Jump to content

Tổng Công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn nhà nước làm gì trong hai năm qua?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được thành lập vào năm 2005, tức cách đây đến 11 năm. Vào lúc thành lập, SCIC đã được giới chức quản lý và báo chí nhà nước tung hô như một cơ quan sẽ giúp cho bộ máy quản lý tinh gọn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.

 

Tổng Công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn nhà nước làm gì trong hai năm qua?


Tuy nhiên, khoảng thời gian tồn tại hàng chục năm qua của SCIC cũng trùng với thời gian diễn ra phong trào tham nhũng ghê gớm nhất ở Việt Nam, tồn tại dưới “triều đại Nguyễn Tấn Dũng”. Cho đến những năm gần đây, rất nhiều dư luận xã hội đã cho rằng SCIC đã không làm gì khác ngoài việc lấy vốn nhà nước đi gửi ngân hàng để lấy lãi hoặc chỉ bỏ tiền vào những vụ việc mang màu sắc “trục lợi chính sách”. Trong khi đó, vốn nhà nước ở nhiều tập đoàn, tổng công ty vẫn đều đặn thất thoát (Vinashin, Vinalines…).

Mới đây, dư luận trên một lần nữa có cơ sở với một xác nhận tại phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 9. Trong cuộc họp này, Bộ Tài chính cho biết là từ năm 2014 đến năm 2015, SCIC đã triển khai bán vốn thành công tại 12 doanh nghiệp niêm yết theo phương thức bán thỏa thuận ngoài hệ thống Sở Giao dịch Chứng khoán, sàn Upcom với giá bán nằm ngoài biên độ giá giao dịch của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng. Kết quả, giá trị vốn đầu tư SCIC hạch toán trên sổ sách kế toán là 211,499 tỷ đồng, giá trị bán vốn thu về là 757,904 tỷ đồng, chêch lệch bán vốn là hơn 565,215 tỷ đồng, chênh lệch giữa giá trị thu về so với giá trị tính theo mức giá trần của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng là 371,236 tỷ đồng.

Như vậy, SCIC đã bán vốn nhà nước được khoảng 25 tỷ USD trong hai năm qua. Năm 2014 lại là năm mà tình hình thu ngân sách bắt đầu khó trầm trọng, giá dầu thô quốc tế giảm mạnh, đồng thời nguồn vay ODA quốc tế cũng giảm mạnh, trong lúc Chính phủ Việt Nam phải “căng mình” để trả nợ (nợ quốc tế phải trả trong năm 2015 lên đến 20 tỷ USD).

Câu hỏi đặt ra là con số 25 tỷ USD mà SCIC đã bán được chi dùng cho cái gì?

Nhiều khả năng con số trên được chi trả cho đội ngũ công chức viên chức lên đến gần 3 triệu người, còn lại để chi “đầu tư phát triển” (trong đó không ít công trình trụ sở hành chính và tượng đài ngàn tỷ), và trả nợ nước ngoài.

Tuy nhiên cho tới cuối năm 2015, chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải chăm bẳm vào những “con bò sữa” cuối cùng, chẳng hạn như Vinamilk. Một đợt thoái vốn nhà nước vào đầu năm 2016 đã mang lại khoảng 10 ngàn tỷ đồng cho ngân sách, tuy nhiên con số này là quá nhỏ so với nhu cầu của “thùng không đáy”.

Hiện tại, chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đang chỉ đạo “quyết liệt” nhằm thoái vốn tại hàng chục doanh nghiệp với kỳ vọng có thể mang lại cho ngân sách khoảng 7 tỷ USD. Điều có vẻ khôi hài và chua chát là một phát ngôn của Thủ tướng Phúc liên quan việc này: “Kinh nghiệm các nước về vấn đề này rất nhiều, chúng ta phải tránh tiếng xấu, tránh những tiếng đồn tiếng đại quanh việc định giá. Đây là đồng tiền, bát gạo của nhân dân”.

Lê Dung

(SBTN)

Đăng bởi Ha Tran on Saturday, October 15, 2016 | 15.10.16

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...