Jump to content

Quỳ gối trước vua Thái: Khoảnh khắc gây chấn động cả dân tộc


xứ việt
 Share

Recommended Posts

TV grab of King Bhumibol (right) with rivals Gen Suchinda Kraprayoon (centre) and Chamlong Srimuang at the Royal Palace on 20 May 1992
Image copyrightAFP Image captionVua Bhumibol giải hòa hai địch thủ là Tướng Suchinda Kraprayoon (giữa) và ông Chamlong Srimuang (trái) sau những bất ổn năm 1992

Hình ảnh mờ mờ phát đi từ Hoàng cung ở Bangkok vào ngày 20/05/1992 cho thấy hai người đàn ông mặc complet dường như không có gì đặc biệt, nhưng với nhiều người, đó là thời khắc then chốt trong lịch sử Thái Lan.

Một trong những người đàn ông này là Tướng Suchinda Kraprayoon, người trước đó lãnh đạo cuộc lật đổ và được chỉ định làm thủ tướng Thái Lan.

Người kia là Chamlong Srimuang, dẫn dắt cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ được nhiều người theo, nhằm chống lại sự kiểm soát quân sự của Tướng Kraprayoon.

Bên ngoài, một số dân thường đã chết sau một cuộc đàn áp quân sự và nhiều ngày xuống đường biểu tình. Thời điểm đó, mà sau này được gọi là Tháng Năm Đen, dường như không gì có thể kết nối hai phe chia rẽ khi mà cả hai bên đều không chịu xuống nước.

Cuối cùng, Vua Bhumibol Adulyadej triệu hai người tới cung điện và nói với họ:

"Dân tộc này thuộc về tất cả mọi người, không chỉ một hay hai người nhất định. Những ai thách thức nhau đều là kẻ thua cuộc. Và dân tộc này sẽ là người thua cuộc của mọi kẻ thua cuộc...

"Vì đâu mà các anh tự nhủ rằng các anh là người chiến thắng khi mà các anh đang đứng trên đống đổ nát và những mảnh vỡ?"

Những lời này đơn giản nhưng vang dội vượt xa khỏi căn phòng, ghi trọn tinh thần của cả đất nước.

Image of King Bhumibol Image captionNgười Thái Lan coi Vua Bhumibol là hình mẫu sống

'Uy quyền đạo đức'

Hình ảnh những người đàn ông cúi đầu và quy phục quyền uy của ngài là lúc nhà vua củng cố vững chãi vị trí của mình trong vai trò trọng tài sau chốt của một Thái Lan nhiều chia rẽ.

"Không ai có thể làm được vai trò này vào lúc đó, trong hoàn cảnh đó, mà người duy nhất có thể làm được là vua của Thái Lan," nhà nghiên cứu Thitinan Pongsudhirak từ Đại học Chulalongkorn nói.

Đây không phải là lần đầu tiên nhà vua can thiệp, tuy về măt lý thuyết, vị trí của ông vượt lên trên chính trị.

Năm 1973, những người biểu tình ủng hộ dân chủ bị quân lính bắn và họ được phép trốn vào hoàng cung để đảm bảo an toàn. Sau đó toàn bộ thể chế của Thủ tướng Tướng Thanom Kittikachorn sụp đổ.

King Bhumibol Adulyadej receives garlands from villagersImage copyrightAFP Image captionNhà vua được cho là có lòng thương yêu chân thực với người nghèo ở đất nước này

Năm 1981, Vua Bhumibol đứng lên chống lại một nhóm quan chức quân đội thực hiện một cuộc đảo chính khác ở Bangkok.

Quyền uy của ông đến từ tình yêu sâu sắc và lòng tôn kính mà người Thái dành cho ông, không chỉ như với một nhân vật của công chúng, mà là một người cha tử tế mà họ ngưỡng mộ và nghe theo.

"Ngài có uy quyền đạo đức, tích tụ qua nhiều thập kỷ," ông Pongsidhirak nói.

"Hoàn toàn là nhờ tính cách và phong cách sống riêng của ông mà ông được coi là hình mẫu sống khiến mọi người tôn trọng và nể phục ông."

Trong những năm sau này, vị vua dường như ít tham gia vào chính trị hơn dù Thái Lan như liên tục trải qua hết cuộc khủng hoảng này tới khủng hoảng khác - tuy một số người cho rằng, dù tuổi cao và sức khỏe yếu, ông vẫn có ảnh hưởng phía sau bức rèm.

Thai people grieve in Bangkok (13 Oct 2016)Image copyrightAP Image captionNhiều người Thái thương tiếc sâu sắc vị vua

Năm 2006, trong thời kỳ đầy chia rẽ mà Thủ tướng Thaksin Shinawatra nắm quyền, vua không chính thức can thiệp mà thay vào đó ông hối thúc dùng đến tư pháp để giải quyết bế tắc chính trị.

Nhưng hình ảnh hai người đàn ông quyền lực quỳ trước vị vua năm 1992 khắc ghi trong tâm trí người dân và đôi khi vẫn được nhắc tới vào những thời điểm tương tự.

Nó khiến người Thái tin rằng khi mọi việc bị cuốn vào vòng lộn xộn, vẫn có ai đó có thể mang lại cho họ bình ổn.

"Ngài là vị vua được tất cả mọi người yêu mến và ngưỡng mộ," thông cáo do Tướng Prayuth Chan-ocha đọc trên truyền hình sau khi vua băng hà. Tướng Prayuth cũng là vị thủ tướng nắm quyền sau một cuộc đảo chính.

"Sự trị vì của nhà vua đã kết thúc và chúng ta không còn tìm được lòng tốt như của ông ở bất kỳ nơi nào khác."

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...