Jump to content

Tại sao một tờ báo thân Bắc Kinh ở Hồng Kông lại công kích Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách Hồng Kông?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Larry Ong | Dịch giả: Phạm Duy
18 Tháng Mười , 2016
 

Một loạt các bài báo châm biếm đả kích trên tờ Thành Báo (Sing Pao Daily News) dường như là một tín hiệu cho thấy cuộc đấu đá bè phái trong chính quyền Trung Quốc.

Zhang Dejiang, a member of the Politburo Standing Committee and Hong Kong overseer, in Hong Kong on May 18, 2016. (Isaac Lawrence/AFP/Getty Images)

Trương Đức Giang, thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và là người phụ trách Hồng Kông, tại Hồng Kông vào ngày 18 tháng 5 năm 2016. (Isaac Lawrence / AFP / Getty Images)

Phân tích tin tức

Một sự kiện rất bất thường đang diễn ra tại Hồng Kông: một tờ báo địa phương, có quan hệ mật thiết với Bắc Kinh, đang tiến hành các cuộc công kích trên trang nhất đối với quan chức Trung Quốc cấp cao nhất đang phụ trách thành phố.

Trên trang nhất trong 4 ngày, trong khoảng từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 4 tháng 10, tờ Thành Báo đã cho đăng các bản cáo trạng phê phán gay gắt Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang, tại một thời điểm khi mà ông Trương đang chịu áp lực rất lớn ở Trung Quốc vì một vụ bê bối tham nhũng ở Quốc hội Trung Quốc. Trương Đức Giang là người đứng đầu Quốc hội Trung Quốc và đứng đầu Ủy ban của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), [chịu trách nhiệm] giám sát các khu vực bán tự trị Hồng Kông và Ma Cao.

Bên cạnh những lời bôi nhọ ông Trương Đức Giang, tờ Thành Báo còn liên đới ông với một phe phái chính trị trong nội bộ ĐCSTQ, và cho rằng phe phái này phải chịu trách nhiệm cho những rắc rối gần đây của Hồng Kông. Ông Trương từ lâu đã bị nghi ngờ là một đối thủ của Tập Cận Bình, lãnh đạo ĐCSTQ.

Quảng cáo

Với tính chất không bình thường của các cuộc tấn công chỉ trích của tờ Thành Báo, cùng quá trình dẫn đến các cuộc tấn công này và không khí chính trị hiện nay, đây có khả năng là nằm trong các nỗ lực đa phương của Tập Cận Bình, để đảm bảo rằng ông Trương không thể hành động sai [ý ông Tập] trước một cuộc họp chính trị quan trọng được tổ chức vào cuối tháng 10, nơi mà ông Tập cần tập thể lãnh đạo Đảng ủng hộ ý đồ chính trị của mình.

‘Tai họa của Hồng Kông’

Các bài bình luận của tờ Thành Báo về Trương Đức Giang được viết bằng bút danh [giả]; họ cho rằng ông Trương đã “mang tai họa đến cho Hồng Kông” trong 13 năm qua.

Tờ Thành Báo viết rằng ông Trương phải chịu trách nhiệm đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ xảy ra trên qui mô lớn tại Hồng Kông vào năm 2014; ông đã giấu giếm, che đậy nạn dịch SARS chết người ở tỉnh Quảng Đông gần đó, và đã khiến cho bệnh dịch lan truyền sang Hồng Kông, đã gây thiệt mạng hàng trăm người Hồng Kông; ông [cũng đã] mang theo nạn tham nhũng của Đại lục vào thành phố [Hồng Kông] qua việc tăng cường sự hiện diện của Đảng ở đó; và ông đã đàn áp dã man một cuộc biểu tình tại làng Đông Châu, tỉnh Quảng Đông, “đó là một trường hợp đầu tiên kể từ ‘sự kiện ngày 4 tháng 6 năm 1989’”, tờ Thành Báo khẳng định, ý nói đến vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Tờ Thành Báo buộc tội, ông Trương chưa bao giờ nhận trách nhiệm cho ‘các lỗi lầm’ của mình, bởi vì ông đã “núp dưới cái ô của Giang Trạch Dân”, cựu lãnh đạo ĐCSTQ. “Bởi vì Trương Đức Giang đang được chống đỡ bởi Giang Trạch Dân, nên ông ta mới thoát khỏi trách nhiệm”.

Mặc dù thông tin trong các bài báo công kích của tờ Thành Báo là khá đáng ngờ, nhưng mục đích của nó thì không thể nhầm lẫn – và mang đầy yếu tố chính trị: thách thức Trương Đức Giang và người bảo trợ chính trị của ông ta là Giang Trạch Dân.

Sự ủng hộ của cấp cao

Các nhà phân tích cho biết, nếu như Giang Trạch Dân, lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ từ năm 1989 cho đến năm 2002, được cho là vẫn còn có ảnh hưởng rất lớn, thì tờ Thành Báo sẽ không thể cho đăng những bài báo như vậy mà không có người bảo vệ của mình ở cấp cao.

Chủ sở hữu tờ Thành Báo “phải có sự hậu thuẫn chính trị … nếu không ông ấy đang chuốc lấy cái chết,” ông La Vũ, một cựu sĩ quan cao cấp quân đội Trung Quốc và là con trai của nhà cách mạng tiên phong [là cựu đại tướng cộng sản Trung Quốc] La Thụy Khanh, đã nói trong một chương trình phân tích tin tức của đài truyền hình quốc tế tiếng Trung Quốc Tân Đường Nhân.

Gu Zhuoheng, một doanh nhân Trung Quốc đại lục, người đứng đằng sau tờ Thành Báo, đã khẳng định mình là một mục tiêu ‘bị tấn công chính trị để trả thù” kể từ khi ông Gu tiếp quản tờ Thành Báo vào năm 2015 vì “ông không chịu phục tùng một ‘quyền lực nào đó”, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng của Hồng Kông.

Ông Heng He, một nhà phân tích và là cây bút chuyên mục Trung Quốc của Epoch Times, nói rằng tờ Thành Báo chắc chắn đang ‘hành động theo chỉ thị” và đã nhận được “hỗ trợ cấp cao từ Trung Nam Hải” để được phép xuất bản những bình luận của mình về Trương Đức Giang, vì tờ báo này vốn có mối liên hệ với chế độ [Trung Quốc].

“Nếu không, ĐCSTQ sẽ không bao giờ cho phép các phương tiện truyền thông đồng minh với họ đưa ra các ý kiến khác thường như vậy,” ông Heng He nói.

Ông Heng He nghi ngờ rằng tờ Thành Báo được hậu thuẫn bởi người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của ĐCSTQ Vương Kỳ Sơn, vì theo ông, một bài báo ngày 29 tháng 9 của tạp chí chính thức của cơ quan chống tham nhũng đã trích dẫn một đánh giá của tờ Thành Báo làm bằng chứng về sự tham nhũng trong chính quyền Trung Quốc.

Ông Vương là đồng minh của lãnh đạo Đảng Tập Cận Bình. Chiến dịch chống tham nhũng được khởi xướng bởi ông Tập và giám sát bởi ông Vương, là nhằm mục đích loại bỏ phe chính trị quyền lực được chỉ đạo bởi Giang Trạch Dân, và để cho ông Tập củng cố quyền kiểm soát của mình đối với chế độ [Trung Quốc].

Giữ vững kiểm soát

Kể từ đầu tháng 9, các nhân tố chủ chốt của phe phái Giang Trạch Dân đã được cảnh báo.

Vào ngày 10 tháng 9, Hoàng Hưng Quốc (Huang Xingguo), quyền Bí thư [tỉnh ủy] Thiên Tân, đã bất ngờ bị thanh trừng. Ông Hoàng là đồng minh của Trương Cao Lệ, thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và là người trung thành với Giang Trạch Dân.

Sau đó, vào ngày 20 tháng 9, tạp chí tài chính Trung Quốc có danh tiếng Tài Tân đã vạch trần nhà tài phiệt ‘tái chế’ Trung Quốc Trần Quang Tiêu (Chen Guangbiao) là một kẻ lừa gạt, và nêu rõ các quan chức bị thanh trừng Lý Đông Sinh và Lệnh Kế Hoạch là những người bảo trợ chính trị cho ông Trần. Ông Lệnh, người đã từng là chủ nhiệm Văn phòng Trung ương ĐCSTQ, được biết là đã làm việc với trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, một phụ tá [trung thành] khác của Giang Trạch Dân.

Trương Đức Giang đã bị điều tra tỉ mỉ trước khi tờ Thành Báo bắt đầu xuất bản những bình luận của họ. Vào ngày 13 tháng 9, chính quyền tỉnh Liêu Ninh đã thanh trừ 45 trong số 102 Đại biểu Quốc hội Trung Quốc vì đã mua phiếu bầu. Các nhà phân tích nói rằng động thái này là nhắm vào ông Trương, là người quê quán ở Liêu Ninh và đứng đầu cơ quan lập pháp nhà nước của chế độ [Trung Quốc].

Rất nhiều các hành động chống lại những người của Giang Trạch Dân đã được thực hiện trước Hội nghị Toàn thể lần thứ 6, một hội nghị quan trọng của ĐCSTQ sẽ diễn ra từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 27 tháng 10. Trong Hội nghị Toàn thể lần này, ông Tập Cận Bình và các lãnh đạo hàng đầu sẽ thảo luận về “kỷ luật” của “các cán bộ cấp cao trong Ủy ban Trung ương, Bộ Chính trị và Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị”.

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...