Jump to content

Trước mối đe dọa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, “Nhật Bản phải tự vệ”


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Thu HằngĐăng ngày 04-11-2016 Sửa đổi ngày 04-11-2016 16:51
media
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập trận trên đảo Eniyabanare, gần thị trấn Setouchi, phía nam đảo Amami Oshima. Ảnh chụp ngày 22/05/2014.014. REUTERS/Kyodo

Tương quan lực lượng ở Đông Á đang lay chuyển với những sự kiện diễn ra trong thời gian gần đây. Nhân chuyến công du Nhật Bản ba ngày, tổng thống Philippines đã tìm cách xoa dịu những quan ngại của Tokyo, trước ảnh hưởng ngày một tăng trong vùng của Trung Quốc.

 

Tổng thống Rodrigo Duterte khẳng định đã không nhắc đến vũ khí, không nói chuyện triển khai quân đội hay liên minh quân sự với Bắc Kinh. Lời tuyên bố trên được Tokyo đón nhận một cách thận trọng vì chỉ trước đó một tuần, tổng thống Philippines đã có lời “tỏ tình ngọt ngào” với Bắc Kinh  tuyên bố “chia tay” với Hoa Kỳ, đồng minh lịch sử của quốc gia Đông Nam Á này.

Trong khi đó, chỉ ba tháng trước, Manila đã giành được chiến thắng vẻ vang trước Bắc Kinh khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đưa ra phán quyết bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Riêng Bắc Kinh coi phán quyết của Tòa là “tờ giấy lộn”, còn ông Duterte, người thay thế tổng thống Benigno Aquino, dường như không có ý định tôn trọng phán quyết có lợi cho Philippines.

Trong bối cảnh Manila xích gần hơn về phía Bắc Kinh và chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe, theo khuynh hướng bảo thủ, muốn xem xét lại những điều khoản ôn hòa mà Nhật Bản cam kết từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, nhà nghiên cứu Hirofumi Tosaki, thuộc Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế Nhật Bản (JIIA), một trung tâm cố vấn thân chính phủ, đã trả lời nhật báo Libération (28/10/2016) về những thách thức an ninh mà Nhật Bản phải đối mặt. Buổi phỏng vấn được thực hiện tại Tokyo, trong khuôn khổ chuyến làm việc do bộ Ngoại Giao Nhật Bản tổ chức.

Hiện nay Nhật Bản sợ điều gì?

 
 
 

Hirofumi Tosaki : Trái ngược với các nước châu Âu, hiện nay, chúng tôi không phải đối mặt với các mối đe dọa trong nước, mà từ nước ngoài, như với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và xung đột tại Biển Đông.

Bắc Triều Tiên là mối đe dọa lớn nhất. Đúng là, nếu chế độ Bình Nhưỡng phóng tên lửa về phía Mỹ, chắc chắn họ sẽ bị trả đũa ngay lập tức. Nhưng đối với Nhật Bản, một đất nước không có tên lửa, cũng không có vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng có thể tấn công do tai nạn, do tính toán nhầm hay chỉ vì tuyệt vọng. Thế nhưng, chúng tôi lại phụ thuộc vào lực lượng Hoa Kỳ để phòng vệ. (Hiện có khoảng 50.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại Nhật Bản).

Vấn đề thật sự không phải là đối đầu với Trung Quốc sao?

Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa rõ ràng. Vì lý do đó, chúng tôi phát triển phòng thủ đạn đạo và cũng vì thế mà chúng tôi cải cách chính sách an ninh của đất nước. Nhưng đó cũng là một lý do để chuẩn bị tương lai với Trung Quốc, một thách thức còn lớn hơn nhiều.

Tại sao Nhật Bản lại tuần tra ở Biển Đông trong khi không phải là một nước nằm trong khu vực?

Lập trường của Nhật Bản là Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế và tôn trọng quyền tự do hàng hải.

Quần đảo Senkaku của Nhật Bản nhưng lại bị Bắc Kinh đòi chủ quyền ở biển Hoa Đông. Liệu đó có phải là một vấn đề lớn hay không?

Bản thân sự kiện đó đã là một vấn đề rồi. Tầu bè Trung Quốc thường xuyên vào vùng lãnh hải của chúng tôi. Chúng tôi tìm cách giải quyết xung đột một cách ôn hòa, đồng thời vẫn khẳng định quyết tâm của mình. Theo thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật, nếu Trung Quốc tấn công quân sự Nhật Bản, trên lý thuyết quân đội Mỹ sẽ phản công. Nhưng, chúng tôi không biết Hoa Kỳ sẽ can thiệp đến mức nào cho các đảo nhỏ như ở Senkaku. Vì thế, Nhật Bản phải tự phòng vệ.

Những đòi hỏi chủ quyền quần đảo Senkaku có mang mục đích kinh tế không?

Có rất nhiều lợi ích và liên quan đến cả truyền thống, kinh tế, chính sách trong nước... Bắc Kinh tự cho là đã mất rất nhiều đất đai trong lịch sử và tìm cách chiếm lại. Nền kinh tế Trung Quốc thì đang chững lại và điều này không tốt cho Nhật Bản, vì nó khiến chúng ta khó đoán trước được tương lai. Kịch bản xấu nhất, nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy thoái, nhà lãnh đạo nước này càng muốn thể hiện sức mạnh. Và chúng tôi là một mục tiêu rất tiện lợi.

Liệu Trung Quốc có lực lượng quân sự đủ mạnh để phá vỡ hiện trạng ở Biển Đông không?

Lực lượng quân sự Trung Quốc ngày càng được cải thiện. Người ta cho rằng Nhật Bản và Mỹ đang dần mất thế thượng phong. Các tầu sân bay của Mỹ trở nên dễ bị tấn công trước đội tầu ngầm Trung Quốc. Trong tương lai, có thể người ta sẽ không còn chắc là chúng tôi có đủ khả năng để thắng lực lượng Trung Quốc trong vùng. Vì vậy, chúng tôi cần phải cải thiện để cân đối với những tiến bộ của Trung Quốc. Hoa Kỳ tham chiến tại Trung Đông, Afghanistan và không thể chỉ tập trung vào mỗi châu Á. Washington cho rằng các nước phải có khả năng tự tổ chức và yêu cầu các đồng minh của Mỹ phát triển thực lực.

Mỹ có ủng hộ các biện pháp cải cách của thủ tướng Abe về khả năng quân sự của Nhật Bản không?

Năm 2015, cải cách an ninh của Nhật Bản đã không được lực lượng Mỹ tiến hành nhưng họ ủng hộ nỗ lực này. Hai nước có chung tầm nhìn về các mối đe dọa. Chúng tôi hiểu phải làm việc gì để nâng cao khả năng quốc phòng của Nhật Bản. Cả hai bên thảo luận với nhau rất nhiều và phối hợp với nhau. Chúng tôi có cùng chí hướng.

Người dân Nhật phản ứng ra sao về hướng phát triển này?

Nhật Bản là một đất nước yêu hòa bình, chúng tôi không muốn chiến tranh. Nhưng chúng tôi có quyền phòng thủ, trong khi người Nhật lại đặt an ninh trong khu vực lên hàng ưu tiên. Đa số người dân ủng hộ các cải cách về an ninh. Dĩ nhiên có một số cuộc biểu tình phản đối, nhưng không quan trọng lắm.

Nhật Bản không muốn bỏ liên minh với Mỹ, cũng như không muốn từ bỏ quy chế đất nước phòng thủ. Chính vì vậy, chúng tôi không có chiến đấu cơ có khả năng tấn công các nước láng giềng. Bộ Quốc Phòng cũng không muốn Nhật Bản trở thành quốc gia xâm lược. Mặc dù tôi nghĩ rằng Nhật Bản phải sửa đổi điều 9 (theo đó, "dân tộc Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh đúng theo chủ quyền của một quốc gia"), đó là một điều tốt nếu như hệ thống dân chủ vận hành tốt và việc thay đổi Hiến Pháp sẽ là một việc làm khó.

Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt liên minh Mỹ-Nhật nếu ông được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ và sẽ rút hết quân Mỹ về nước.

Nếu Donald Trump thắng cử, điều này sẽ còn tồi tệ hơn cả động đất đối với Nhật Bản. Chúng ta chỉ còn có thể hy vọng chính quyền của ông ấy kháng lại và khiến ông đổi ý. Nếu ông Trump có một đội ngũ nhân viên tốt, việc đó có thể làm được. Tất nhiên, trên lý thuyết, cả hai bên có thể chấm dứt thỏa thuận. Nhưng Nhật Bản đã phải chi rất nhiều để duy trì lực lượng Mỹ tại các căn cứ ở Yokosuka, Okinawa... khó chấp nhận được việc chấm dứt liên minh. Năm tới (2017), tân tổng thống Mỹ sẽ công bố chính sách an ninh mới của chính phủ, Tokyo sẽ nghiên cứu một cách tỉ mỉ.

(RFI)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...