bản dịch tiếng Việt ở dưới)
 
[3] Xian H-6 (轰-6; Hōng-6) (Tây An H-6) là một loại máy bay được sản xuất theo giấy phép sản xuất [1] của loại máy bay ném bom phản lực hai động cơ Tupolev Tu-16 của Liên Xô, nó được chế tạo cho Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa – ND.
 
[4] Ba Sĩ hay Bashi; tiếng Anh: Bashi Channel -ND.
 
[5] Tiếng Anh: The first island chain – ND.
 
[6] Tiếng Anh: Miyako Strait – ND.
 
[7] Michael Pilger, “ADIZ Update: Enforcement in the East China Sea, Prospects for the South China Sea, and Implications for the United States,” U.S.-China Economic and Security Review Commission, Staff Research Report, 2 March 2016 : https://seasresearch.files.wordpress.com/2016/03/adiz-update_0.pdf
 
[8] “空天一体、攻防兼备”: Tạm dịch: Không trung với bầu trời là một, sẵn sàng cả tấn công và phòng thủ” –ND.
 
[9] Robert Farley, “China’s Military Has Nearly 3000 Aircraft. Here’s Why That Matters,” The Diplomat, 17 May 2016: thediplomat.com/2016/05/chinas-military-has-nearly-3000-aircraft-heres-why-that-matters/
 
U.S. Department of Defense, “Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2016,” Annual Report to Congress, 26 April 2016: www.defense.gov/Portals/1/Documents/pubs/2016%20China%20Military%20Power%20Report.pdf
 
[10] Jeremy Bender, “US general: China’s airpower will overtake the US Air Force by 2030,” Business Insider, 3 March 2016: www.businessinsider.com/china-will-overtake-us-air-force-by-2030-2016-3
 
Lyle J. Morris, Eric Heginbotham, “From Theory to Practice People’s Liberation Army Air Force Aviation Training at the Operational Unit,” RAND Corporation, 2016: www.rand.org/pubs/research_reports/RR1415.html
 
[11] Robert Beckhusen, “China’s Air Force Suffers from One Shocking Flaw,” The National Interest 26 September 2016: http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/chinas-air-force-suffers-one-shocking-flaw-17834
 
[12] Như trên
 
Bùi Thạch Hồng Hưng là nghiên cứu sinh cao học chuyên ngành Quan hệ quốc tế và là cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
 
—-
 
Tư liệu: Bản dịch tiếng Việt bản tin Tân Hoa Xã:
 
Không Quân Trung Quốc Nhanh Chóng Chuyển Đổi Chiến Lược
 
Khi Bay Ra Ngoài Khơi Phơi Phới Tự Tin
 
China News ngày 22.09.2016
 
Điện từ Thâm Quyến Tân Hoa xã ngày 22.9 (Chung Hán Vinh, Chu Tình) – Người phát ngôn báo chi Không quân Trung Quốc, đại tá Thân Tiến Khoa, đã giới thiệu trên Diễn đàn Quốc phòng Đặc khu Thâm Quyến rằng, không quân với sự dẫn dắt của việc nâng cao trình độ huấn luyện chiến đấu thực, đã bay qua các chuỗi đảo, kiểm soát Đông Hải, tuần tra quân sự Nam Hải [Trung Quốc gọi Biển Đông là Nam Hải – BTV], đồng thời đẩy nhanh sự phát triển một cách có hệ thống các trang thiết bị vũ khí công nghệ cao, xúc tiến chuyển đổi chiến lược không quân từ tích lũy biến đổi về lượng sang nhảy vọt biến đổi về chất.
 
Khi giới thiệu về tình hình “bay qua các chuỗi đảo”, Thân Tiến Khoa nói, ngày 30.3.2015, máy bay ném bom Xian H-6[1] lần đầu tiên bay qua eo biển Ba Sĩ [2] tới huấn luyện xa bờ ở Tây Thái Bình Dương. Kể từ khi ấy, lính hàng không của không quân đã 5 lần bay ra chuỗi đảo thứ nhất[3] để diễn tập quân sự ở Tây Thái Bình Dương, huy động nhiều loại máy bay quân sự như máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm vùng trời, máy bay chở dầu…, trong đó 3 lần bay qua eo biển Ba Sĩ, 2 lần bay qua eo biển Miyako[4]. Căn cứ theo luật quốc tế và các thông lệ quốc tế có liên quan, không quân sẽ thường lệ tổ chức cho lính hàng không bay ra chuỗi đảo thứ nhất để huấn luyện xa bờ.
 
Khi nói tới “kiểm soát Đông Hải”, Thân Tiến Khoa cho biết, vào ngày 23.11.2013 là ngày nước CHND Trung Hoa công bố vạch Khu nhận diện phòng không Đông Hải, không quân liền tiến hành tuần tra cảnh giới trên không lần đầu tiên. Gần 3 năm qua, không quân luôn duy trì tuần tra cảnh giới trên không thường xuyên. Theo dõi kiểm soát và nhận diện các máy bay quân sự nước ngoài bay vào Khu nhận diện phòng không, áp dụng các biện pháp tương ứng tùy theo những sự uy hiếp khác nhau để bảo vệ an ninh hàng không quốc gia. Không quân sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức để thực thi tuần tra cảnh giới Khu nhận diện phòng không Đông Hải, kiên quyết bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của Trung Quốc.
 
Về “tuần tra quân sự Nam Hải”, Thân Tiến Khoa nói, các đảo ở Nam Hải từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, không được phép xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc tại Nam Hải, lính phòng không không quân tới Nam Hải diễn tập quân sự là thực hiện sự bình thường hóa. Vào trung tuần tháng 7 năm nay, không quân đã huy động máy bay Xian-6K tới vùng trời phụ cận các rạn san hô như Bãi cạn Scarborough… để tiến hành tuần tra quân sự, cùng một nhiệm vụ với các bay chiến đấu, hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm vùng trời, máy bay chở dầu…, nhằm đạt tới mục tiêu bay tuần tra quân sự. Căn cứ theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sứ mệnh không quân một cách hữu hiệu, việc lính hàng không không quân tới Nam Hải bay tuần tra quân sự sẽ được tiếp tục tiến hành một cách thường xuyên.
 
Thân Tiến Khoa nói, chú trọng tới bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm phát triển hòa bình, không quân sẽ căn cứ theo yêu cầu chiến lược “Không thiên nhất thể, công phòng kiêm bị”[5] để thực hiện chuyển đổi từ bảo vệ vùng trời lãnh thổ quốc gia sang sẵn sàng cả tấn công và phòng thủ. Xây dựng hệ thống lực lượng phòng ngự vùng trời thích ứng với yêu cầu tác chiến tin học hóa, nâng cao toàn diện năng lực cảnh báo chiến lược, không kích, phòng không chống tên lửa, đối kháng thông tin, tác chiến nhảy dù, lên kế hoạch chiến lược và bảo vệ tổng hợp.
 
Thân Tiến Khoa còn cho biết, trong tiến trình chuyển đổi chiến lược không quân, các trang thiết bị vũ khí đã trải qua thời kì tích lũy biến đổi về lượng, chắc hẳn đang phát sinh sự biến đổi về chất. Mấy năm qua, các trang thiết bị vũ khí công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến của thế giới như máy bay chiến đấu hiện đại, máy bay vận tải cỡ lớn, hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm vùng trời, máy bay chở dầu, tên lửa đất đối không hiện đại… đã lần lượt được xếp vào đội hình, năng lực tác chiến xa bờ tầm xa và năng lực tác chiến dựa trên hệ thống thông tin đã được tăng cường đáng kể.
 
-----------------
Chú thích:
 
[1] Xian H-6 (轰-6; Hōng-6) (Tây An H-6) là một loại máy bay được sản xuất theo giấy phép sản xuất [1] của loại máy bay ném bom phản lực hai động cơ Tupolev Tu-16 của Liên Xô, nó được chế tạo cho Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa – ND.
 
[2] Ba Sĩ hay Bashi; tiếng Anh: Bashi Channel -ND.
 
[3] Tiếng Anh: The first island chain – ND.
 
[4] Tiếng Anh: Miyako Strait – ND.
 
[5] “空天一体、攻防兼备”: Tạm dịch: Không trung với bầu trời là một, sẵn sàng cả tấn công và phòng thủ” –ND.


Tổng hợp: Bùi Thạch Hồng Hưng

Biên dịch bản tin của THX: Nguyễn Trung Thuần

 
(Đại Sự Ký Biển Đông)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...