Jump to content

Trả lời những câu hỏi của một độc giả muốn tìm hiểu về cuộc đấu tranh giữa các phe phái chính trị ở Trung Quốc


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Larry Ong, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
15 Tháng Mười , 2016
 
Chinese leader Xi Jinping and Chinese premier Li Keqiang at the Great Hall of the People in Beijing on March 3, 2016. (Johannes Eisele/AFP/Getty Images)

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 3 tháng 3 năm 2016. (Johannes Eisele/AFP/Getty Images)

Một độc giả của thời báo Epoch Times tự nhận mình là người rất thích Trung Quốc. Vì người này muốn được giữ kín danh tính, nên chúng tôi sẽ gọi tên ông là “James”. Vừa mới đây, vì muốn tìm hiểu về cuộc đấu dai dẳng giữa các phe phái trong chế độ cộng sản Trung Quốc, nên James đã gửi cho chúng tôi hàng loạt các câu hỏi rất chi tiết liên quan đến giới chính trị chóp bu, và yêu cầu chúng tôi giải thích.

Đầu tiên, độc giả này tỏ ra rất quan tâm đến các bài báo về cái gọi là “phe Đoàn Thanh Niên” cũng như “nhóm Chiết Giang” – được cho là do lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đứng đầu. Đồng thời, người này cũng tìm cách làm rõ một chi tiết quan trọng trong bản tin trước đây, cho rằng cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân bị đưa đi khỏi nhà, cũng như tình trạng hiện tại của người con trai lớn của Giang tên là Giang Miên Hằng, người mà trước đây chúng tôi đã báo cáo là đang bị quản thúc tại gia.

Do những câu hỏi này có mối liên quan rất lớn cũng như chủ đề của nó thu hút rất nhiều sự quan tâm, nên chúng tôi quyết định công bố trao đổi thư từ giữa chúng tôi – tổng cộng là 4 email – đã được biên tập lại cho rõ ràng và súc tích hơn. Chúng tôi hy vọng nó sẽ có ích với quý độc giả.

Larry Ong

Quảng cáo

***

Xin chào,

Tôi vừa mới đọc được một bài viết của hãng thông tấn Reuters, khẳng định rằng họ có được 3 nguồn cung cấp thông tin từ bên trong hàng ngũ của chính quyền ĐCSTQ, có mối quan hệ trực tiếp với giới lãnh đạo hàng đầu (Tập Cận Bình cùng với đội ngũ của ông). Dù tiết lộ thông tin nhưng họ hoàn toàn giấu thân phận của mình.

Bài viết cho rằng có 3 phe cánh hiện đang tồn tại trong chính quyền Trung Quốc: Nhóm Chiết Giang do đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đạo; “Đoàn phái” (còn gọi là Đoàn Thanh niên) với chủ soái hiện nay là Thủ tướng Lý Khắc Cường; và băng Thượng Hải của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Dựa theo bài viết này, thì băng của Giang vẫn đang nắm giữ quyền lực rất đáng kể.

Một bài viết trên thời báo Epoch Times miêu tả Đoàn phái giống như một “thây ma chính trị”, nghi ngờ về sự tồn tại thực sự của nó. Nhưng hãng Reuters thì ngược lại, họ cho rằng sự tồn tại của Đoàn phái là cực kỳ hiển nhiên và rất có thế lực. Một trong những nguồn cung cấp thông tin cho bài viết của Reuters xác nhận rằng, cho dù Tập Cận Bình có làm gì đi nữa thì sẽ có ít nhất một thành viên của Đoàn phái được bầu vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị trong năm tới. Chưa kể rằng Lý Khắc Cường sẽ tiếp tục nắm quyền, dù ông này đã đến “tuổi nghỉ hưu”. Vì vậy, dự đoán rằng Thủ tướng Lý sẽ có ít nhất một đồng minh trong Ủy ban Thường vụ đầy quyền lực này.

Trân trọng,

James

***

James thân mến,

Thời báo Epoch Times chưa hề có bài viết nào liên quan đến “nhóm Chiết Giang”, vì chúng tôi cho rằng những luận cứ và bằng chứng cho sự tồn tại của nó rất mong manh. Khác hẳn với Giang Trạch Dân, dường như Tập Cận Bình ít có khuynh hướng lập nên một nhóm chính trị trong những năm đầu sự nghiệp của mình tại Chiết Giang hoặc Phúc Kiến (có lẽ vì không thể hiện nhiều tham vọng nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tập trở thành lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị). Trên diễn đàn chính trị thì “nhóm Chiết Giang” cũng chỉ mới được đề cập đến trong thời gian gần đây.

Đúng là gần đây Tập Cận Bình đã đề bạt những người mà ông đã từng làm việc với họ tại các tỉnh trên, nhưng có vẻ như đây là trường hợp thà “đối phó với kẻ xấu mà bạn đã biết rõ” chứ không phải là kiểu tạo ra một băng đảng mafia trung thành.

Chúng tôi đã dùng lời của Li Datong – một cựu biên tập viên của tờ China Youth Daily khi miêu tả Đoàn Thanh niên Cộng sản trông y như là một “thây ma chính trị”. Đây là một quan điểm mà chúng tôi cũng có cùng nhận định. Rất nhiều nhà lãnh đạo của Đảng, kể cả Tập Cận Bình, đều đã từng phục vụ trong Đoàn Thanh niên. Nhưng như thế chẳng lẽ tất cả họ đều là thành viên của Đoàn phái?

Tuy nhiên, cũng chẳng có gì để gọi là bất thường cả khi mà 2 cựu Đoàn viên ưu tú Hồ Cẩm Đào và Lý Khắc Cường đã trở thành đồng minh của nhau. Rốt cuộc thì, cả hai đều là những “con ông cháu cha” thành công, họ là những quan chức có được những vị trí cao nhờ vào khả năng của riêng mình, chứ không nhờ vào cha của họ – là những vị lão thành cách mạng.

Chúng tôi đã có bài viết về mối liên minh chính trị giữa Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, và Lý Khắc Cường, 3 người này được cho là thành viên của Đoàn phái, và cũng là đồng minh của Tập Cận Bình.

Cho tôi gửi đến bạn những lời chúc tốt lành nhất.

Larry Ong

***

Xin chào Larry,

Cảm ơn vì những thông tin rất hữu ích của bạn…

Mùa hè vừa qua, đã có một loạt các bài báo (đã được hãng Reuters / Business Insider trích dẫn từ những thông tin nặc danh) thừa nhận rằng gia đình của Giang đã bị nhốt để thanh trừng.

Lúc đầu, đã có bài báo nói rằng Giang Trạch Dân và Giang Miên Hằng bị quản thúc tại gia. Sau đó, đáng chú ý hơn hẳn khi có một bài báo nói rằng Giang Trạch Dân đã bị biệt đội cảnh sát vũ trang bắt giữ và bàn giao cho Quân uỷ Trung ương. Tôi rất muốn tin rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra quyết định cuối cùng là bắt giữ Giang Trạch Dân. Hơn nữa cá nhân tôi cho rằng, Giang Trạch Dân là một trong những kẻ xấu xa nhất trên hành tinh này, dù cho có thể tại các cuộc họp và chào đón quốc tế hoặc trong các hình chụp trông Giang khá buồn cười. Mặc dù vậy, câu chuyện này rất có vấn đề, nó dấy lên sự hoài nghi, có những điều cần phải được kiểm chứng về tính xác thực của nó.

Thứ nhất, bài báo nói rằng biệt đội cảnh sát vũ trang đã bắt giữ Giang Trạch Dân và đã đưa Giang đến một cơ sở quân sự thuộc Quân khu Bắc Kinh. Vấn đề là, bài báo cho rằng sự việc này đã xảy ra vào tháng 6 năm nay, nhưng tại thời điểm đó cũng như bây giờ thì Quân khu Bắc Kinh đâu còn tồn tại nữa. Chủ tịch Tập Cận Bình đã bãi bỏ hệ thống quân khu (tổng cộng là 7 quân khu) và thay thế nó bằng một hệ thống ‘tư lệnh chiến khu’. Như vậy Quân khu Bắc Kinh đã bị thay thế bằng Trung bộ Chiến khu trước tháng 6.

Còn một điều nữa, mặc dù thông tin này được cho là do một nguồn khác cung cấp, nhưng vẫn có thể chứng minh rằng, việc Giang Miên Hằng bị giam giữ hay quản thúc tại gia là sai hoàn toàn. Vì Giang Miên Hằng vẫn là Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Thượng Hải. Nơi đây, ông đã rất xông xáo tham gia vào các diễn đàn quốc tế và những buổi lễ của trường đại học, và vẫn đăng hình chụp của mình mỗi tháng. Bạn có thể vào trang web của Đại học Công nghệ Thượng Hải và xem ảnh của Giang Miên Hằng từ các sự kiện diễn ra suốt cả năm tại trường này, trong đó có những cuộc họp với các nhà khoa học từ Châu Âu và Châu Mỹ. Tôi chưa hề nhận được bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy rằng việc đi lại của Giang Miên Hằng đã bị hạn chế, hoặc cho thấy rằng ông đã bị quản thúc tại gia. Việc đột ngột từ chức Chủ tịch chi nhánh Thượng Hải của Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc vào năm 2015, dù chưa đến tuổi về hưu, dường như chẳng liên quan gì đến việc bị điều tra hoặc giám sát kỹ lưỡng. Thay vào đó, việc từ chức dường như là để ông tập trung nhiều nỗ lực hơn vào những hoạt động ở Đại học Công nghệ Thượng Hải vừa mới được ông thành lập.

Tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức để liên lạc với một vài người ở Úc nhằm cố gắng xác nhận dứt khoát về số phận của Giang Trạch Dân, chẳng hạn như với nhà báo người Úc John Garnaut. Nhưng đến giờ này vẫn chưa có ai xác nhận rõ ràng về tin tức cho rằng Giang đã bị bắt giữ. Bằng chứng duy nhất để ủng hộ cho thông tin bị bắt này là các phương tiện truyền thông Trung Quốc không hề đăng một dòng thông tin nào liên quan đến sinh nhật lần thứ 90 của Giang.

Sẽ chẳng có ai trên hành tinh này muốn tin rằng Giang đã bị bắt như tôi đâu, bởi vì tôi luôn muốn Chủ tịch Tập Cận Bình diệt sạch hoàn toàn băng Thượng Hải (hay còn gọi là bè lũ Thượng Hải, nhưng tôi vẫn thích gọi nó là băng nhóm Thái tử Đảng của Giang). Trung Quốc không thể tiến về phía trước hoặc đạt được những tiến bộ nếu băng này hoặc thậm chí những tàn tích của Giang Trạch Dân vẫn còn hiện hữu. Vì chúng là hiện thân của một trong các phe phái chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử…

Trân trọng,

James

***

James thân mến,

Liên quan đến tin tức mà chúng tôi đã đăng trong tháng 6 năm 2016 về việc Giang Trạch Dân bị đưa đi khỏi nhà, nguồn cung cấp thông tin cho chúng tôi đã xác nhận rằng Giang đã bị đưa đến một khu liên hợp quân sự thuộc Quân khu Bắc Kinh cũ. Vào tháng 2 năm 2016, Quân khu Bắc Kinh đã được thay thế bởi Trung bộ chiến khu. Nhưng sự cải tổ này không hề mâu thuẫn với thông tin mà chúng tôi nhận được vì các bộ phận của Quân khu Bắc Kinh cũ, đặc biệt là Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc, vẫn là một phần của Trung bộ chiến khu mới.

Chúng tôi hiểu rằng đối tượng cung cấp thông tin muốn nói cụ thể một chút về nơi ở của Giang vào thời điểm đó, nhưng người đó đã quyết định rằng cũng cần phải để mọi thứ có chút mơ mơ hồ hồ.

Sau khi bài báo đầu tiên của chúng tôi được công bố ra, thì chúng tôi đã nhận được thông tin rằng Giang Trạch Dân đã bị trục xuất khỏi nhà. Nhưng chúng tôi đánh giá thông tin này thì không đáng tin cậy bằng thông tin đầu tiên mà chúng tôi đã công bố.

Chúng tôi biết rằng Giang Miên Hằng vẫn xuất hiện tại Đại học Công nghệ Thượng Hải trong lúc mà báo chí cho là ông đang bị quản thúc tại gia. Nhưng việc Giang Miên Hằng xuất hiện công khai trong khi báo chí khẳng định rằng ông này đang bị quản thúc tại gia thì chẳng có gì phải ngạc nhiên cả. Chế độ cầm quyền Trung Quốc có cách hiểu cũng như cách triển khai biện pháp quản thúc tại gia hoàn toàn khác biệt so với các nước khác. Ở một mức độ nào đó, một cá nhân có thể được phép đi lang thang khắp nơi dạo chơi thoải mái, hoặc được phép phát biểu với báo chí; nhưng điều này không có nghĩa là cá nhân đó không bị giám sát hoặc không bị cấm rời khỏi đất nước.

Dưới đây là một số ví dụ:

Thứ nhất, những tin đồn về việc Chu Vĩnh Khang bị cưỡng chế hoặc bị “giam lỏng” đã được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2013; một bài viết của hãng Reuters đăng vào tháng 8 năm 2013 có lẽ là tin tức đáng chú ý nhất liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, sau khi hãng Reuters đã đăng tin này, thì Chu vẫn xuất hiện trước công chúng ít nhất là một lần; đó là lần Chu đi tham dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Đại học Dầu khí Trung Quốc vào tháng 10 năm 2013. Cuối cùng, vào tháng 7 năm 2014, Chu đã bị lôi đi khi cơ quan chống tham nhũng chính thức công bố rằng Chu đang bị điều tra.

Thứ hai, những nhà hoạt động nhân quyền thường bị xử lý bằng cách quản thúc tại gia một cách gắt gao hơn, có lẽ bởi vì [đối với chế độ thì] họ nguy hiểm hơn. Luật sư Cao Trí Thịnh đã bị quản thúc tại gia trong hang động vốn là nhà của ông kể từ năm 2014, và vẫn không thể đến thành phố để khám chữa răng. Mặt khác, Trịnh Ân Sủng – luật sư nhân quyền ở Thượng Hải, đã có các cuộc phỏng vấn với Epoch Times và ông có thể rời khỏi nhà của mình (chỉ cần không được ra khỏi Thượng Hải hay đi nước ngoài), nhưng vẫn bị giám sát suốt 24 giờ mỗi ngày.

Tuy nhiên, mọi thứ xảy ra ở Trung Quốc đã phát triển đến một giai đoạn khiến chúng ta không cần đến những nguồn tin mật phải bước ra để chứng thực rằng, Giang thực sự đang rơi vào tình huống rất nghiêm trọng.

Vào ngày 21 tháng 7, Nhật báo Phương Đông – một tờ báo thân Bắc Kinh có trụ sở tại Hồng Kông, xác nhận rằng Giang đã không gửi vòng hoa đến đám tang của một đồng chí cao niên của Đảng. Thông tin này khiến tôi phải chú ý bởi vì nó được đăng ngay ở đoạn cuối của một bài viết miêu tả cuộc sống trong tù của Quách Bá Hùng.

Tiếp theo, phương tiện truyền thông Trung Quốc đã thực sự làm ngơ tiệc sinh nhật lần thứ 90 của Giang. Và tờ Financial Times cho hay, cảnh sát đã gửi cảnh báo trực tiếp đến những người ủng hộ là không được tổ chức sinh nhật cho Giang.

Tân Tử Lăng – nguyên là biên tập viên tờ báo của Đại học Quốc phòng cho biết sau cuộc họp tại Bắc Đới Hà rằng, Tập Cận Bình đã khiến cho giới lãnh đạo ĐCSTQ phải đồng ý một cách không chính thức về cách xử lý Giang và Tăng Khánh Hồng. Chúng tôi tin rằng ông Tập sẽ biến điều chưa chính thức đó thành chính thức trong Hội nghị lần thứ 6. Không, chúng tôi không nghĩ rằng ông Tập sẽ thực sự thông báo về một cuộc điều tra. Nhưng nếu như có động thái điều tra, thì thông tin sẽ rò rỉ trên các kênh không chính thức.

Các đồng minh ở Thiên Tân của Phó thủ tướng Trương Cao Lệ vừa mới bị thanh trừng, và Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang thì đang rơi vào một tình huống khó xử khi bại lộ vụ bê bối gian lận để trúng cử trong kỳ bầu cử Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Rồi sẽ đến lượt Trưởng ban Tuyên giáo Lưu Vân Sơn gặp rắc rối trước khi diễn ra phiên họp toàn thể lần thứ 6. Nhận định của chúng tôi là Tập Cận Bình đang đưa cả 2 người họ Trương cùng với Lưu Vân Sơn vào tầm kiểm soát, để rồi sẽ ép họ phải quy thuận việc điều tra Giang Trạch Dân trong phiên họp toàn thể lần thứ 6.

Có lẽ dấu hiệu lớn nhất cho thấy Giang đang thực sự rơi vào tình huống nguy hiểm có thể được nhìn thấy từ những gì mà Tập Cận Bình đã thực hiện trong năm nay để báo hiệu rằng ông đang thay đổi lập trường của nhà cầm quyền đối với Pháp Luân Công. Chúng tôi đã tổng hợp vấn đề này trong một số bài viết. Nhưng để nói ngắn gọn hơn, thì cho đến nay ông Tập đã làm những việc như sau:

  1. Gần sát với những ngày nhạy cảm (25 tháng 4, và 20 tháng 7), ông Tập ám chỉ rằng cần phải chấn chỉnh những sai lầm do chiến dịch đàn áp đã gây ra.
  2. Văn phòng Trung ương ĐCSTQ ban hành một cuốn tài liệu thừa nhận rằng các học viên đã bị “đối xử bất công” suốt 17 năm qua.
  3. Những luật sư nhân quyền đã ra sức bảo vệ nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công (tính trung thực, lòng từ bi, sự khoan dung) trong một phiên tòa tại Thiên Tân (Thiên Tân là trung tâm của cuộc đàn áp) đã bước ra ngoài an toàn và vô hại.

Trân trọng,

Larry Ong

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...