Jump to content

Nato lo ngại vì hỏa tiễn Nga ở Kaliningrad


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Jonathan MarcusPhóng viên ngoại giao và quốc phòng
Hỏa tiễn Iskander
Image copyrightGETTY Image captionHỏa tiễn Iskander có thể bay tới thủ đô Berlin của CHLB Đức.

Việc Nga điều tên lửa có khả năng hạt nhân đến Kaliningrad đang gây ra tiếng chuông báo động ở vùng Baltic và tại Nato.

Đây không phải lần đầu Nga triển khai tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M đến Kaliningrad, và sẽ không phải lần cuối.

Một số chuyên gia tin rằng kế hoạch lâu dài của Nga là sẽ đặt vũ khí tại đó luôn, ở nơi giữa Ba Lan và Lithuania.

Hệ thống Iskander-M tương đối hiện đại và được quân đội Nga dùng từ 2006. Nó rất di động - một cặp tên lửa được chở trên một máy phóng có bánh xe. Tên lửa này được biết tới với tên gọi SS-26, và Nato đặt mã là Viên đá. Nếu phóng đi từ Kaliningrad, nó có thể đến mọi nước cộng hòa Baltic và có lẽ đến được hai phần ba của Ba Lan.

Nó gây tranh cãi vì hai lý do - tầm xa và khả năng kép. Nó có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Nếu mang theo vũ khí hạt nhân, nó có tầm xa khoảng 500 cây số, rơi vào quy định cấm của hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 1987.

Nga nhấn mạnh việc triển khai chỉ là bình thường. Nhưng trong quá khứ, Nga từng gọi hệ thống Iskander là phản ứng trước kế hoạch của Nato muốn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Nga đã nhiều lần đe dọa sẽ nhắm đến các nước tham gia hệ thống tên lửa hạt nhân. Thực tế, học thuyết hạt nhân của Nga đã được viết lại, cho phép vai trò lớn và sớm hơn của vũ khí hạt nhân nếu xảy ra xung đột khu vực.

Ba Lan và Estonia đã bày tỏ lo ngại trước diễn biến mới nhất.

Nhìn từ Moscow

Nhưng nhìn từ Moscow, bức tranh lại rất khác.

150726163657_putin_shoigu_navy_baltiysk_Image copyrightAFP Image captionTổng thống Nga Vladimir Putin

Nga quan sát Nato mở rộng thành viên gần đến biên giới Nga. Các nước như các quốc gia cộng hòa Baltic, từng thuộc Liên Xô, nay là thành viên tích cực của Nato. Đây là xu hướng mà Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không bao giờ chấp thuận hay lãng quên.

Nato đang củng cố sự có mặt quân sự ở vùng Baltic và Ba Lan để đáp trả sự cứng rắn gia tăng của Nga sau khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine và dính líu đến đánh nhau ở đông Ukrain. Việc này có lẽ cũng là một động cơ của việc triển khai tên lửa Iskander.

Dĩ nhiên, tranh luận có yếu tố con gà - quả trứng. Vòng xoáy leo thang đã bắt đầu từ đâu?

Với Nga, đây là do sự mở rộng của Nato, càng thêm tệ hại vì hệ thống phòng thủ tên lửa và sự triển khai quân sự, dù rất nhỏ, của Nato về phía đông.

Với Nato, đó là sự giận dữ của Nga, đe dọa hạt nhân, và trên hết là sự xâm lấn và sáp nhập một khu vực của một quốc gia có chủ quyền là Ukraine.

Việc Nga triển khai Iskander cũng có nhiều mục tiêu chiến lược ngoài yếu tố quân sự.

Nó nhằm nhắc nhờ công chúng phương Tây, đặc biệt tại các nước cộng hòa Baltic - về nguy cơ hạt nhân khi đối đầu với Moscow.

Đây là một phần chỉ dấu của cuộc chiến thông tin lớn hơn giữa Nga và Nato. Nga muốn chia rẽ liên minh Đại Tây Dương và bảo đảm cho khả năng tự do hoạt động ở khu vực mà họ xem là gần với mình. Vì thế lực lượng được Nga ủng hộ đã kiểm soát một phần Georgia; Nga sáp nhập Crimea và ủng hộ dân quân thân Nga ở đông Ukraine.

Vấn đề cho Nato là các nước cộng hòa Baltic, từng thuộc Liên Xô, nay hoàn toàn về phe phương Tây. Nato phải vạch ra đường biên rõ ràng để đối đầu với ảnh hưởng của Moscow và cũng phải tránh leo thang khủng hoảng thêm nữa.

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...