Jump to content

VNTB- Việt Nam bị phê phán vì dự thảo Luật Tôn giáo hà khắc


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Vũ Quốc Ngữ tổng hợp

 
(VNTB) - Nhiều tổ chức quốc tế và trong nước và một số cá nhân đã phê phán Việt Nam về dự thảo Luật Tôn giáo hà khắc, và kêu gọi Quốc hội Việt Nam sửa đổi một số điều trong dự thảo để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của dân chúng.

 
Kết quả hình ảnh cho hinh anh chùa liên trì b ị phá
Chùa Liên Trì (Sài Gòn) bị chính quyền đập phá tan hoang
 
Ngày 06/10, nhiều nhà lập pháp trong khu vực ASEAN đã kêu gọi Việt Nam hủy bỏ dự thảo luật Tôn giáo cho đến khi nó được xây dựng theo cách đảm bảo các tiêu chuẩn phổ quát về nhân quyền.

 
Trong một bức thư gửi cho tờ báo Jakarta Globe, Những Nhà Lập pháp ASEAN về Quyền Con người (Asean Parliamentarians for Human Rights -APHR) đã nêu quan ngại về luật pháp hà khắc của Việt Nam, nói rằng luật pháp nước này ngày càng chà đạp quyền tự do của công chúng.

 
Thay vì được thấy một bản dự thảo nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước về tự do tôn giáo, dự thảo cuối cùng sắp được trình lên Quốc hội khóa 14 trong phiên họp lần thứ 2 cho thấy chính phủ Việt Nam duy trì quy định các nhóm tôn giáo phải đăng ký với nhà nước, APHR nói.

 
APHR, cùng với Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), Người Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders) và hơn 50 tổ chức trong và ngoài nước đã ký vào thỉnh nguyện thư chung gửi đến Quốc hội Việt Nam, cụ thể là Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, đề nghị quốc hội sửa đổi dự thảo luật theo hướng tôn trọng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

 
Dự thảo cuối cùng của Luật Tôn giáo đã gặp nhiều chỉ trích của nhiều tổ chức tôn giáo, bao gồm cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức không chịu sự quản lý của chính phủ, và không được hỏi ý kiến về dự thảo mặc dù nhóm tôn giáo này sẽ chịu ảnh hưởng nếu dự thảo được quốc hội chấp thuận.

 
Trong thư ngỏ, các tổ chức xã hội dân sự quốc tế và trong nước đã trình bày những hạn chế của dự thảo Luật Tôn giáo. Chẳng hạn như định nghĩa tôn giáo cần phải tương đương với Điều 18 Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hợp quốc (ICCPR), hay coi việc đăng ký với nhà cầm quyền không thể xem như một tiền lệ thủ tục cho việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
 

ang can dự quá sâu và “xâm phạm thái quá” vào công việc nội bộ tôn giáo.Dự thảo luật mới còn hàm chứa “ngôn ngữ mơ hồ và tiềm ẩn sự kỳ thị cần phải bãi bỏ”.

 
Hai dân biểu Hoa Kỳ, ông Alan Lowenthal (CA-47) và Ed Royce, thậm chí còn có những phản ứng mạnh mẽ hơn. Trong một bức thư chung gửi Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 05/10, ông Ed Royce- chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ và ông Alan Lowenthal- thành viên của ủy ban này, đề nghị Ngoại trưởng John Kerry đưa Việt Nam trở lại danh sách Các Quốc gian cần quan tâm đặc biệt (Countries of Particular Concern- CPC) vì các hành động nhằm giới hạn tự do tôn giáo của Chính phủ Việt Nam.

 
Sau khi được đưa ra khỏi CPC vào năm 2006, chính quyền Việt Nam không có cải thiện trong lãnh vực tôn trọng quyền tự do tôn giáo và đã nhiều lần vi phạm đến quyền tự do thực thi tín ngưỡng tôn giáo, một trong các quyền căn bản của người dân, hai ông đã nói trong bức thư.

 
Hai vị dân biểu khả kính nhắc lại một số sự kiện xảy ra ở Việt Nam gần đây chứng minh rằng chính quyền đã đối xử tàn tệ với các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo, bao gồm việc giam cầm trái phép mục sư Nguyễn Công Chính từ năm 2012 đến nay và chính quyền địa tỉnh Gia Lai đã tra khảo và đánh đập vợ của ông là cô Trần Thị Hồng vào đầu năm nay, việc cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì ở Sài Gòn, việc quản thúc Hòa thượng Thích Quảng Độ- lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

 

 

Việc đưa lại Việt Nam vào danh sách CPC sẽ buộc các cơ quan đang soạn thảo luật về tôn giáo thấy rõ họ cần phải tôn trong quyền tự do tôn giáo trong các quy định mới, hai ông nói.

 

(ijavn.org)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...