Jump to content

Kinh tế Trung Quốc bị mất cân bằng


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Valentin Schmid, EpochTimes | Dịch giả: Phạm Duy
8 Tháng Mười , 2016
 

Khảo sát thực địa cho thấy ‘ngành kinh tế cũ’ một lần nữa giành quyền thống trị toàn bộ nền kinh tế [Trung Quốc]

 

Các công nhân đang làm việc tại một giàn dầu khí ngoài khơi ở Thanh Đảo, Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7 năm 2016. Theo khảo sát độc lập của China Beige Book, nền kinh tế [Trung Quốc] đã ổn định, nhưng sự tiến bộ này đã phải trả giá (STR / AFP / Getty Images)

Các công nhân đang làm việc tại một giàn dầu khí ngoài khơi ở Thanh Đảo, Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7 năm 2016. Theo khảo sát độc lập của China Beige Book, nền kinh tế [Trung Quốc] đã ổn định, nhưng sự tiến bộ này đã phải trả giá (STR / AFP / Getty Images)

Không có ai tin vào các dữ liệu kinh tế chính thức của Trung Quốc, nhưng mọi người vẫn phải sử dụng nó trong phân tích của mình vì không có nhiều lựa chọn tốt để thay thế.

 

Số liệu chính thức cho năm 2016 cho chúng ta thấy bất động sản tại Trung Quốc phát triển bong bóng, tín dụng tăng trưởng nhảy vọt, hoạt động sản xuất đang tăng trở lại, và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang đầu tư như thể không có ‘ngày mai’, trong khi các đối tác tư nhân của họ thì lại đang ‘đóng chặt ví tiền’ của mình.

Trong khi đó, lợi nhuận của hầu hết các công ty đều đang khó khăn. Cố gắng để trả các khoản nợ khổng lồ, một vài công ty trong số họ thậm chí còn bị sáp nhập hoặc đóng cửa.

Quảng cáo

Vì vậy, nếu như các số liệu chính thức là không đáng tin cậy thì những điều đang thực sự xảy ra là gì? May mắn thay, chúng ta có được [hãng nghiên cứu] China Beige Book (CBB), họ nói cho chúng ta biết những gì đang xảy ra trên thực tế – những phát hiện về quý 3 này, đã minh chứng rất nhiều cho những câu chuyện chính thức.

Số liệu khảo sát thực địa đã minh chứng cho Lý thuyết Kích thích [kinh tế]

Hãng nghiên cứu CBB thu thập dữ liệu từ hàng ngàn doanh nghiệp Trung Quốc mỗi quý, trong đó có một số cuộc phỏng vấn sâu với các lãnh đạo địa phương và các ngân hàng. Ví dụ như, mặc dù CBB không đưa ra con số tăng trưởng đáng tin cậy, họ đã ghi lại có bao nhiêu công ty đã có doanh thu tăng trưởng và có bao nhiêu công ty đã sa thải công nhân.

Điều quan trọng nhất, báo cáo của CBB trong quý 3 năm 2016, đã minh chứng cho tuyên bố của chế độ Trung Quốc, là phải sử dụng đến sự kích thích truyền thống để duy trì việc làm khỏi sụp đổ, vì thế đã dội gáo nước lạnh vào những hy vọng về một sự tái cân bằng nền kinh tế [theo định hướng] dịch vụ và người tiêu dùng.

“Các cỗ máy tăng trưởng trong quý này chỉ là ‘ngành kinh tế cũ’ – chế tạo, bất động sản và hàng hóa. Ngành ‘kinh tế mới’ – dịch vụ, vận tải và đặc biệt là ngành bán lẻ – đã có kết quả yếu hơn”, theo báo cáo của CBB.

(China Beige Book)

(China Beige Book)

Đồng bộ với các chỉ tiêu sản xuất chính thức, báo cáo của China Beige Book cho thấy doanh thu của các công ty chế tạo tăng 53%, tăng 9 điểm phần trăm so với quý 3 năm ngoái.

Theo số liệu chính thức, ngành bất động sản cũng phát triển nóng, với doanh số và giá cả tăng trưởng ở mức 2 con số. Cho nên, báo cáo của CBB cho thấy 52% các công ty đã có doanh thu của mình tăng trưởng, tăng hơn 4 điểm phần trăm so với quý trước.

Có nhiều nợ hơn

Cả 2 ngành chế tạo và bất động sản đều đã được hồi phục là do sự gia tăng các khoản nợ và đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ yếu là cho các khoản cầm cố thế chấp trong nước cũng như các khoản đầu tư bởi các doanh nghiệp nhà nước. “Số lượng doanh nghiệp [nhà nước] tham gia vay vốn mà chúng tôi đã nhìn thấy trong 3 quý vừa qua, đã lên mức cao nhất trong 3 năm,” hãng CBB cho biết.

Theo số liệu chính thức, các khoản vay ngân hàng tăng 13% trong tháng 8 so với năm trước đó, và hãng CBB báo cáo 27% các công ty đã tăng các khoản vay của mình, tăng 10 điểm phần trăm so với quý trước.

“Nếu doanh số bán hàng và giá cả tiếp tục tăng trong quý thứ 4, nó sẽ còn gây tác động nhiều hơn nữa,”, hãng CBB nói về ngành bất động sản. Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), cho vay hộ gia đình chiếm 71% của các khoản vay ngân hàng mới trong tháng 8.

(Capital Economics)

(Capital Economics)

Báo cáo [của CBB] cũng khẳng định rằng các doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư nhiều nhất, với 60% trong số họ tăng chi phí vốn của mình, tăng 16 điểm phần trăm so với quý 2.

“Nóng lòng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có khả năng sẽ từ bỏ mục tiêu tái cân bằng của mình, và sẽ ‘đặt cược’ vào tăng trưởng do đầu tư dẫn dắt,” [công ty tư vấn tài chính Anh] Fathom Consulting cho biết trong một báo cáo gần đây về Trung Quốc. Các con số [khảo sát] trên thực địa xác nhận đánh giá này.

Ngược lại, các công ty tư nhân nhỏ hơn đã không đầu tư gì nhiều. Các công ty nhỏ nhất, mà đã tăng đầu tư, chỉ chiếm 34% các trường hợp, so với 44% trong quý trước.

“Trong khi chúng ta vẫn thấy các khoản vay ngân hàng … là động lực quan trọng nhất cho [phát triển] cơ sở hạ tầng trong giai đoạn gần trung hạn, chúng tôi mong đợi sự tăng trưởng bền vững của nó dựa vào vốn đầu tư của tư nhân nhiều hơn,” ngân hàng đầu tư Goldman Sachs nhận định trong một báo cáo.

Cái giá phải trả

Tuy nhiên, chiến lược kế hoạch tập trung này cũng có cái giá phải trả. “Dữ liệu của CBB chỉ ra lợi nhuận và dòng tiền bị giảm đi, cho thấy một tình trạng tồi đi của các khoản vay và đầu tư đã được ghi nhận,” báo cáo khẳng định chỉ có 45% các công ty thông báo tăng lợi nhuận, so với 47% trong quý trước. Hãng CBB cũng chỉ ra rằng dòng tiền bị suy giảm trên diện rộng, giải thích sự gia tăng các công ty bị vỡ nợ trong năm nay.

Theo hãng CBB, lý do chính cho gói kích thích được nối lại này, là nỗi lo sợ của chế độ Trung Quốc về nạn thất nghiệp, mà nó bắt đầu xuất hiện trong các dữ liệu của CBB trong quý II. Tỷ lệ thất nghiệp chính thức là không đáng tin cậy một cách đáng hổ thẹn, bởi vì nó đã đứng ở mức 4% trong suốt 10 năm qua.

Vì vậy, sau khi tăng cường đầu tư trong quý [3] này, 38% các công ty cho biết họ đã thuê nhiều người lao động hơn trong quý 3. “Thuê lao động lại một lần nữa trở nên sôi động, và sẽ là không sai khi nói rằng đây là vấn đề quan trọng nhất đối với chính phủ trung ương [Trung Quốc]”, hãng CBB cho biết.

Nhưng việc tạo ra một chút tăng trưởng và một chút việc làm với một chút tín dụng, phải chăng là một mánh lới cũ [của chính quyền Trung Quốc]? Thế còn việc cải cách và tái cân bằng đã được nói đến rất nhiều, thì bây giờ sẽ ra sao?

“Một nền kinh tế theo định hướng dịch vụ nhiều hơn, sẽ giúp cho tỷ lệ của thu nhập lao động trong GDP tăng lên, nhưng một chính sách tài khóa, có tính phân phối nhiều hơn là cần thiết để làm giảm đi sự bất bình đẳng thu nhập, và tạo cơ hội bình đẳng hơn cho cả các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn”, theo một báo cáo gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Rất tiếc, những số liệu khảo sát thực địa của CBB không khẳng định rằng điều này đang xảy ra. Nếu nói một cái gì đó, thì quý 3 là một bước thụt lùi [về kinh tế của Trung Quốc].

“Dịch vụ, vận tải và đặc biệt là ngành bán lẻ đã chứng kiến lợi nhuận bị tác động nặng nề trong quý [3]. Chỉ có 53% của các công ty dịch vụ đã báo cáo thu nhập tăng lên, so với 57% trong quý cuối cùng [của năm trước].

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...