Jump to content

Vì sao các ngân hàng thương mại phải ồ ạt hạ lãi suất cho vay?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Vì sao các ngân hàng thương mại phải ồ ạt hạ lãi suất cho vay?
Ảnh Tin tuc online
HDBank, Viecombank, VIB, LienVietPostBank, BIDV… đang là những ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay, mức giảm khá mạnh từ 1-1.5%/năm với các khoản vay ngắn hạn.
 
Tại sao lại có động thái hạ lãi suất cho vay đột ngột như thế? Phải chăng các ngân hàng thương mại đã “từ tâm” hơn đối với xã hội và đặc biệt là với khối doanh nghiệp?
 
Hãy nhìn lại, đỉnh điểm của mặt bằng lãi suất cho vay nằm ở năm 2011. Khi đó mặt bằng này vọt lên đến 22-23%/năm, có ngân hàng cho vay với giá cắt cổ đến 30%/năm. Thế nhưng sau đó Ngân hàng nhà nước và chính phủ đã không xử trị bất kỳ một ngân hàng nào. Mối quan hệ ruột rà về lợi ích nhóm luôn là điều kiện cần để giới “ngồi mát ăn bát vàng” có thể muốn làm gì thì làm.
 
Những năm sau đó, năm nào chính phủ cũng hô hào phải giảm lãi suất cho vay, nhưng mặt bằng lãi suất cho vay chỉ được kéo giảm một cách rất chậm chạp. Doanh nghiệp vẫn kêu khó đủ đường. Những cuộc thăm dò bỏ túi cho biết có đến 9/10 doanh nghiệp cho biết “chẳng biết vay để làm gì”. Kinh tế suy thoái, đầu ra bế tắc, lãi suất cho vay lại treo cao. Vậy vay để tự sát à?
 
Nhưng năm 2016 lại khác.
 
Nhiều tin tức cho biết từ đầu năm 2016 đến nay, Ngân hàng nhà nước đã “bung” tiền đồng để mua vào đô la Mỹ, và số đô la thu gom được từ các nguồn ngân hàng thương mại và từ dân lên đến hàng chục tỷ USD. Cũng bởi thế, các ngân hàng đang tồn tại tình trạng thừa tiền tạm thời, và phải tìm nhiều cách để “đẩy” tiền đồng ra thị trường, bất chấp rất nhiều rủi ro khiến có thể không thể thu hồi được tín dụng cho vay.
 
Lạm phát đang là một thực tế mà ngay cả Tổng cục Thống kê – cơ quan hiếm khi nào nói thực về chỉ số lạm phát – đang phải thập thò về khả năng lạm phát năm 2016 có thể lên đến 5%.
 
Nhưng 5% vẫn là quá thấp, nếu so với mặt bằng giá cả ở các chợ đầu mối đang tăng lên vô chừng. Tình hình có thể trở lại năm 2011 với mức lạm phát vọt lên xấp xỉ 20% theo số báo cáo, còn trong thực tế mặt bằng giá cả bình quân tăng đến 50%.
 
Cũng từ những năm trước, nhiều người đã nói về khả năng Ngân hàng nhà nước cho in tiền để “bù đắp khó khăn ngân sách”. Cho tới nay, không một quan chức ngân hàng nào dám công khai đính chính tin đồn này.
 
Chỉ biết rằng hiện thời các ngân hàng thương mại đang tồn một đống tiền và có thể cả một đống “trái phiếu đặc biệt” với xuất xứ từ Ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại đang buộc phải giảm lãi suất cho vay để đẩy tín dụng ra lưu thông, bất chấp nợ khó thu hồi sẽ tăng mạnh hơn và biến thành nợ xấu.
 
Nợ xấu lại là nhanh gọn biến thành tử huyệt của hệ thống ngân hàng thương mại, và do đó là cú hích lật đổ đối với nền kinh tế. Hiện đang tồn ít nhất 550 ngàn tỷ đồng nợ xấu, trong khi Công ty quản lý tài sản tín dụng (VAMC) mới chỉ “xử lý” được khoảng 10% trong số đó, mà cũng chỉ bằng… giấy.
Như một quy luật, ngân hàng chỉ chịu giảm lãi suất cho vay khi nào quá thừa tiền mà có thể dẫn đến phá sản. Còn khi số tiền thừa đó đã được giải quyết (cho vay được hoặc Ngân hàng nhà nước hút tiền về), chắc chắn các ngân hàng thương mại sẽ không còn một chút “từ tâm” nào. Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ được nhấc bổng lên ngay lập tức.
 
Lê Dung
 
(SBTN)

Đăng bởi Ha Tran on Saturday, October 29, 2016 | 29.10.16

 

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...