Jump to content

Thực hư chuyện nước mắm có độc chất


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Nam Nguyên, RFA
2016-10-21

  •  
Người tiêu dùng hoang mang trước thông tin nhiều loại nước mắm đang bày bán trên thị trường có chứa hàm lượng thạch tín asen vượt qui định.
Người tiêu dùng hoang mang trước thông tin nhiều loại nước mắm đang bày bán trên thị trường có chứa hàm lượng thạch tín asen vượt qui định.
Courtesy of PhapLuat online
Thực hư chuyện nước mắm có độc chất
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 

Chiều 21/10/2016, 5 hiệp hội gồm Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam và 4 hiệp hội nước mắm truyền thống đã gởi kiến nghị lên Chính phủ, đề nghị đánh giá mức độ thiệt hại tác động của những thông tin cho rằng nước mắm Việt Nam có hàm lượng chất thạch tín asen vượt qui chuẩn.

Ngoài ra các hiệp hội cũng đề nghị xử lý, ngăn ngừa những hành động gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước mắm.

Thạch tín trong nước nắm

Cuộc chiến truyền thông giữa các nhà sản xuất nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp ở Việt Nam được đẩy lên cao trào, sau sự kiện Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng hôm 17/10/2016 công bố kết quả xét nghiệm cho thấy hơn 67% các mẫu nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt qui chuẩn Việt Nam và nước mắm có độ đạm càng cao thì càng chứa nhiều thạch tín.

Thông tin của Vinastas được cho là nhắm vào các nhà sản xuất nước mắm truyền thống, chi phối phần lớn thị trường tiêu thụ 200 triệu lít mỗi năm của Việt Nam.

Trước đó vào ngày 10/10/2016 báo điện tử Thanh Niên có loạt bài mô tả nước mắm công nghiệp trên thị trường không phải là nước mắm mà chỉ gồm nước pha hóa chất.

Bà Nguyễn Thị Tịnh, một nhà sản xuất nước mắm truyền thống, nguyên Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phú Quốc nói rằng, asen hữu cơ trong nước mắm là không độc hại. Bà Tịnh cũng giải thích sự khác biệt giữa nước mắm truyền thống và sản phẩm mà báo chí gọi là nước mắm công nghiệp. Bà nói:

“Nước mắm truyền thống của Việt Nam là quốc hồn quốc túy sản xuất từ nguyên liệu cá và muối ủ chượp và lên men tự nhiên thời gian từ 10 đến 12 tháng mới ra  sản phẩm nước mắm…asen hữu cơ từ trong bản than con cá nó có sẵn, con cá cho đạm càng cao thì asen hữu cơ càng cao, asen hữu cơ hoàn toàn không có hại cho sức khỏe người tiêu dùng…còn nước mắm công nghiệp là họ lấy nước mắm truyền thống về pha chế lại thành nước mắm công nghiệp, hai cái này hoàn toàn khác nhau.”

Đã có sự mập mờ trong khi đưa thông tin của Hội Bảo vệ người tiêu dùng và đã được cải chính rồi.
Ô. Nguyễn Tử Cương, Trưởng ban phát triển bền vững Hội Nghề cá

Thông tin của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng về nước mắm nhiễm thạch tín, quen gọi là asen hay arsenic, được cho là mập mờ vì chỉ nói chung về hàm lượng asen tổng, mà không nói rõ chất asen hữu cơ vốn có sẵn trong nguyên liệu cá làm nước mắm là thành phần không độc hại.

Ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng ban phát triển bền vững Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản từ Hà Nội nhận định:

“Nước mắm là sản phẩm cổ truyền, thậm chí nhiều người còn ví nó là sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Người ta ăn nước mắm và chẳng làm sao cả, cả những người công bố thông tin cũng đang ăn nước mắm và trước đó ông bà cha mẹ cũng ăn nước mắm.

Thế còn về quan điểm khoa học gọi asen vô cơ và asen hữu cơ thì cũng không chuẩn. Cần hiểu nó là asen dạng nguyên tố hóa học, hoặc là nguyên tố hóa học asen đã được kết hợp với các chất khác thành hợp chất.

Trong sản phẩm nước mắm nói chung thì asen dạng nguyên tố thì nó độc, còn asen đã cấu thành một thành phần của sản phẩm thủy sản thì nó không độc.

Ở Việt Nam ai cũng hiểu như vậy và đã có sự mập mờ trong khi đưa thông tin của Hội Bảo vệ người tiêu dùng và đã được cải chính rồi.”

Trách nhiệm của báo chí?

Báo chí Việt Nam được cho là chia thành hai phe khá rõ rệt. Một phía đưa những thông tin về kết quả kiểm nghiệm nước mắm nhiễm độc của Vinatas, đồng thời mô tả việc các siêu thị rút một số sản phẩm nước mắm có hàm lượng asen cao khỏi quầy hàng.

Phía kia phỏng vấn người đại diện các hiệp hội nước mắm truyền thống, phỏng vấn chuyên gia hóa thực phẩm làm rõ sự mập mờ về kết quả xét nghiệm của Vinastas. Theo đó Vinastas chỉ công bố hàm lượng tổng asen và kết luận là cao hơn qui chuẩn. Sau này chính người đại diện của Vinatas nhìn nhận là kết quả xét nghiệm các mẫu nước mắm không tìm thấy asen vô cơ, tức thành phần asen độc.

 

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...