Jump to content

Vĩnh Phúc: Một ông chết sau khi ‘làm việc’ tại công an xã


xứ việt
 Share

Recommended Posts

CA-danh-chet-TT102816.jpg?resize=696%2C3
Thi thể Nguyễn Cao Tấn với nhiều thương tích sau khi “làm việc” tại trụ sở công an. (Hình: Tuổi Trẻ)

VĨNH PHÚC (NV) – Một người đàn ông ở tỉnh Vĩnh Phúc chết bất thường ở nhà sau khi bị gọi tới “làm việc” từ trụ sở công an xã trở về, thân thể bầm tím.

Đây là nạn nhân thứ 8 chết bất thường trong năm 2016 sau khi “làm việc” với công an CSVN dù đã có lệnh “nghiêm cấm dùng nhục hình, bức cung” các nghi can.

 

Cuối năm 2013, chế độ Hà Nội ký vào bản Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn nhưng hàng năm vẫn có nhiều người chết trong tay công an CSVN chỉ một vài giờ hay vài ngày bị gọi tới “làm việc.”

“Sau khi làm việc với công an xã trở về nhà, ông Nguyễn Cao Tấn kêu trong người đau ê ẩm, có nhiều vết thâm tím ở mặt và người nên đi ngủ sớm. Sáng hôm sau gia đình phát hiện ông Tấn qua đời.”

Báo Tuổi Trẻ và nhiều tờ báo khác tại Việt Nam đưa tin này. Ông Nguyễn Cao Tấn, 45 tuổi, cư dân xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 27 Tháng Mười, 2016, công an xã Lãng Công “mời ông Tấn đến trụ sở để làm rõ việc con trai ông bị mất điện thoại.”

Theo nguồn tin này, chiều tối cùng ngày, gia đình mang cơm đến trụ sở thì “lãnh đạo công an xã cho biết ông Tấn đã về nhà.”

Khi người thân sang nhà chơi thấy ông Tấn kêu đau, trên người có nhiều vết bầm tím. “Chúng tôi hỏi thì ông Tấn nói bị công an xã đánh, tôi thấy bên mắt trái của ông bị tím, người nhiều vết bầm tím,” cháu ruột của ông Tấn được thuật lời trên tờ Tuổi Trẻ.

Người nhà cho biết ông Tấn kêu đau nên chỉ uống hộp sữa rồi lên giường ngủ. Sáng ngày 28 Tháng Mười, 2016, người nhà vào phòng gọi thì bàng hoàng phát hiện ông Tấn nằm bất động, ngừng thở, người cứng và lạnh, nguồn tin nói.

Vẫn theo tờ Tuổi Trẻ, thân nhân vội đưa ông vào bệnh viện đa khoa huyện thì các bác sĩ cho biết ông Tấn đã qua đời. Gia đình ông có đơn gửi các cơ quan công an đề nghị điều tra làm rõ vụ việc.

Nói với báo chí qua điện thoại chiều 28 Tháng Mười, 2016, ông Lương Duy Tuyển, trưởng Công an xã Lãng Công, xác nhận có việc mời ông Tấn đến trụ sở làm việc. Về tố cáo của người nhà rằng ông Tấn bị đánh, ông Tuyển nói ngắn gọn: “Không có chuyện đấy đâu, ông ấy bị cảm.”

Những dấu vết bầm tím đầy trên thân thể của ông Nguyễn Cao Tấn không phải là do “bị cảm” gây ra mà là dấu tích của trận đòn tàn bạo của công an xã Lăng Công.

Tra tấn, nhục hình để ép cung đã dẫn đến cái chết của hàng trăm người dân khi bị bắt về trụ sở công an nhưng hầu hết đều bị vu cho là “Biểu hiện khó thở,” “sức khỏe yếu,” “viêm phổi cấp,” “sốc ma túy,” “biểu hiện co giật, đầu đập vào tường”… nếu không thì “tự tử,” “treo cổ tự sát.”

Năm ngoái, có 17 nạn nhân chết trong tay công an mà riêng Tháng Mười Hai đã có tới ba nạn nhân. Năm 2014 có tới 24 nạn nhân. Năm 2013 có 12 nạn nhân và năm 2012 có 13 nạn nhân.

Theo Bộ Công An báo cáo ở Quốc Hội hồi Tháng Ba, 2015, từ năm 2011 đến 2014, có đến “226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam, chủ yếu do tự sát và bệnh lý” mà không mấy người tin đó là sự thật. (TN)

(Người Việt)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...