Jump to content

Hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam sắp sụp đổ?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Có vài cách để giải quyết tình trạng nợ nần trong hệ thống ngân hàng, mà phá sản cục bộ chỉ là một giải pháp tạm thời và hiệu quả tới đâu là một câu chuyện khác, tùy thuộc vào trình độ của người làm chính sách. Cái khó của những người đưa ra chính sách kinh tế ở Việt Nam hiện nay là có những cố vấn kinh tế quá tệ và thiếu viễn kiến. 
 
A1.jpg
 
Hệ thống ngân hàng sắp sụp đổ?
 
Ngài Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hôm nay đã tuyên bố cho thí điểm phá sản ngân hàng.
 
Có vài cách để giải quyết tình trạng nợ nần trong hệ thống ngân hàng, mà phá sản cục bộ chỉ là một giải pháp tạm thời và hiệu quả tới đâu là một câu chuyện khác, tùy thuộc vào trình độ của người làm chính sách. "Too big to fail" là một bài toán lớn, nó đi xa hơn câu chuyện chọn ngân hàng nào để phá sản, mà là thiết kế hệ thống quản lý tài chính và luật lệ làm sao khi một vài ngân hàng lớn cho dù phá sản vẫn không tác động lớn hoặc làm sụp đổ hệ thống tài chính của một nền kinh tế.
 
Ngân hàng dĩ nhiên là một lĩnh vực đặc biệt, nhưng hàng ngày hàng giờ chúng ta vẫn chứng kiến các công ty phá sản là chuyện bình thường, và các nhà làm chính sách sau cuộc khủng hoảng của hệ thống tài chính Mỹ năm 2007-2009 bắt đầu đi theo hướng đó -- làm sao để hệ thống tài chính chịu đựng được khi các ngân hàng, cho dù lớn, đột ngột ra đi.
 
Cái khó của những người đưa ra chính sách kinh tế ở Việt Nam hiện nay là có những cố vấn kinh tế quá tệ và thiếu viễn kiến. Điều đó dẫn đến hiện tượng là đôi khi những người thực thi chính sách phát biểu chính sách nhưng thiên hạ không biết họ muốn ám chỉ điều gì, và những chính sách đưa ra chỉ mang tính loay hoay đối phó, làm không xong thì bỏ đổi cái khác.
 
Thay vì loay hoay bỏ tiền mua lại 0 đồng rồi ôm nợ, và giờ đây khi hết tiền để mua lại và giải quyết đống nợ thì lại tìm phương án phá sản, người làm chính sách đúng ra cần có một kế hoạch nhiều viễn kiến hơn nhằm dự đoán tình hình ngân sách sắp tới, các ảnh hưởng phát sinh khi cứu hay cho phá sản, bảo hiểm người gửi, tái bảo hiểm liên ngân hàng, hỗ trợ thanh khoản, những điều kiện ràng buộc... và ngay cả một kế hoạch dự phòng phòng khi chính sách không chạy. Tất cả cần có kế hoạch và dự đoán. Có quá nhiều thứ phải làm và đòi hỏi một báo cáo nghiêm túc.
 
Ghi chú thêm:
  • Khi một ngân hàng phá sản, thì tiền gửi của dân trong đó về cơ bản là mất và dân chỉ được bồi thường dựa theo chính sách bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng đó.
  • Và hầu hết các ngân hàng Việt Nam chỉ bảo hiểm tiền gửi tối đa 50 triệu !
  • Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa tuyên bố huy động trong dân 6 triệu tỷ đồng để tái cơ cấu kinh tế.

Nguyễn Huy Vũ

Đại Học Minnesota, Hoa Kỳ

(Báo Trẻ)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...