Jump to content

Đừng để sự việc “đáng tiếc” như Thanh Hóa, đối thoại ngay từ đầu có tốt hơn không!


Recommended Posts

(Ảnh: nld.com.vn)
 
                                                                      (Ảnh: nld.com.vn)
 
Sáng 7/3 trong cuộc đối thoại trực tiếp với ngư dân Sầm Sơn, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nhận trách nhiệm về việc để người dân tập trung phản ứng gây mất an ninh trật tự và cho biết trước mắt bà con được tiếp tục ra khơi, tỉnh chưa ban hành quyết định thu hồi bến thuyền. 
 
Nên để người dân tham gia quy hoạch tại chính quê hương mình
 
Nhiều ý kiến cho rằng, đây là một sự việc đáng tiếc, đối thoại với người dân mà cần phải huy động tới hàng trăm cảnh sát, trước đây dân bảo vệ lãnh đạo, mà bây giờ lãnh đạo phải dùng cảnh sát để bảo vệ.
 
Theo VnExpress đưa tin, lúc 8h45 ngày 7/3 buổi đối thoại bắt đầu, nhưng trước đó hàng nghìn ngư dân đã đến. Phát biểu tại buổi đối thoại, đa số ý kiến người dân đồng tình với chủ trương quy hoạch, cải tạo bờ biển để phát triển du lịch, nhưng đề nghị chính quyền để lại 500-1.500 m bờ biển để ngư dân làm nơi neo đậu tàu thuyền, tiếp tục ra khơi.
 
Ông Cao Văn Bình ở phường Trường Sơn nói “Cải tạo bờ biển cho khang trang, sạch đẹp là việc nên làm nhưng không cho người dân ra khơi là không được. Cha ông chúng tôi bao đời mưu sinh bằng nghề đi biển, nay mất kế sinh nhai, chúng tôi phải phản ứng.” Ông mong muốn người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa để lại một phần bờ biển để người dân tiếp tục ra khơi. Người dân cũng yêu cầu chính quyền công khai dự án quy hoạch đường Hồ Xuân Hương để người dân đóng góp phương án tốt nhất.
 
Trả lời với ngư dân, Bí thư Trịnh Văn Chiến lấy làm tiếc và nhận trách nhiệm về vụ việc người dân tập trung phản ứng trước các cơ quan công quyền những ngày qua gây mất an ninh trật tự. “Việc xảy ra mấy ngày qua là đáng tiếc. Dù dưới góc độ nào, chúng tôi cũng thấy có lỗi với bà con,” ông Chiến nói và cho hay việc người dân tụ tập đông người gây mất trật tự là vi phạm pháp luật và “làm xấu hình ảnh người Thanh Hóa.”
 
Ông Chiến nói dự án bị nhân dân phản ứng nên cần xem xét lại, nếu bà con không đồng ý chính sách của tỉnh thì cứ tiếp tục làm như lâu nay, vì tỉnh chưa ban hành một văn bản nào chỉ đạo phải di dời bến thuyền ngay khi bà con chưa đồng thuận.
 
Sự việc đáng tiếc xảy ra
 
Đã 10 ngày nay, rất đông ngư dân thị xã Sầm Sơn kéo về trụ sở UBND tỉnh và tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu chính quyền có phương án hỗ trợ phù hợp khi thu hồi đất ven biển và dành một phần đất dọc khu vực neo đậu tàu thuyền cũ phía Đông đường Hồ Xuân Hương để bà con tiếp tục ra khơi. Dự án cải tạo bờ biển Sầm Sơn kéo dài 3,5 km, chiếm cả cảng cá cũ, là nơi neo đậu tàu thuyền, kế hoạch sẽ di dời bến đậu cách đó hàng chục km, rất khó khăn cho ngư dân.
 
Dân đưa ý kiến đề nghị như trên nhưng chính quyền tỉnh Thanh Hóa và phía chủ đầu tư Tập đoàn FLC vẫn chưa có ý kiến thống nhất, nên những ngày qua, rất đông người dân tập trung trên các con phố ở trung tâm TP Thanh Hóa,  họ mang theo nhiều tấm bìa ghi những dòng chữ: “Trả lại biển cho người dân Sầm Sơn”, “Biển là của dân”, “phản đối giao biển cho FLC”…
 
Do các tuyến đường dẫn vào UBND tỉnh Thanh Hóa đã bị chặn lại nên người dân Sầm Sơn đã vây kín tượng đài Lê Lợi, Bưu điện tỉnh Thanh Hóa, thậm chí nhiều người còn đứng, nằm la liệt dưới lòng đường Trần Phú và đại lộ Lê Lợi khiến cho giao thông qua đây bị tắc nghẽn nghiêm trọng.
 
Sự việc càng trầm trọng khi chính quyền đã không trả lời thỏa đáng, còn điều xe cứu hỏa, cứu thương túc trực, đưa hàng trăm cảnh sát và dân quân tự vệ để bao vây khu vực, xe buýt từ thị xã Sầm Sơn về thành phố đều bị yêu cầu dừng hoạt động để cản trở đi lại của người dân, hệ thống loa chính quyền phát đi thông báo yêu cầu người dân giải tán, công an còn khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng, đã làm người dân bất bình thêm.
 
(Ảnh: nld.com.vn)
 
                                                                    (Ảnh: nld.com.vn)
 
Tập đoàn FLC không liên quan?
 
Dự án quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dài 3,5 km, được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tháng 10/2015, chính quyền đã bàn giao mặt bằng cho nhà thầu là Tập đoàn FLC. Trong khi thi công bảo vệ của FLC Thanh Hóa đã đuổi ngư dân không cho khai thác ven bờ, không cho neo đậu tàu thuyền suốt dọc bờ biển trên. Tuy nhiên, sau đó Tập đoàn FLC đã thông báo rằng mình không liên quan gì đến sự việc trên?
 
Theo ngư dân, dọc bãi biển Sầm Sơn là nơi mưu sinh bao đời của họ, khi FLC xây dựng công trình họ đã “độc chiếm” luôn bãi biển khiến người dân không được vào đánh bắt cá, cào ngao, mặc dù phần bãi biển này không thuộc quản lý của tập đoàn này.
 
Theo nld.vn, nhiều ngư dân phản ánh không phải ai cũng có tiền để đầu tư tàu lớn để đánh bắt xa bờ, nên hầu hết bà con phải kiếm sống bằng những chiếc thuyền nhỏ, đánh bắt gần bờ, khai thác ở trong lộng. Nhưng FLC đã thả phao ngăn cấm không cho ngư dân đánh bắt như trước, hễ ngư dân vào sát bờ là có người ra xua đuổi, tại sao FLC lại ngang nhiên cho mình cái quyền “triệt” đường sống của ngư dân, độc chiếm luôn cả khu vực cào ngao, đánh cá?
 
Bà Nguyễn Thị Do (thôn Cường Thịnh, xã Quảng Cư), bức xúc: “Từ khi FLC về Sầm Sơn đầu tư xây dựng, họ đã lấy hết đất sản xuất nông nghiệp của bà con. Chúng tôi phải dựa vào biển, bấu víu vào biển bằng nghề cào ngao, đánh cá nhưng họ hút cát làm dự án khiến ngao cũng không còn nữa. Trong khi đó, họ lại liên tục cho người xua đuổi ngư dân, không cho đánh bắt hay cào ngao gần khu vực của họ và họ cắm phao dọc theo chiều dài của khu FLC,  không cho tàu, thuyền của ngư dân đánh bắt cá gần bờ.”
 
Ông Lường Văn Quyền, Trưởng thôn Cường Thịnh, cho biết thôn có gần 1.000 nhân khẩu, có tới 60% người làm nghề đi biển. Ngoài thôn Cường Thịnh, còn các thôn như Minh Cát, Thành Thắng, Quang Vinh, … tất cả những người đi biển đều bất bình trước việc làm của FLC. “Tháng 5/2014, khi FLC được UBND tỉnh đồng ý cho đầu tư vào đây, tôi là trưởng thôn nên cũng được mời tham gia bàn giao đất và mốc giới cho tập đoàn. Theo đó, từ mép rừng phòng hộ trở ra ngoài biển 15 m là bãi biển tự nhiên, nhà nước không giao cho FLC quản lý. Như vậy, đó là phần diện tích biển để người dân khai thác con ngao, con cá. Thế nhưng, không hiểu vì sao đến nay họ lại cứ xua đuổi người dân? Bà con ở đây đã nhiều lần tiếp xúc cử tri, nhiều lần phản ánh lên UBND xã và UBND thị xã Sầm Sơn, nhưng không được giải quyết.” – ông Quyền nói.
 
Đừng để xảy ra sự việc đáng tiếc
 
Sự việc lần này đã nói lên rằng, việc đưa các dự án có liên quan ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân thì nên lấy ý kiến tham gia của nhân dân nơi đó, nếu được lòng dân thì việc khó cũng làm được, nếu không được lòng dân thì sẽ mất uy tín, sẽ không thành công.
 
Đây không phải lần đầu người dân tập trung khiếu kiện đông người, đã nhiều chuyện tương tự xảy ra, gây phản cảm đối với xã hội và trong mắt quốc tế khi mà chúng ta vừa bước vào hội nhập khu vực kinh tế ASEAN và đang tham gia hàng loạt các cam kết thương mại quốc tế.
 
Cũng có ý kiến cho rằng, vì sao sự việc đơn giản là bảo vệ FLC Thanh Hóa làm sai thì họ phải sửa, sao lại để họ đứng ngoài cuộc, công bố không liên quan, để chính quyền phải đi xử lý giúp doanh nghiệp? Tại sao Tập đoàn FLC nói vô can trong chuyện này? FLC chỉ biết lợi ích của mình mà quên đi lợi ích của hàng chục ngàn ngư dân ngay trên quê hương của họ là không công bằng.
 
Sáng 8/3, tại bờ biển Sầm Sơn, chứng kiến không khí trở nên nhộn nhịp với tiếng cười của ngư dân sau 10 ngày tạm dừng “đi đòi biển” khi những chuyến ra khơi đầu tiên sau nhiều ngày xảy ra chuyện “đáng tiếc” vừa qua.
 
Đây cũng là một bài học lớn để chính quyền và doanh nghiệp cần quan tâm đến người dân hơn nữa, nếu như ngay từ đầu cả chính quyền và doanh nghiệp cùng thiện chí đối thoại với người dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, thiện chí giải quyết với tấm lòng tốt vì dân thì mọi việc đã tốt đẹp hơn.
 
Thành Long
 
(Đại Kỷ Nguyên VN)
 
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...