Jump to content

Việt Nam và thái độ của Duterte


xứ việt
 Share

Recommended Posts

BTV Mặc Lâm
2016-10-24

  •  
Tổng thống Duterte tại Bắc Kinh
Tổng thống Duterte tại Bắc Kinh
Rappler.com
 
 

 

Một lần nữa Tổng thống Philippines lại có những thái độ lạ lùng đối với Hoa Kỳ khi tuyên bố “ly khai” với Washington để cùng liên minh với Bắc Kinh. Việt Nam phải có chính sách như thế nào cho phù hợp với những chuyển biến bất lợi này khi Biển Đông có nguy cơ bị Phi bất cần nhằm đổi lại sự trợ giúp kinh tế từ Bắc Kinh? Mặc Lâm phỏng vấn TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền tại Hà Lan để biết thêm quan điểm của một nhà ngoại giao trong biến cố đầy ngạc nhiên này.

Mặc Lâm: Thưa Tiến sỹ, Tổng thống Duterte vừa chính thức xem Trung Quốc là đồng minh và cắt hẳn mọi quan hệ với Mỹ. Dưới quan điểm một nhà ngoại giao thì sự kiện quan trọng này nói lên điều gì, có phải chính sách xoay trục của Mỹ đã hoàn toàn thất bại hay không?

TS Đinh Hoàng Thắng: Vâng, ông Duterte tuyên bố hôm 20 tháng 10 tại Bắc Kinh sẽ “ly khai” hay nói như nhà báo là “cắt hẳn” mọi quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, để đánh giá thực chất, nhất là tầm ảnh hưởng của tuyên bố này, cần nhiều thời gian hơn. Đặc biệt là phải chờ xem 3 việc tới đây lúc nào sẽ diễn ra và diễn ra với chất lượng chiến lược nào.

Thứ nhất, khi nào thì Trung Quốc và Phi sẽ đàm phán song phương như tay Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc nói trước đó. Thứ hai, khi nào Trung Quốc để cho ngư dân của Phi đánh cá tại khu vực Hoàng Nham? Bãi cạn và cuối cùng, nhưng rất quan trọng là các cuộc đàm phán tới đây có lấy Phán quyết của Tòa Trọng tài PCA làm một trong những cơ sở như Phi đòi hỏi trước đây hay ngồi lại với nhau trên tinh thần như Duterte vừa tuyên bố ở Bắc Kinh, coi phán quyết “chỉ là một tờ giấy”?

Sự “loạn ngôn” hay “lắt léo” của ông Duterte vừa qua có phải là thất bại trong chính sách “xoay trục” của Washington hay không thì tôi e rằng không phải. Không phải cũng do 3 lẽ sau đây: Một,  “Xoay trục” là một đại chiến lược, nay đã bước sang “giai đoạn ba”. Ai là Tổng thống của Mỹ sắp tới cũng sẽ không thể bỏ được, vì đây là vấn đề an ninh và thịnh vượng của nước Mỹ. Hai, ngoài TTP là trụ cột chính xoay trục còn nhiều trụ cột khác, đặc biệt hệ thống đồng minh và đối tác của Mỹ khá hùng hậu, nó liên thủ, kết nối với nhau. Một mắt xích nào đó hỏng, ví dụ mắt xích Phi chẳng hạn, xoay trục sẽ như “đầu Phạm Nhan”, mắt xích này yếu sẽ có mắt xích khác thay thế. Và ba là trong thế “ma trận” Mỹ -Trung hiện nay, cho dù điều gì xảy ra ưu thế vẫn đang nghiêng về phía Mỹ. Cuộc “rượt đuổi” giữa hai “kỳ phùng địch thủ” này không phải là một cuộc “tỉ thí” như giới nghiên cứu đã có lúc gọi là cuộc đấu “tổng bằng không”, zero-sum game, tức là một mất một còn, đây sẽ là một trò chơi “cùng thắng”, nên xoay trục không thể kết thúc như thế, dù Trung Quốc rất muốn gạt Mỹ ra khỏi châu Á.

Mặc Lâm: Philippines là nước có rất nhiều Hoa kiều và vụ biểu tình chống Mỹ mấy ngày trước bị cảnh sát đàn áp rất mạnh mẽ, theo TS đây có phải là thái độ của cảnh sát, quân đội Phi vẫn ngấm ngầm ủng hộ Mỹ hay không?

TS Đinh Hoàng Thắng: Đừng quên Phi là một xã hội đa nguyên. Xã hội nào nói cho cùng thì cũng đa nguyên cả, không ngoại lệ, kể cả dưới thể chế độc tài hay toàn trị. Nhưng đa nguyên ở Phi được công nhận vì vậy các cuộc biểu tình là chuyện bình thường. Có biểu tình và phản biểu tình. Tình cảm chống Mỹ của người Phi có nguyên nhân lịch sử khá sâu sắc chứ không đơn thuần là vì có nhiều người Hoa hay là để ủng hộ Duterte.

Mà đã là đa nguyên thì hiển nhiên phải lắm phe nhiều phái. Ngay như ở Việt Nam, dù lãnh đạo “thống nhất, toàn diện và tuyệt đối” mà vẫn có bao nhiêu phe phái, bao nhiêu nhóm lợi ích, bao nhiêu luồng ý kiến, huống hồ ở Phi. Trò chơi “tung đồng xu” chấp nhận rủi ro “sấp ngửa” của Duterte chưa biết sẽ về đâu. Ngay trong nội bộ Phi cũng còn lắm ý kiến lắm. Tôi không tiện kể lại những trao đổi giữa chúng tôi với các bạn đồng nghiệp Phi. Nhưng tôi đồng ý với một bình luận gia, dù Trung Quốc đã bỏ cấm vận trên mặt hàng chuối cũng như dứa nhập khẩu từ Philippines, thì hồ sơ về Biển Đông vẫn là những “vỏ chuối” khiến ông Duterte có thể trượt chân bất cứ lúc nào, kể cả trong và sau chuyến thăm Bắc Kinh.

Mặc Lâm: Việt Nam từ trước tới nay vẫn xem Phi là một tiểu tiền đồn chống Trung Quốc, thông qua sự kiện Duterte, Việt Nam phải thích ứng như thế nào cho phù hợp với tình hình mới này?

TS Đinh Hoàng Thắng: Việt Nam đã và đang thích ứng khá tốt với “biến đổi khí hậu”, nên chắc không xa lạ với tuýp người như ông Duterte. Đấy là chưa nói trước khi đi Bắc Kinh ông ấy đã sang Hà Nội để “giải bày tâm tư”. Dù sao thì Duterte cũng đã tạo ra được một hiện tượng trong nền chính trị  Đông  Nam Á nhiều khi khá tẻ nhạt. Tuy nhiên, Việt Nam chẳng xa lạ gì với tactics “leo dây”. Việt Nam đã phát triển sách lược này thành một “chiến lược cân bằng và đối trọng” theo các quy chuẩn trong nền chính trị của các nước tầm trung.

Truyền thông của Việt Nam khá thận trọng khi đưa tin về chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Phi. Việt Nam không dại gì đi tập trung lực lượng để “chống Trung Quốc” cả. Sứ mệnh ấy là quá sức đối với Việt Nam và có lẽ đối với bất cứ nước nào, kể cả Hoa Kỳ. Lịch sử và vị thế địa-chính trị của Việt Nam mách bảo là Việt Nam chỉ có thể “Giãn Trung”, giãn chứ không chống, để dễ thở hơn khi đi ra với thế giới.

Trước mắt tôi thấy Việt Nam tiếp tục các biện pháp đã tuyên bố trước đây. Đó là đẩy nhanh nhịp độ quốc tế hóa cảng Cam Ranh, nhấn mạnh hợp tác quân sự cả với Hoa Kỹ lẫn Trung Quốc, cảnh báo công khai là đừng đẩy nhau vào chiến tranh. Tuyên bố của Chủ tịch Trần Đại Quang ở Singapore có thể hiểu là ông ấy “nhắn” với các nước lớn rằng, chiến tranh là hòn than nóng, đừng nên ôm vào mình làm gì, mà cũng đừng nên “gắp lửa bỏ tay người”. Tuy nhiên, điều chỉnh nguyên tắc đồng thuận để giữ cho ASEAN khỏi nguy cơ “phân mảnh” là một chủ trương rõ rệt và đúng lúc của Việt Nam, trong thời kỳ Duterte.

Mặc Lâm: Trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa cho biết Việt Nam ủng hộ Mỹ “can dự” vào Châu Á – Thái Bình Dương để phục vụ hòa bình và ổn định tại khu vực. Đây có phải là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách của Việt Nam không? Có phải là một thế phòng vệ mới của Việt Nam sau hiện tượng Duterte?

TS Đinh Hoàng Thắng: Tôi e rằng đây chỉ là “sự tiếp nối” (continuity) hơn là một “bước ngoặt” (turning point). Tuyên bố này nằm trong một loạt các điều chỉnh tôi vừa liệt kê ở trên cho thấy các chính sách về ngoại giao và an ninh của Việt Nam đang chuyển động. Không loại trừ sau một loạt các kiến nghị từ giới hàn lâm trong nước về “ba không có điều kiện” hay “ba không cộng một”, thì chính sách “ba không” đang gây tranh cãi. Đến một thời điểm critical nào đấy đối với nền độc lập và chủ quyền của đất nước, sẽ phải điều chỉnh. Thế phòng vệ của một đất nước là một “hàm số đa mục tiêu” (multi-target function), với các điều kiện biên phức tạp. Ở đây, không chỉ tùy thuộc vào nhiều nhân tố, mà còn phải căn cứ vào các combinations, tức là các tổ hợp giữa các mục tiêu ấy với nhau.

Mặc Lâm: Cùng lúc Duterte ở Bắc Kinh thì Việt Nam cũng có một yếu nhân là thường trực ban bí thư , ông Đinh Thế Huynh thăm Trung Quốc và cũng được ông Tập Cận Bình tiếp, tuyên bố nhiều điều có cánh. Tiến sĩ có bình luận gì về diễn biến mới nhất ấy trong quan hệ Việt-Trung và liệu có mối liên đới nào giữa hai chuyến thăm của hai thành viên ASEAN đến Bắc Kinh vào cùng một thời điểm?

TS Đinh Hoàng Thắng: Bất cứ tuyên bố nào từ Trung Quốcvề quan hệ Trung—Việt đều được người Việt đón nhận với một thái độ thận trọng hữu lý. Bởi vì, người đứng đầu chính phủ Trung Quốc từng thân chinh sang Hà Nội hứa sẽ giải quyết những bất đồng liên quan tới Biển Đông. Nhưng thỏa thuận chưa ráo mực, chỉ một thời gian ngắn sau khi ký kết Trung Quốc kéo dàn khoan HD981vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây nên một “cú sốc” trong bang giao. Lãnh đạo cao nhất Trung Quốc nói trước Quốc hội Việt Nam những lời hữu hảo, nhưng chỉ mấy ngày sau, khi qua LHQ, ông ấy đổi giọng ngay, khiến cho Chủ tịch nước của Việt Nam lúc ấy buộc phải “khai chiến”.

Mọi chuyện xẩy ra trong thời điểm hiện tại hẳn nhiên đều có liên đới với nhau, vì khu vực đang đứng trước nhiều thay đổi quan trọng. Có ý kiến chuyên gia cho rằng, mọi nhân tố critical nhất liên quan đến các cuộc chiến tranh Đông Dương trước đây đang tích tụ gần như “đủ mặt” vào thời điểm hiện tại. Nếu giả thuyết này đúng, thì rõ ràng chúng ta phải follow up rất kịp thời mọi chuyển động trong quan hệ quốc tế ở khu vực, chứ không chỉ riêng gì hai chuyến thăm của hai thành viên ASEAN tại Trung Quốc vừa qua.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...