Jump to content

Hẳn là chính quyền Trung Quốc đã sát hại 1.5 triệu người dân để cướp lấy nội tạng, báo cáo tiết lộ


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Matthew Robertson | Dịch giả: Trà Văn Kính
5 Tháng Mười Một , 2016
 
Một báo cáo phân tích hơn 700 trung tâm cấy ghép nội tạng được biết đến tên tuổi ở Trung Quốc. (Illustration by Jens Almroth/Epoch Times)

Một báo cáo phân tích hơn 700 trung tâm cấy ghép nội tạng được biết đến tên tuổi ở Trung Quốc. (Illustration by Jens Almroth/Epoch Times)

Các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép ở Trung Quốc luôn được vây quanh bởi đầy ắp nội tạng của con người. Một số thì phàn nàn về lịch phẫu thuật kín mít 24 giờ/ ngày, cứ thế liên tiếp nhau từ ca này sang ca khác. Số khác thì đảm bảo rằng họ đã dự trữ sẵn nguồn cơ quan nội tạng còn tươi – đề phòng có trường hợp cần ghép khẩn cấp. Ngoài ra, một số bệnh viện còn mạnh miệng tuyên bố rằng họ có thể nhận được nguồn cung cấp nội tạng chỉ trong vài giờ. Trong khi những bệnh viện khác thì xác nhận rằng họ đang có từ 2, 3, hoặc 4 nội tạng trở lên nhằm thay thế trong trường hợp nội tạng đầu tiên không phù hợp.

Tất cả điều này đã và đang diễn ra tại Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua, dù không hề có hệ thống hiến tạng tự nguyện và số lượng từ tù thì chỉ có khoảng mấy ngàn người – nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc đã khẳng định rằng đây chính là nguồn cung cấp nội tạng chủ yếu.

Thông qua các cuộc điện thoại, các bác sĩ Trung Quốc đã từng nói rằng nguồn gốc thực sự của các cơ quan nội tạng này thuộc về bí mật của quốc gia. Trong khi đó, các học viên Pháp Luân Công đã và vẫn đang biến mất với số lượng lớn, và rất nhiều người đã báo cáo rằng họ bị cưỡng ép xét nghiệm máu trong khi bị giam giữ.

Gần đây, một nhóm nhỏ các nhà điều tra đã công bố một báo cáo rất đặc biệt vào ngày 22 tháng 6. Các số liệu chi tiết của nó khiến người ta vô cùng sửng sốt khi biết được rằng, từ những năm 2000, đã có hàng trăm bệnh viện Trung Quốc và các cơ sở cấy ghép nội tạng đã âm thầm hoạt động ngay tại đất nước Trung Quốc.

Quảng cáo

Nói chung, các cơ sở cấy ghép này đã thực hiện từ 1,5 đến 2,5 triệu ca cấy ghép trong vòng 16 năm qua, báo cáo cho biết.

“Kết luận cuối cùng của bản cập nhật này, cùng với kết quả nghiên cứu thực tế trước đây của chúng tôi, đã xác nhận rằng, chính quyền Trung Quốc đã tham gia trực tiếp vào việc thảm sát hàng loạt người dân vô tội”, ông David Matas đã nói như vậy trong bài phát biểu mở màn tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia vào ngày 22 tháng 6.

Cuộc nghiên cứu được công bố trong cuốn “Thu hoạch đẫm máu/ Cuộc thảm sát: Thông tin mới nhất” đã được xây dựng dựa trên kết quả trước đó của các tác giả về chủ đề này. Cuốn sách này được công bố ngay sau khi Hạ viện Mỹ thông qua một dự luật lên án nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, và cuộc nghiên cứu này đã đặt ra một câu hỏi rất nhức nhối: Phải chăng tội ác diệt chủng về mặt y tế với quy mô lớn đang diễn ra tại Trung Quốc?

Từ trái qua: ông David Kilgour, ông David Matas và ông Ethan Gutmann - các tác giả của báo cáo. Simon Gross/Epoch Times)

Từ trái qua: ông David Kilgour, ông David Matas và ông Ethan Gutmann – các tác giả của báo cáo. Simon Gross/Epoch Times)

Lợi nhuận khổng lồ

Bệnh viện Đa khoa của Quân đội Giải phóng Nhân dân [Trung Quốc] có nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho các cán bộ chủ chốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và quân đội, là một trong những bệnh viện tiên tiến nhất và được trang bị tốt nhất ở Trung Quốc. Đầu những năm 2000, nó đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ những ca phẫu thuật ghép tạng.

Trang web của bệnh viện cho biết: “Trong những năm gần đây, trung tâm cấy ghép là đơn vị chăm sóc y tế đã và đang mang lại nguồn thu chính cho bệnh viện, với tổng thu nhập từ 30 triệu nhân dân tệ trong năm 2006 lên đến 230 triệu nhân dân tệ năm 2010, tăng gần 8 lần trong vòng 5 năm”. Từ 4,5 triệu USD lên đến 34 triệu USD.

Bệnh viện Đa khoa của Quân đội Giải phóng Nhân dân không phải là tổ chức y tế duy nhất trục lợi từ cơ hội kinh doanh béo bở này. Bệnh viện Thái Bình (Daping Hospital) ở Trùng Khánh, cùng với Học viện Quân y số 3 cũng đã tham gia vào các hoạt động cấy ghép để thúc đẩy doanh thu từ 36 triệu nhân dân tệ vào cuối những năm 1990 – đây là thời điểm bắt đầu thực hiện phẫu thuật cấy ghép – lên đến gần 1 tỷ nhân dân tệ vào năm 2009, tăng trưởng khoảng 25 lần.

Thậm chí, vào năm 2005, Hoàng Khiết Phu – phát ngôn viên của chính quyền Trung Quốc về lĩnh vực cấy ghép nội tạng – đã nói với Tài Kinh – một tạp chí kinh doanh uy tín – rằng: “hoạt động cấy ghép nội tạng đang ngày càng trở thành một công cụ sinh lời cho các bệnh viện”.

Làm thế nào mà những thành tựu đáng kể như vậy lại có thể diễn ra trên khắp Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn, khi mà quốc gia này không hề có hệ thống hiến tạng tự nguyện, và khi mà số lượng tử tù đã suy giảm, và nơi đây thời gian chờ đợi ghép tạng cho bệnh nhân đôi khi có thể được tính bằng tuần, ngày, hoặc thậm chí được tính bằng giờ, là những nội dung chính của bài báo cáo mới này.

Các phần nội dung trong bản báo cáo được viết lại từ những lời khai của các nhân chứng cũng như từ các tài liệu y tế của Trung Quốc, xác nhận rằng một số người có thể vẫn chưa chết khi nội tạng của họ đang bị lấy ra.

Bác sỹ Li Huige, Giáo sư của một trung tâm y tế tại trường Đại học Johannes Gutenberg ở Mainz, Đức, đồng thời là một thành viên của ban cố vấn Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp nội tạng đã cho biết sau khi xem bản nghiên cứu: “Thực sự vô cùng khó khăn để hoàn thành được cuộc nghiên cứu này”.

Bản báo cáo cũng liệt kê các thông tin về hồ sơ pháp y của tất cả các trung tâm ghép tạng được biết đến tên tuổi ở Trung Quốc – khoảng 700 trung tâm – cũng như số lượng giường bệnh và tỷ lệ sử dụng, đội ngũ phẫu thuật, các chương trình đào tạo, cơ sở hạ tầng mới, thời gian chờ đợi để được nhận ghép tạng, số ca cấy ghép [thành công] được quảng bá, việc sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch và thuốc illore để ngăn chặn thải ghép tạng…Sau đó, với dữ liệu đang có trong tay, các tác giả này đã quy ra được tổng số ca cấy ghép đã được thực hiện. Theo họ, con số này phải lên đến hàng triệu.

Tuy nhiên, kết luận này chỉ là một nửa của câu chuyện.

“Đó là một hệ thống ghép tạng khổng lồ. Mỗi bệnh viện đều có rất nhiều bác sĩ, y tá và bác sĩ phẫu thuật. Điều đó tự nó không phải là một vấn đề, vì Trung Quốc là một đất nước rộng lớn”, bác sỹ Li cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Nhưng vấn đề là nguồn gốc của tất cả số lượng nội tạng này được đến từ đâu?”.

Những cơ quan nội tạng bị giam giữ

Nội tạng dùng để cấy ghép không thể đơn giản là chỉ được lấy ra từ những xác người đã chết, và rồi đem cất giữ cho đến khi nào cần sử dụng. Chúng cần phải được lấy ra trước hoặc không lâu sau khi người hiến tạng chết, rồi nhanh chóng cấy ghép vào một thân thể mới. Tại hầu hết các quốc gia, thời gian chờ đợi cùng với những hoạt động hậu cần xung quanh quá trình này khiến việc tìm nội tạng phù hợp trở thành một vấn đề hết sức phức tạp, cùng với đó là những danh sách chờ đợi và đội ngũ chuyên viên luôn khuyến khích người nhà của các nạn nhân bị tai nạn nên hiến nội tạng của mình.

Nhưng ở Trung Quốc, tình huống dường như là : người hiến tạng bị giam nơi đó, ngồi chầu chực để chờ đợi có người đến nhận tạng.

Bệnh viện Trường Chinh (Changzheng Hospital) ở Thượng Hải, là một trung tâm y tế rất lớn của Quân đội Giải phóng Nhân dân, báo cáo rằng tính đến tháng 4 năm 2006, họ đã thực hiện tổng cộng 120 “ca cấy ghép gan khẩn cấp”.

Khoảng thời gian cho tình huống một bệnh nhân đang rơi vào tình trạng bị đe dọa đến tính mạng, được đưa đến bệnh viện hoặc trung tâm cấy ghép tạng, và một nội tạng phù hợp đã được tìm thấy là tính bằng vài giờ hoặc vài ngày. Đây là điều hiếm khi xảy ra ở các nước khác.

Nhưng bệnh viện Trường Chinh đã đăng một bài viết trên tờ Phẫu thuật Lâm sàng – một tạp chí y khoa của Trung Quốc, về thành công của mình đối với các ca cấy ghép khẩn cấp: “Thời gian ngắn nhất để một bệnh nhân được cấy ghép sau khi nhập viện là 4 tiếng đồng hồ”, bài viết cho biết.

Chỉ trong vòng một tuần, từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 2005, bệnh viện này đã thực hiện 16 ca ghép gan và 15 ca ghép thận.

Các bác sỹ Trung Quốc tay cầm nội tạng còn tươi dùng cho cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, chụp ngày 16 tháng 8 năm 2012. (Screenshot/Sohu.com)

Các bác sỹ Trung Quốc tay cầm nội tạng còn tươi dùng cho cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, chụp ngày 16 tháng 8 năm 2012. (Screenshot/Sohu.com)

Bệnh viện First Affiliated thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang đã công bố một kết quả nghiên cứu cũng với một kiểu tương tự, ghi lại rằng khoảng thời gian từ đầu năm 2000 đến cuối năm 2004, đã có 46 bệnh nhân “được cấy ghép gan khẩn cấp” – nghĩa là tất cả những người nhận tạng đều tìm được người hiến tạng thích hợp chỉ trong vòng 72 tiếng.

Thậm chí, những slide thuyết trình của một quan chức thuộc Trung tâm Đăng ký Ghép Gan Trung Quốc trình bày về báo cáo thường niên 2006 cũng đã so sánh số lượng các ca phẫu thuật cấy ghép “chọn thời điểm” với các ca cấy ghép khẩn cấp. Tổng cộng có 3.181 ca cấy ghép thông thường xảy ra trong năm đó, và có 1.150 ca cấy ghép khác, nghĩa là hơn ¼ số ca cấy ghép được thực hiện trong các điều kiện tìm được nguồn tạng tương thích một cách khẩn cấp.

Nếu giải thích dựa theo những tuyên bố chính thức [từ nhà cầm quyền] thì những hiện tượng trên cực kỳ khó xảy ra, nếu không nói là không thể nào làm được. Và chúng đã cho thấy bằng chứng hiển nhiên rằng, một số lượng rất lớn những người hiến tạng đang bị giam giữ, chờ đợi đến lượt mình bị thu hoạch nội tạng.

Wendy Rogers, công dân Úc, chuyên nghiên cứu lãnh vực bioethicist tại Đại học Macquarie cho biết: “Điều này khiến tôi bị chấn động”. Wendy có một người bạn thân bị hỏng chức năng gan do viêm gan và cần phải tiến hành một ca cấy ghép trong vòng 3 ngày nếu cô ta muốn sống. Tiến sĩ Rogers nói: “Cô ấy đã cực kỳ may mắn khi tìm được một lá gan trong khoảng thời gian đó”.

“Nhưng làm sao có thể thực hiện được 46 ca cấy ghép liên tục tại một nơi? Thật khó để nghĩ ra được một sự giải thích nào được cho là hợp lý, ngoài việc phải giết người theo nhu cầu”.

Các phần nội dung trong bản báo cáo được viết lại từ những lời khai của các nhân chứng cũng như từ các tài liệu y tế của Trung Quốc, xác nhận rằng một số người có thể vẫn chưa chết khi nội tạng của họ đang bị lấy ra. Điều này bao gồm lời khai của một cựu sĩ quan cảnh sát vũ trang, ông này cho hay rằng mình đã chứng kiến một ca phẫu thuật thu hoạch nội tạng khi người bị phẫu thuật còn đang sống và không có gây mê, cùng với những lời làm chứng của một cựu nhân viên y tế ở Tế Nam.

Nhà cầm quyền nhắm mục tiêu thanh trừng

Dựa vào các bằng chứng trước đó cùng với những phát hiện mới đây, các tác giả của bản báo cáo mới đã xác nhận rằng một số lượng rất lớn người dân sống ở Trung Quốc bị nhắm làm mục tiêu [thu hoạch nội tạng] chính là các tù nhân lương tâm, mà chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện truyền thống thuộc trường phái Phật gia, đã trở nên cực kỳ nổi tiếng ở Trung Quốc vào những năm 1990. Môn khí công này bao gồm 5 bài tập thiền định và tuân thủ theo những bài giảng dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Chính quyền Trung Quốc từng ủng hộ một cách không công khai đối với Pháp Luân Công, và một cuộc khảo sát chính thức đã chỉ ra rằng đã có hơn 70 triệu học viên vào năm 1999 – nhiều hơn số lượng đảng viên ĐCSTQ.

Cảnh sát mặc thường phục hành hung học viên Pháp Luân Công ngay trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1999 . (Compassion Magazine)

Cảnh sát mặc thường phục hành hung học viên Pháp Luân Công ngay trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1999 . (Compassion Magazine)

Vào tháng 7 năm 1999, lãnh đạo chính quyền lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân, đã tung ra một chiến dịch có qui mô cấp toàn quốc để diệt trừ môn tu luyện này. Lúc ban đầu đã gặp phải sự phản đối từ những quan chức cấp cao, nhưng sau đó Giang đã nhanh chóng chuyển việc huy động chống phá Pháp Luân Công thành một phương tiện để củng cố quyền lực của mình trong Đảng, vừa dúng nó để đề bạt những người trung thành với mình vừa thanh trừng những ai dám kháng cự.

Việc mổ cướp nội tạng được sử dụng như là một phương pháp để diệt trừ những người luyện tập Pháp Luân Công dường như đã bắt đầu được xúc tiến trong năm tiếp theo.

Bằng chứng cho thấy rằng cuộc đàn áp đã và đang diễn ra suốt trong một thập kỷ trở lại đây. Nhưng đây là lần đầu tiên mà con số tử vong được ước tính là rất kinh khủng, khối lượng của các bằng chứng là rất choáng ngợp. Và rõ ràng là chính quyền Trung Quốc đã đóng vai trò trung tâm để chỉ đạo việc mổ cướp nội tạng này.

David Kilgour, David Matas, và Ethan Gutmann là 3 tác giả của bản báo cáo này, trước đó họ đã công bố những bài viết có liên quan đến chủ đề này, nhưng đây là lần đầu tiên mà họ cùng nhau chung sức. Ngay cả họ cũng bị bất ngờ bởi kết quả của cuộc nghiên cứu.

“Khi bạn còn là một đứa trẻ, có bao giờ bạn nhặt một tảng đá lớn lên xem và nhìn thấy được tất cả những sinh vật bám đầy dưới tảng đá – kiến và côn trùng? Trải nghiệm của việc làm bản báo cáo này thì giống như thế”, nhà báo Gutmann có một cuốn sách về đề tài này với tựa đề “Cuộc thảm sát” (The Slaughter) xuất bản trong năm 2014, đã nói như vậy.

David Kilgour là một cựu nghị sĩ Canada, và David Matas là một luật sư nhân quyền nổi tiếng. Cả 2 người cùng xuất bản một cuốn sách về đề tài này với tựa đề “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest) xuất bản trong năm 2009, ngay sau khi một bản báo cáo cùng tên rất quan trọng đã được công bố vào tháng 7 năm 2006.

Trong vài năm qua, phần lớn những nhà nghiên cứu về nạn lạm dụng cấy ghép tạng ở Trung Quốc đã có suy nghĩ rằng, quy mô của việc thu hoạch nội tạng đã được thu hẹp một cách đáng kể, hoặc ít nhất là các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác không còn là mục tiêu bị nhắm đến.

Các tác giả [của báo cáo] phát hiện ra rằng mọi chuyện không phải như vậy. “Họ đã tạo ra một gã khổng lồ không thể kiểm soát”, Gutmann nói. “Chúng ta đang nhìn thấy ở đây một cỗ máy đồ sộ đang vận hành, mà họ dường như không thể dừng lại được nữa. Tôi không tin rằng đằng sau việc này chỉ là vì lợi nhuận. Tôi tin rằng đằng sau nó chính là ý thức hệ, giết người hàng loạt, và việc che giấu một tội ác kinh hoàng. Và cách duy nhất để che đậy tội ác đó chính là phải tiếp tục giết hại những người biết về nó”.

Phần xương sống của báo cáo, cũng là phần duy nhất và lớn nhất, chính là một bản liệt kê rất đầy đủ về mỗi bệnh viện ở Trung Quốc đã từng thực hiện bao nhiêu ca phẫu thuật ghép tạng. Trong số 712 bệnh viện được xác định, thì có 164 bệnh viện đã được nghiên cứu một cách rất chi tiết và riêng biệt.

Những trung tâm thu hoạch nội tạng

Điển hình là Bệnh viện Đa khoa Nam Kinh, trực thuộc Quân khu Nam Kinh đã được bản báo cáo dành riêng 2 trang. Thông qua đó, cho thấy đường công danh sự nghiệp của Li Leishi đã thành công rất rực rỡ. Li Leishi là người sáng lập trung tâm nghiên cứu thận tại bệnh viện này. Và bản báo cáo này cũng cho thấy rằng, còn có một văn bản của ĐCSTQ yêu cầu các đơn vị khác phải học theo “mô hình” mà Li đã thiết lập. Li được khen thưởng vì đã xây dựng được một trong những trung tâm cấy ghép thận phát triển nhanh nhất cả nước.

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2008, lúc đó Li đã 82 tuổi cho biết rằng, trong quá khứ bản thân mình đã từng thực hiện 120 ca ghép thận mỗi năm, nhưng bây giờ thì chỉ còn 70 ca. Báo cáo còn cho biết một bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật khác đã thực hiện “hàng trăm ca ghép thận mỗi năm” kể từ năm 2001. Với 11 bác sĩ đứng mổ và 6 phụ tá tham gia ghép thận, tổng số lượng các ca cấy ghép tại bệnh viện này có thể đã đạt khoảng 1.000 ca mỗi năm, báo cáo cho biết.

Rất kinh ngạc khi số lượng ca phẫu thuật cấy ghép như thế này xuất hiện đầy rẫy trong bản báo cáo này.

Tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Châu, cũng trực thuộc Quân khu Nam Kinh, tính đến năm 2014, bác sĩ Tan Jianming đã đích thân chỉ đạo thực hiện 4.200 ca ghép thận, dựa theo tiểu sử của vị bác sỹ này được đăng trên một trang web thuộc Hiệp hội Bác sĩ Y khoa Trung Quốc.

Bệnh viện Xinqiao liên kết với Trường Đại học Quân y số 3, ở phía tây nam Trùng Khánh, cho biết rằng vào năm 2002 họ đã thực hiện 2.590 ca ghép thận, trong đó có trường hợp là chỉ trong một ngày duy nhất nhưng họ đã tiến hành 24 ca cấy ghép.

Vào năm 2013, Zhu Jie – Giám đốc Viện Ghép tạng thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết: “Có một năm bệnh viện chúng tôi đã thực hiện 4.000 ca ghép gan và thận”.

Dàn dựng lại cảnh tượng kinh hoàng của việc thu hoạch nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công. Tổ chức tại Ottawa, Canada vào năm 2008 (Epoch Times)

Dàn dựng lại cảnh tượng kinh hoàng của việc thu hoạch nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công. Tổ chức tại Ottawa, Canada vào năm 2008 (Epoch Times)

Vào tháng 6 năm 2004, một báo cáo đã được công bố trên “Tạp chí Y Khoa thuộc Lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc”, kèm theo đó là bảng tin nội bộ từ 2 bệnh viện Hữu Nghị Bắc Kinh và Nam Phương Quảng Châu cho thấy họ đã thực hiện hơn 2.000 ca ghép thận tính đến cuối năm 2000. Vào cuối năm đó, 3 bệnh viện khác cũng đã ghi nhận là họ đã thực hiện 1.000 ca. Hầu hết đều được diễn ra trong khoảng thời gian một năm hoặc hơn một chút, vì thực tế rằng tới cuối thập niên 1990, phẫu thuật ghép tạng ở Trung Quốc chỉ là một nhánh nhỏ thuộc y khoa thẩm mỹ.

Từ bệnh viện này tới bệnh viện khác, từ trang báo cáo này tới những trang báo cáo khác, những con số như thế này đã lần lượt hiển thị ra. Chúng được dẫn nguồn từ các thông tin chính thức ở Trung Quốc, bao gồm các bài phát biểu, bản tin nội bộ, trang web bệnh viện, tạp chí y khoa, báo cáo y khoa và từ nhiều nguồn khác nữa.

Không cần che giấu, tất cả các bệnh viện này đều nói về những con số ghép tạng đầy ấn tượng xuất hiện bắt đầu từ năm 2000. Sự phát triển những cơ sở hạ tầng với quy mô rất lớn, và các chương trình đào tạo bác sĩ phẫu thuật cùng với số lượng ca cấy ghép cũng chỉ bắt đầu vào thời điểm đó – không lâu sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu diễn ra.

Cỗ máy giết người của nhà nước

Liên quan đến nguồn cung cấp nội tạng, giọng điệu chính thức của chính quyền Trung Quốc đã thay đổi theo từng thời gian. Năm 2001, lần đầu tiên, một người tị nạn từ Trung Quốc đã khẳng định chính quyền đang dùng tử tù làm nguồn cung ứng nội tạng. Tuy nhiên, các phát ngôn viên chính thức của Trung Quốc đã phủ nhận điều đó, và tuyên bố rằng Trung Quốc chủ yếu dựa vào nguồn hiến tạng tự nguyện.

Vào năm 2005, các quan chức bắt đầu thừa nhận rằng nội tạng của tử tù cũng được sử dụng để thay thế. Và sau khi những cáo buộc mổ cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công được công khai, thì đến năm 2006, các quan chức Trung Quốc lại tuyên bố rằng nguồn cung cấp chủ yếu là từ các tử tù đã đồng ý hiến tạng.

Nhưng một kết luận đáng sợ đang dần dần xuất hiện thông qua việc nghiên cứu này – gồm 817 trang và gần 2.000 chú thích – nhằm nhấn mạnh rằng toàn bộ ngành công nghiệp cấy ghép này đã được dựng lên có chủ ý, hầu như ngay lập tức – khi nguồn cung ứng nội tạng mới và dồi dào này bắt đầu trở nên sẵn có để dùng.

Điều này cho thấy có sự tham gia sâu rộng của nhà nước trong ngành công nghiệp cấy ghép tạng, ở cấp địa phương lẫn trung ương. Bắt đầu từ những năm 1990, hệ thống chăm sóc y tế của Trung Quốc đã phần lớn được tư nhân hoá, thông qua đó, nhà nước chỉ hỗ trợ các chi phí về cơ sở hạ tầng, riêng các bệnh viện thì phải tự xoay xở chi phí.

Trung tâm ghép gan tại bệnh viện Renji đã có bước nhảy vọt về số giường dành cho phẫu thuật cấy ghép: từ 13 giường cuối năm 2004, 2 tuần sau đó lên đến 23 giường, năm 2007 lên 90 và năm 2014 lên đến 110 giường.

Năm 2006, Bệnh viện Trung ương Số một Thiên Tân đã xây thêm một toà nhà 17 tầng, với 500 giường bệnh chỉ để cấy ghép tạng. Còn có nhiều trường hợp như vậy nữa được liệt kê trong báo cáo, kèm theo đó là các bức ảnh hoành tráng của toà nhà.

Cấy ghép tạng nhanh chóng trở thành một ngành kinh doanh béo bở. Chính quyền các cấp thì đảm bảo cho việc nghiên cứu và phát triển, xây mới các cơ sở cấy ghép đồ sộ, và tài trợ cho các chương trình đào tạo bác sĩ, bao gồm cả việc cho hàng trăm bác sĩ phẫu thuật ra nước ngoài tham dự các khóa đào tạo cấy ghép.

Bênh viện Số một Thiên Tân (Hospital files)

Bênh viện Số một Thiên Tân (Hospital files)

Toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất ra thuốc chống đào thải ở Trung Quốc được triển khai một cách rầm rộ, trong khi các bệnh viện Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các giải pháp bảo quản của riêng họ, đó là các loại hoá chất giúp giữ nội tạng trong quá trình chuyển đổi giữa người hiến và nhận tạng.

Một trung tâm ghép tạng thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc ở Thẩm Dương đã viết trên trang web của mình: “Mỗi năm, để có thể hoàn thành số lượng các ca phẫu thuật ghép tạng lớn đến như vậy, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến chính phủ vì sự hỗ trợ kịp thời của họ. Đặc biệt là Tòa Án Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, lực lượng cảnh sát, tòa án, Bộ Y tế, và Bộ Nội vụ đã công bố những điều luật cho phép việc thu lấy nội tạng, mà những điều luật này vốn đã nhận được sự ủng hộ và bảo vệ từ phía chính quyền. Đây là điều có một không hai trên thế giới”.

Các tác giả của báo cáo đã từ chối cho biết tổng số lượng người chết. Cho tới năm 2013, mặc dù việc cấy ghép những cơ quan nội tạng từ một nạn nhân thì rất khả thi, , nhưng lúc bấy giờ, Trung Quốc chỉ có một hệ thống đăng ký nội tạng tương tác mang tính đơn nhất và cục bộ. Các bác sỹ phẫu thuật Trung Quốc cũng từng phàn nàn về ngành ghép tạng đang gây ra sự lãng phí rất lớn, vì thông thường chỉ lấy được một cơ quan nội tạng từ một người hiến tạng. Do đó, nếu mỗi năm Trung Quốc thực hiện được khoảng 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng, thì tổng số người chết để thu được số nội tạng cần có ở Trung Quốc phải lên đến 1.5 triệu người.

Các tác giả công bố kết quả nghiên cứu của mình ngay tại thời điểm mà các luồng ý kiến về vấn đề thu hoạch nội tạng dường như đang sẵn sàng tạo ra một cuộc biến chuyển: các nhà báo thì sẵn sàng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này; những bộ phim tài liệu về chủ đề ghép tạng được sản xuất và giành giải thưởng. Số lượng các bác sĩ ghép tạng và những nhà hoạt động tìm hiểu về hệ thống ghép tạng ở Trung Quốc, cũng như số lượng những người cảm thấy kinh hoàng khi phát hiện về hệ thống này thì ngày càng gia tăng nhiều hơn nữa.

Ở đó, lực hấp dẫn của những gì đã diễn ra ở Trung Quốc trong một thập kỷ và một nửa duy nhất bây giờ là bắt đầu từ năm chìm trong (Tiết lộ:. Tác giả của bài viết này đã được phỏng vấn cho bộ phim tài liệu).

Một bộ phim tài liệu liên quan đến vấn đề này đã được sản xuất vào năm 2015 có tựa đề “Một sự thật khó tin” (Hart to Believe), hiện đang được chiếu trên các kênh của đài truyền hình PBS, Mỹ. Bộ phim này đã cho thấy rằng, vấn đề thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc được giới nhà báo và chuyên gia y tế đón nhận như thế nào. Những tội ác khủng khiếp đã diễn ra ở Trung Quốc trong một thập kỷ rưỡi giờ đây mới bắt đầu được vén màn. (Ghi chú: Người viết bài này cũng đã được phỏng vấn trong bộ phim tài liệu nói trên).

Wendy Rogers, học giả người Úc, đã có những trải nghiệm của riêng mình khi nhận thấy rằng có rất nhiều người không thể nào tin được những gì đang xảy ra tại Trung Quốc.

“Tôi đã phải giải thích cặn kẽ cho một cô bạn người Đức – là nhà nghiên cứu đạo đức sinh học (bioethicist). Người này có những công việc liên quan đến rất nhiều chủ đề hóc búa trên thế giới”. Wendy Rogers nói: “Cô ấy hoàn toàn không thể tin tôi, và hỏi lại:’ Tại sao tôi chẳng bao giờ biết gì về chuyện này?’ ”

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...