Jump to content

Vaccine phòng sốt xuất huyết có thể làm tăng số ca nhập viện


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Việt Hà, RFA
2016-10-04

  •  
Khu điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 ở TPHCM.
Khu điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 ở TPHCM.
Courtesy photo
Vaccine phòng sốt xuất huyết có thể làm tăng số ca nhập viện
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 

Một  nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học quốc tế cho thấy vaccine phòng sốt xuất huyết của hãng Sanofi  Pasteur mặc dù có tác dụng bảo vệ một số người nhưng lại làm bệnh thêm nặng ở một số người khác. Điều này đặt ra những lo ngại về việc sử dụng rộng rãi loại vaccine đang được đặt nhiều hy vọng là có thể giúp thế giới giảm tỷ lệ người nhiễm bệnh đến 25% vào năm 2020 theo mục tiêu mà Tổ chức Y tế thế giới đặt ra.

Hiệu quả của vaccine mới

Chỉ vài tháng sau khi vaccine Dangvaxia chống sốt xuất huyết của hãng dược Sanofi Pasteur được chính thức tiêm chủng rộng khắp lần đầu tiên trên thế giới tại Philippines, nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, các nhà khoa học quốc tế hồi đầu tháng 9 vừa qua công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine này có thể làm bệnh nặng thêm ở một số trường hợp.

Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học thuộc trường đại học Sức khỏe cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg, Đại học Imperial College ở London và Đại học Florida, Hoa Kỳ.

Nói về kết quả của nghiên cứu mới, bác sĩ Isabel Rodriguez – Barraquer, một trong những người đứng đầu nghiên cứu, thuộc trường Bloomberg cho biết:

Bs. Isabel Barraquer: điều chúng tôi làm là phân tích những dữ liệu đã có sẵn từ những thử nghiệm lâm sàng của vaccine mới bao gồm cả những dữ liệu tổng hợp từ những theo dõi lâu dài sau khi tiêm thử. Dựa trên dữ liệu đó chúng tôi phân tích và dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp vaccine được tiêm ở điều kiện bệnh lây lan nhiều và lây lan ít. Điều chúng tôi thấy là ở những nơi bệnh dịch lây lan nhiều thì vaccine có thể giúp làm giảm từ 20 đến 30% các cá bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện. Nhưng ở những nơi bệnh lây lan ít thì vaccine lại làm gia tăng số ca nhập viện do sốt xuất huyết.

Điều chúng tôi thấy là ở những nơi bệnh dịch lây lan nhiều thì vaccine có thể giúp làm giảm từ 20 đến 30% các cá bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện. Nhưng ở những nơi bệnh lây lan ít thì vaccine lại làm gia tăng số ca nhập viện do sốt xuất huyết.
- BS. Isabel Barraquer

Vaccine Dangvaxia được hãng Sanofi của Pháp tiến hành nghiên cứu trong suốt hơn 20 năm với chi phí lên đến 1 tỷ rưỡi euro. Vaccine đã được tiến hành tiêm thử nghiệm tại 5 nước châu Á vào năm 2011 bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia. Đây là những nước có bệnh dịch hoành hành mạnh. Vaccine cũng được cho tiêm thử nghiệm ở một số nước Nam Mỹ nơi phải chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Kết quả thử nghiệm vaccine được công bố chính thức vào năm 2014 cho thấy hiệu quả bảo vệ của vaccine lên đến hơn 50%. Bác sĩ Rose Capeding, người tham gia nghiên cứu thử nghiệm vaccine tại Philippines cho biết:

Bs. Rose Capeding: các thử nghiệm vaccine được tiến hành tại năm quốc gia là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Chúng tôi thử nghiệm trên 10,275 trẻ có độ tuổi từ 2 đến 14. Các em được tiêm ba liều vaccine. Kết quả thử nghiệm cho thấy là vaccine có hiệu quả bảo vệ là 56,5%, có nghĩa là hơn 50% trẻ được bảo vệ chống lại sốt xuất huyết.

Tỷ lệ 50% được cho là không cao đối với một loại vaccine nói chung. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, riêng với sốt xuất huyết tỷ lệ này cũng hết sức quan trọng vì cho đến lúc này vẫn chưa có một loại điều trị nào dành cho bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch tỏ ra không hiệu quả bằng vaccine. Theo WHO, thế giới có khoảng 400 triệu người bị sốt xuất huyết hàng năm, trong đó 70% các ca bệnh là tại châu Á.

Với những kết quả đáng khích lệ được công bố vào năm 2014. Vào tháng 4 năm nay, Philippines đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới thực hiện tiêm chủng vaccine phòng sốt xuất huyết rộng khắp. Hãng Sanofi cho biết đã có hơn 1 triệu học sinh ở nước này được tiểm chủng.

 

000_G06Z9-400.jpg
Vaccine phòng sốt xuất huyết loại mới của Sanofi, ảnh chụp hôm 9/9/2016. AFP PHOTO.

 

Bác sĩ Isabel Barraquer cho rằng, những kết quả ban đầu của thử nghiệm vaccine không thể chính xác nếu nhìn vào toàn bộ dân số. Vì vậy các nhà khoa học cần phải có những nghiên cứu theo dõi tiếp theo nhiều năm để tìm hiểu tác động lâu dài của vaccine.

Bs. Isabel Barraquer: có hai điều mà chúng ta cần chú ý ở đây.  Thứ nhất là khi thử nghiệm lâm sàng, lúc đó bạn không thể biết được chính xác điều gì sẽ xảy ra ở mức độ toàn bộ dân số. Bởi vì khi thử nghiệm là số lượng người như vậy nhưng bạn không thể dự đoán chính xác cho cả triệu người. Cho nên chúng tôi phải làm bước tiếp theo là tìm hiểu về tác dụng của vaccine ở mức đông người được tiêm. Những theo dõi lâu dài sau tiêm thử được nhà sản xuất vaccine cung cấp cũng thừa nhận là có một số kết quả đáng lo ngại. Họ có thừa nhận là số trẻ nhỏ từ 2 đến 5 tuổi có tiêm phòng vaccine này thì có nguy cơ nhập viện khi nhiễm bệnh cao hơn. Đó là lý do vì sao vaccine chỉ được cấp phép cho những trẻ từ 9 tuổi trở lên. Điều chúng tôi nêu ra trong nghiên cứu này cũng giống như nhà sản xuất đã thừa nhận là có thể vấn đề tuổi tác không phải là quan trọng mà điều quan trọng là liệu người được tiêm chủng đã bị phơi nhiễm với sốt xuất huyết trong quá khứ hay chưa.

Cẩn trọng khi tiêm vaccine phòng sốt xuất huyết

Theo bác sĩ Rose Capeding, kết quả thử nghiệm vaccine giai đoạn 3 được công bố hồi năm 2014 cho thấy vaccine giúp làm giảm đến 88% số ca thể nặng và giảm 2/3 số ca nhập viện. Đây là điều được bà cho là một kết quả quan trọng hơn cả mức bảo vệ chung của vaccine.

Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu mới lại cho thấy vaccine làm tăng số ca nhập viện ở một số trường hợp, nhất là ở trẻ nhỏ. Giải thích về hiện tượng này, bác sĩ Isabel Barraquer cho biết:

Đây là một bài học kinh nghiệm không chỉ đối với loại vaccine này mà với nhiều loại vaccine khác. Chúng ta cần phải có những nghiên cứu theo dõi  hiệu quả và tác động của vaccine trong thời gian dài. 
- BS. Isabel Barraquer 

Bs. Isabel Barraquer: những người đã từng bị sốt xuất huyết từ trước khi tiêm dường như có phản ứng tốt hơn với vaccine và được bảo vệ tốt hơn bởi vaccine so với những người chưa từng bị  phơi nhiêm… Chúng ta biết là có đến 4 loại virut gây sốt xuất huyết. Nhìn chung khi bạn nhiễm lần đầu, triệu chứng nhiễm tương đối nhẹ. Có thể bạn chỉ có một chút sốt nhẹ mà thôi. Nếu bạn đã bị nhiễm một lần rồi bạn lại được tiêm sau đó thì nó có tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch và khiến lần nhiễm tiếp theo không bị nặng hơn. Trường hợp bạn chưa nhiễm lần nào mà lại được tiêm thì mũi tiêm đó giống như là lần nhiễm đầu tiên và lần nhiễm thực sự đầu tiên của bạn sẽ giống như lần thứ hai và nó nặng hơn.

Điều này giải thích kết quả nghiên cứu cho thấy việc vaccine có hiệu quả cao ở những vùng có bệnh dịch hoành hành mạnh nhất, vì thường đây là những vùng có nhiều người đã từng bị nhiễm virut trước đó.

Bác sĩ Barraquer cho biết nghiên cứu không cho thấy các ca tử vong nào do tiêm vaccine.

Hiện tại hướng dẫn của WHO về việc tiêm vaccine mới cũng khá thận trọng. Theo WHO, loại vaccine này chỉ nên được dùng ở những vùng có bệnh dịch lây lan nhiều. Bác sĩ Barraquer cho rằng nếu các nước theo đúng hướng dẫn của WHO thì cũng không có gì quá đáng ngại.

Tuy nhiên, theo bà kết quả của nghiên cứu mới cũng khiến các nước đang cho triển khai tiêm vaccine này hoặc đang chuẩn bị triển khai tiêm phòng nên cẩn trọng trong việc theo dõi người được tiểm chủng sau đó. Bác sĩ Barraquer nói:

Bs. Isabel Barraquer: đây là một bài học kinh nghiệm không chỉ đối với loại vaccine này mà với nhiều loại vaccine khác. Chúng ta cần phải có những nghiên cứu theo dõi  hiệu quả và tác động của vaccine trong thời gian dài. Trong trường hợp của vaccine này, nhà sản xuất bây giờ cũng đang theo dõi những người đã được tiêm vaccine, và theo dõi những em nhỏ được tiêm để biết được tác động của vaccine lên các em trong giai đoạn dài. Chúng tôi nghĩ là họ cũng cần phải cẩn trọng hơn ở những nơi vaccine đã được sử dụng, để không những có điều trị kịp thời với những ca nhiễm bệnh mà còn để hiểu hơn về vaccine vì vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về vaccine này. Chắc chắn là chúng ta cần nhiều hơn những nghiên cứu về vaccine này và các nước đã cho tiêm vaccine này cần phải theo dõi rất chặt để phát  hiện những tác động đặc biệt của vaccine lên người tiêm.

Theo bác sĩ Barraquer, có thể trong tương lai, các nhà khoa học sẽ đề nghị việc xét nghiệm máu trước đối với những người muốn tiêm vaccine, và vaccine sẽ được dùng đối với những người có kết quả dương tính tức là đã từng phơi nhiễm với virut. Tuy nhiên, để đi đến đề xuất này, các nhà khoa học vẫn cần có thêm các nghiên cứu bổ sung và thảo luận.

Xin quý vị chia sẻ các thông tin về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email[email protected] hoặc www.facebook.com/vietharfa

 

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...