Jump to content

Chính quyền Trung Quốc vừa xóa câu hỏi vừa từ chối trả lời những vấn đề liên quan đến cải cách hệ thống cấy ghép tạng


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Matthew Robertson, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
16 Tháng Mười , 2016
 

Huang Jiefu, the spokesperson on Chinese transplantation issues, dodges reporters at The Transplantation Society’s recent biennial conference in Hong Kong on Aug. 19. (Yu Kong/Epoch Times)

Cơ quan phụ trách về cấy ghép nội tạng của Trung Quốc có thể là đang bắt chước chiến thuật giống như các ứng viên Tổng thống Mỹ hiện tại : Nếu bạn đã tạo ra lỗi lầm, chỉ cần giả vờ như chưa hề có sự sai sót nào.

Ít nhất thì, điều này cũng được xem như là một lời giải thích hợp lý cho việc không thể trả lời câu hỏi số 491 thuộc 500 “Các câu hỏi thường gặp” trên trang web của Quỹ Phát triển Cấy ghép Nội tạng của Trung Quốc – một cơ quan có liên kết với nhà nước chuyên đề xuất việc tự nguyện hiến tạng.

Đầu tháng 8, câu hỏi đặt ra là: “Các tù nhân đang bị giam trong tù có thể hiến tạng của họ sau khi chết hay không?”

Trả lời: “Miễn là họ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của việc hiến tạng, chức năng nội tạng vẫn hoạt động bình thường, họ sẵn lòng hiến tạng, và không cần phải bồi thường, thì mọi tù nhân đều có thể hiến tạng”.

Quảng cáo

Việc tồn tại câu hỏi cũng như câu trả lời này nhấn mạnh một tuyên bố công khai nhưng đầy dị thường liên quan đến một chính sách về cải cách cấy ghép nội tạng đã được chính quyền Trung Quốc ban hành một cách chính thức.

Hoàng Khiết Phu – người phát ngôn của cơ quan cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc – đã hứa hẹn rằng, kể từ tháng 12 năm 2014 sẽ không còn việc sử dụng nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết.

Vẫn chưa rõ tại sao một câu hỏi trên trang web bán chính thức của Trung Quốc, do Hoàng Khiết Phu điều phối, lại phản bác một cách rõ ràng những lời hứa của chính ông Hoàng.

Nhưng đến thời điểm hiện giờ, có vẻ như câu trả lời dành riêng cho câu hỏi này vẫn là một điều gì đó rất bí ẩn. Một thời điểm trong háng 8, sau khi thời báo Epoch Times nêu ra sự bất thường của trường hợp hỏi và đáp này, thu hút hàng loạt sự quan tâm của một số bác sĩ ở Trung Quốc lẫn phương Tây, thì nó đã bị thay thế.

Câu hỏi mới là: “Liệu thông tin về việc hiến tạng sẽ được thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông?” (Câu trả lời là “Không”).

Ảnh chụp màn hình trang web (phiên bản lưu trữ) của Quỹ Phát triển Cấy ghép Nội tạng của Trung Quốc, được nêu bật câu hỏi xác nhận việc sử dụng nội tạng từ tù nhân (Epoch Times)

Ảnh chụp màn hình trang web (phiên bản lưu trữ) của Quỹ Phát triển Cấy ghép Nội tạng của Trung Quốc, được nêu bật câu hỏi xác nhận việc sử dụng nội tạng từ tù nhân (Epoch Times)

 
Tuy nhiên, có hay không việc nội tạng của các tù nhân bị hành quyết vẫn đang được sử dụng thì vẫn chưa được trả lời. Rốt cuộc thì, tại Trung Quốc, chẳng có luật mới nào được ban hành để nói rằng họ cấm hẳn việc sử dụng nội tạng của các tù nhân, và nhà cầm quyền cũng chưa xóa bỏ những đạo luật đã tạo điều kiện pháp lý cho việc sử dụng nội tạng của của các tù nhân kể từ năm 1984.

Một email được gửi đến Quỹ Phát triển Cấy ghép Nội tạng nhằm yêu cầu [nhà chức trách] trả lời rõ ràng nhưng vẫn không được hồi âm ngay lập tức.

Chẳng tạo ra được thay đổi gì dù đã hứa hẹn rất nhiều, nên sự thất bại này đã khiến cộng đồng cấy ghép quốc tế không thể có cái nhìn tích cực hơn về hệ thống cấy ghép tạng của Trung Quốc, và đã khiến cho cựu lãnh đạo Hiệp hội cấy ghép buông ra những lời khiển trách tại một hội thảo lớn tại Hồng Kông diễn ra vào tháng trước.

Trong khi đó, công luận quốc tế lại tiếp tục quan tâm vào việc nguồn nội tạng chủ yếu hoàn toàn không phải lấy từ các tù nhân bị hành quyết, theo như Trung Quốc đã tuyên bố. Mà thay vào đó, có được nguồn nôi tạng này là do nhà cầm quyền đã thực hiện những hành động giết người rất tàn ác nằm ngoài vòng pháp luật. Những nạn nhân này chính là các tù nhân lương tâm – đa số là các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tâm linh đã bị [nhà cầm quyền] nhắm mục tiêu thanh trừng kể từ năm 1999.

Vào tháng 6 năm 2016, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết lên án hành động [mổ cướp nội tạng] trên. Những bộ phim tài liệu nói về chủ đề này đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín, và vấn đề này đã được nêu trong những báo cáo gần đây của tờ The New York Times.

Về vấn đề đó, nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra những lời giải thích thậm chí còn ít hơn là câu hỏi đã bị xóa. “Chuyện đó thật buồn cười!” là những gì mà Hoàng Khiết Phu đã phát biểu trong hội nghị gần đây diễn ra tại Hồng Kông. Nguyên Thứ trưởng Y tế này đã từ chối nói về hàng trăm trang tài liệu, chính là những bằng chứng được các nhà nghiên cứu miêu tả rất chi tiết về tình trạng mổ cướp nội tạng.

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...