Jump to content

Liệu Trump có tạo ra bất ngờ phút chót?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Donald Trump
Image copyrightGETTY IMAGES

Ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã thề sẽ tạo ra một cú lội ngược dòng giờ chót "gấp năm lần Brexit" trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới. Liệu điều đó có thể thành hiện thực?

Hàng triệu cử tri Anh đã tắt TV đi ngủ sớm vào Thứ Năm ngày 23 tháng Sáu, với tâm trạng tương đối tự tin rằng, bất kể tốt xấu ra sao, sẽ chẳng có gì thay đổi cả.

Khi tỉnh giấc, họ nhìn thấy Nigel Farage - lãnh đạo Đảng Độc lập Anh quốc (UKIP) - tuyên bố với những ủng hộ viên đang sung sướng ngây ngất rằng "Mặt trời lại mọc trên một Vương quốc Anh độc lập".

Nước Mỹ có khi nào sẽ gặp một sự bất ngờ tương tự lúc ban mai ngày mùng 9 tháng Mười một?

Các cuộc thăm dò nói không…

Nigel Farage và Donald TrumpImage copyrightAP Image captionLãnh đạo UKIP Nigel Farage xuất hiện cùng Trump trong chiến dịch tranh cử

Nhìn qua thì, khả năng đó không lớn.

Ông Donald Trump đã bị bà Hillary Clinton dẫn trước từ 3% đến 10% trong phần lớn các cuộc thăm dò dư luận trên phạm vi toàn quốc.

Đó là trước khi Cục Điều tra Liên bang (FBI) thông báo họ sẽ xem xét các tài liệu mới liên quang đến cuộc điều tra vào hệ thống email của bà Clinton. Cần thêm thời gian để có thể đánh giá tác động của bản tin này lên ý kiến của các cử tri.

Trump và những người ủng hộ chỉ ra rằng các cuộc thăm dò dư luận đã sai về kết quả Brexit, nhưng sự thật thì nó phức tạp hơn một chút.

Thực tế là, ngoại trừ một sự dịch chuyển sai nhưng khá đồng đều về phía Ở lại trong những ngày cuối, các cuộc thăm dò dư luận cho những kết quả rất khác nhau, khi thì phe Ra đi thắng, khi thì phe Ở lại thắng.

Điều thú vị là, các cuộc thăm dò qua internet trong những tuần cuối cùng trước bầu cử, ngoại trừ một vài trường hợp, đều dự đoán phe Ra đi sẽ thắng trong khi các cuộc thăm dò qua điện thoại thì hướng đến kết quả là Ở lại.

Nhưng giới chính trị và truyền thông chính thống đều cho rằng tính thận trọng cố hữu của các cử tri sẽ khiến họ lựa chọn giữ nguyên hiện trạng vào phút chót.

Các nhà cái - ý kiến của họ luôn được tin tưởng hơn ở Anh - cũng đồng ý.

Và ngay cả những cổ động viên nhiệt thành nhất của phe Ra đi cũng không đánh giá cao khả năng chiến thắng. Sau khi cuộc bỏ phiếu ngày 23 tháng Sáu kết thúc ít lâu, Farage đã trả lời một phóng viên truyền hình thế này: "Dường như là phe Ở lại sẽ thắng sít sao."

…Nhưng sự tin tưởng vào chúng thì đã giảm sút

Điện thoại di động có thể gây khó khăn cho việc thăm dò dư luậnImage copyrightAP Image captionĐiện thoại di động có thể gây khó khăn cho việc thăm dò dư luận

Kết quả của Brexit là một cái tát vào uy tín của các công ty chuyên thăm dò dư luận, những người cũng dự báo sai về kết quả bầu cử toàn quốc 2015 ở Anh và Israel và kết quả một số bang trong vòng sơ bộ của Đảng Dân chủ năm 2016.

Ở cả Anh và Mỹ, các công ty đang ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chọn ra các nhóm cử tri thật sự tiêu biểu để lấy ý kiến.

Từng có thời họ có thể dựa vào việc quay số ngẫu nhiên đến các máy điện thoại bàn nhưng sự bùng nổ điện thoại di động - và sự ngần ngại ngày càng cao của công chúng với việc tham gia khảo sát - đã làm cho việc đảm bảo chất lượng thăm dò ý kiến trở nên khó khăn và tốn kém.

Luật pháp Mỹ hạn chế việc sử dụng các máy quay số tự động, có nghĩa là những người phỏng vấn phải quay số bằng tay. Không hiếm trường hợp người ta phải quay đến 20.000 số điện thoại chỉ để đạt mốc 1.000 người cần thăm dò.

Các công ty viễn thông không dư dả về tài chính đang ngày càng dựa nhiều hơn vào việc thăm dò ý kiến qua Internet, rẻ hơn nhưng thường bị cho là kém chất lượng hơn, dù rằng có vẻ như chúng lại gần với sự thật hơn trong sự kiện Brexit.

Bầu cử Mỹ 2016: Hỏi nhanh đáp gọn

Bầu cử Hoa Kỳ đầy căng thẳng

IBD/TIPP, một công ty Mỹ có tiếng là đưa ra các kết quả chính xác nhất ngành và có trong mẫu khảo sát một tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động so với điện thoại bàn rất cao so với trung bình, đã dự đoán một kết quả sít sao hơn so với các công ty khác trước khi Clinton bứt lên.

Ravagan Mayr, chủ tịch công ty TechnoMetrica Market Intelligence điều hành cuộc thăm dò IBD/TIPP, đã phát biểu rằng kết quả của Brexit cho thấy sự khiếm khuyết của "mô hình 'cử tri biểu kiến' độc quyền" mà đa phần các công ty sử dụng để dự đoán xem cử tri nào sẽ đi bầu.

Ông cũng nhấn mạnh vấn đề truyền thống - cử tri không chịu tiết lộ ý kiến của mình trong các thuộc thăm dò - có thể đã ảnh hưởng đến hiện tượng Brexit: "Những người ủng hộ Trump có thể ngại thông báo lựa chọn của mình vì không muốn là đối tượng của các chỉ trích bởi giới tinh hoa trên truyền thông hoặc những người khác," ông nói.

Gallup, một trong những công ty đầu ngành, thì nhanh chóng bỏ cuộc, thông báo rằng họ sẽ không dự đoán người chiến thắng năm nay sau khi đã thất bại trong lần trước đó. Thay vào đó họ đang tập trung vào nghiên cứu ý kiến cử tri về các chính sách.

Những cử tri thờ ơ có đi bầu?

Phe Ra đi đã thành công trong việc khuyến khích các cử tri vốn không hay đi bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử trướcImage copyrightREUTERS Image captionPhe Ra đi đã thành công trong việc khuyến khích các cử tri vốn không hay đi bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử trước

Hãy dẹp đi tất cả những phỏng đoán quanh cách thức tiến hành thăm dò và những gì còn lại là một sự thật không thể chối cãi về kết quả Brexit.

Khoảng 2.8 triệu người - gần 6% khối cử tri - vốn không đi bầu trong hàng thập kỷ nay, hoặc chưa bao giờ đi bầu, đã đi bỏ phiếu vào ngày 23 tháng Sáu - và hầu như tất cả bọn họ bỏ phiếu Ra đi.

"Thế là quá đủ để đảm bảo chúng ta thua," thủ lĩnh phong trào Ở lại, Ngài Craig Oliver, viết trong một cuốn sách mới.

"Đáng ra chúng ta đã phải nỗ lực hơn để tìm hiểu những lo toan của họ và giải thích cho họ tại sao rời khỏi Liên minh Châu Âu sẽ mang lại kết quả tiêu cực cho họ."

Phong trào Ở lại đã tin lời các chuyên gia, theo ông Oliver, những người đã quả quyết rằng các cử tri thờ ơ sẽ tiếp tục bàng quan.

Nhưng các chuyên gia đã nhầm to.

Giám đốc FBI có thể 'sai luật'

Công nghiệp quần jean Mỹ bất mãn vì thương mại tự do

Nếu hiện tượng này lặp lại trong cuộc bầu cử Mỹ, có vẻ như Trump sẽ có nhiều cơ hội vào Nhà Trắng. Đặc biệt là nếu các cử tri theo Đảng Dân chủ không hăng hái bỏ phiếu với số lượng lớn như năm 2013 khi bầu Obama. Giống như chiến dịch tranh cử của bà Clinton, phong trào Ở lại tập trung vào việc cảnh báo mối đe dọa về kết quả khó lường của một sự thay đổi đột ngột.

Nhưng họ đã không lường trước được cơn giận dữ từ các cộng đồng dân lao động, những người dường như cảm thấy quan điểm của họ về tình trạng nhập cư và toàn cầu hóa đã bị làm ngơ quá lâu bởi những người họ coi là tầng lớp tinh hoa chính trị ích kỷ.

Bầu cử và trưng cầu dân ý không giống nhau

Referendum ballot paper

Một vài người ủng hộ Brexit - giống như những người ủng hộ Trump - tin rằng kết quả bỏ phiếu sẽ bị làm sai lệch bởi những thế lực cầm quyền. Một số thậm chí còn thúc giục, qua mạng xã hội, bạn bè mình mang bút mực đến phòng bỏ phiếu, đề phòng trường hợp lực lượng an ninh tìm cách xóa vết bút chì trên lá phiếu.

Trưng cầu dân ý, tuy thế, lại có bản chất rất khác với các cuộc bầu cử. Kết quả không phụ thuộc vào một số nhỏ "chiến trường" hay các cuộc đối đầu có kết quả sít sao. Tất cả các phiếu đều có giá trị như nhau.

Cuộc trưng cầu dân ý về Brexit cũng có tỷ lệ cử tri đi bầu cao hơn nhiều, ở mức 72%, so với số cử tri được trông chờ là sẽ đi bầu trong cuộc đua vào Nhà Trắng, dựa theo tỷ lệ ủng hộ thấp của cả hai ứng cử viên chính.

Đằng sau sự căm ghét Hillary Clinton

Nhưng dự đoán kết quả là một nghề đầy rủi ro trong cuộc bầu cử khác thường này.

"Chưa đến lúc ăn mừng"

Hillary ClintonImage copyrightGETTY IMAGES

Nate Silver, chủ trang blog FiveThirtyEight, nổi danh nhờ dự đoán đúng kết quả ở cả 50 bang trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, cho Trump một cơ hội thắng cao hơn nhiều so với các nhà chuyên môn khác.

Ông đưa ra ý kiến, trong một bài viết gần đây, rằng nhiều công ty thăm dò dư luận đã không đưa vào mô hình dự đoán của mình đủ các yếu tố khó lường, đặc biệt trong tình cảnh các ứng cử viên đảng thứ ba đang nhận được sự ủng hộ cao và còn rất nhiều cử tri chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Ông vẫn tin rằng Clinton "nhiều khả năng" sẽ trở thành Tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo, nhưng bổ sung "Nếu bạn là người ủng hộ Trump thì đừng bỏ cuộc, và cũng chưa tới lúc ăn mừng nếu bạn đang bầu cho Clinton."

Thường thì khi các chính trị gia đang tuyệt vọng phải chứng kiến bằng chứng về sự thiếu tín nhiệm cử tri dành cho họ, họ thường lẩm bẩm rằng con số duy nhất có giá trị là con số vào ngày bầu cử.

Năm nay điều đó có khi lại đúng.

Tính cách Donald Trump qua người viết tiểu sử của ông

Giới quyền lực Washington bất an nếu Trump thành tổng thống

 

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...